Làng
kháng chiến” Vực Quành kêu cứu
|
||||
|
||||
(Cadn.com.vn)
- Dù có sự đồng thuận của UBND tỉnh
Quảng Bình thế nhưng hơn 6 năm trôi qua mà Khu du lịch sinh thái - văn hóa
Vực Quành vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) và
không hề nhận được chính sách ưu đãi nào. Từ đó phát sinh nhiều hệ lụy khó
lường và khu tái hiện làng kháng chiến này cũng như “ông già kỳ lạ”- chủ nhân
của Khu di tích - đang héo mòn theo
thời gian.
Tái
hiện khu làng kháng chiến
Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc vĩ đại
của quân và dân ta đã đi qua 35 năm. Trên cả nước nói chung và tỉnh Quảng
Bình nói riêng, có biết bao di tích lịch sử quan trọng cần được lưu giữ và
bảo vệ. Có người vốn không sinh ra trên mảnh đất Quảng Bình, nhưng mang trong
mình mối duyên nợ với Quảng Bình đã đến mảnh đất nắng gió này để thực hiện
ước muốn ấy.
Từ năm 2003 (gần 30 năm sau ngày đất nước
thống nhất), ông Nguyễn Xuân Liên (người Hà Nội gốc) gác lại chuyện gia đình
và cuộc sống sung túc, an nhàn ở thủ đô để khăn gói vào Quảng Bình chọn vùng
đất thuộc xã Nghĩa Ninh-TP Đồng Hới dựng làng kháng chiến nhằm tái hiện lại
thời kỳ chiến tranh giải phóng đất nước. Ý tưởng tốt đẹp ấy của ông ban đầu
gặp không ít khó khăn, nhưng không hề làm ông nản chí.
Gặp người tri kỷ, ông thổ lộ: “Cả đời mình mắc
nợ với mảnh đất này”. Nói thế là bởi trong thời kỳ chiến tranh ông được điều
động vào mảnh đất tuyến lửa Quảng Bình làm công tác y tế, chăm sóc sức khỏe
cho cán bộ chiến sĩ và nhân dân. Trong những năm tháng đầy gian khổ ấy, người
dân Quảng Bình đã yêu mến, che chở và đùm bọc ông và biết bao đồng đội của
ông. Vì vậy ý tưởng tái tạo làng kháng chiến tại mảnh đất đã một thời gắn bó
máu xương nhằm lưu giữ những hiện vật thời chiến tranh để các thế hệ con cháu
vẫn thấy được một thời hào hùng của cha ông đã thôi thúc ông thực hiện.
Cùng với đôi vợ chồng trẻ tốt bụng, ông Liên
đã bôn ba khắp nơi để sưu tầm hiện vật, tìm mua những trang vật dụng gắn liền
với đời sống sinh hoạt sản xuất của người dân như khung nhà rường, chiếc cày
bừa, máy xay lúa, cái nôi mây, bao bố (loại bao tải to dùng đựng lúa gạo)...;
những vật dụng, vũ khí dùng để chống lại quân giặc như thùng đựng đạn, thùng
phuy xăng dầu và cả những thiết bị, vũ khí của giặc như cây nhiệt đới, bom
tạ...
Lặn lội, cần mẫn sưu tầm, cần mẫn từng nhát
cuốc phát hoang, dựng nhà,... như con ong chăm chỉ không quản ngại khó khăn,
mưa nắng dần dà ngôi làng kháng chiến của ông Liên cũng đã thành hình. Thấy
được thành quả bước đầu, ông quên hết chuyện cả đôi bàn tay rướm máu bỏng
rát, quên hết những trận cảm liệt giường để tiếp tục lao vào công việc. Để
đến nay ông đã làm xong 14 ngôi nhà kháng chiến, tất cả được bố trí gần như
nguyên bản theo các dạng: nhà ở, nhà trẻ, hầm bí mật, hầm chữ A, trường học
bí mật, trạm y tế... Quả là một kỳ tích!
Kể từ khi bắt đầu xây dựng đến nay, rất
nhiều đoàn khách trong, ngoài nước đến
tham quan, tìm hiểu và học tập, đặc biệt là đoàn thanh niên Việt kiều. Trong
sổ lưu niệm của khu du lịch có nhiều đoạn ghi cảm tưởng rất xúc động của
nhiều vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các bộ, ngành từ T.Ư đến địa phương khi
đến tham quan. Năm 2005, Tổng Cục Du lịch đã tặng bằng khen cho ông Liên.
Tháng 6- 2006, UBND tỉnh Quảng Bình có thư cảm ơn ông Nguyễn Xuân Liên vì đã
giúp tỉnh đón tiếp, tổ chức chuyến thăm của Đoàn Tùy viên quân sự các nước.
Lời khẩn
cầu từ Vực Quành...
Cho đến giờ, công sức và tiền của ông Nguyễn
Xuân Liên bỏ ra để tái lập ngôi làng kháng chiến Vực Quành quả là không nhỏ
chút nào. Đó là chưa kể biết bao nước mắt và cả máu của ông Liên đổ xuống để
có được ngôi làng toàn vẹn, kỳ tích như hôm nay. Lúc mới vào, ông đã bỏ tiền
ra mua gom đất rừng của các hộ dân, sau đó thành lập Cty cho đúng tư cách
pháp nhân và lập dự án đầu tư theo đúng trình tự.
Theo hồ sơ ông Liên cung cấp thì giấy tờ,
thủ tục cần thiết cho việc cấp GCNQSDĐ đã đầy đủ, thậm chí có nhiều văn bản
chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh Quảng Bình được ông nộp cùng (có giấy biên nhận).
Ngày 17-11-2004, UBND tỉnh Quảng Bình đã ra QUYếT định 3931/QĐ-UB phê duyệt
quy hoạch chi tiết xây dựng khu du lịch sinh thái - văn hóa Vực Quành tại xã
Nghĩa Ninh, TP Đồng Hới với diện tích 13,52 ha do chính ông Phan Lâm Phương
lúc đó làm Chủ tịch tỉnh ký duyệt.
Tiếp theo, ngày 22-12-2004, Phó Chủ tịch
UBND tỉnh Quảng Bình Phạm Thị Bích Lựa (nay đã nghỉ hưu) ký Quyết định
1790/UB chấp thuận dự án đầu tư khu du lịch sinh thái-văn hóa Vực Quành của
Cty TNHH Đại Đồng, Cty được hưởng các chính sách ưu đãi đầu tư của Chính phủ
và tỉnh. Trước đó, ngày 19-4-2004, UBND tỉnh Quảng Bình đã có công văn yêu
cầu UBND TX Đồng Hới (cũ) và các ngành chức năng tạo mọi điều kiện, hướng dẫn
giúp đỡ để ông Liên hoàn chỉnh thủ tục cấp GCNQSDĐ, tránh gây phiền hà ách tắc.
Ngày 1-6-2006, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình
Phan Lâm Phương tiếp tục ký công văn gửi Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Chủ
tịch UBND TP Đồng Hới yêu cầu phối hợp với các ngành, địa phương cơ sở liên
quan kiểm tra giải quyết dứt điểm về thủ tục đất đai và có những chính sách
hỗ trợ theo đúng quy định. Thế nhưng không hiểu vì sao các đơn vị liên
quan vẫn không chịu thi hành. Thậm chí ngày 5-9-2008, bà Hoàng Thị Lệ Bình -
Phó GĐ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất TP Đồng Hới đã ra VĂN bản số
22/ĐKQSDĐ báo cáo sự việc với nhiều nội dung không chính xác gây khó khăn cho
việc cấp GCNQSDĐ đối với KHU du lịch sinh thái – văn hóa Vực Quành.
Từ
những tắc trách khó hiểu này đã gây ra không ít hệ lụy cho khu làng
chiến tranh và cá nhân ông Liên. Điển hình là vào năm 2008, một căn nhà rường
với rất nhiều hiện vật quý giá bị đốt cháy rụi; tháng 7-2009, một lán chứa
hiện vật là 30 thùng đựng đạn cũng bị đốt cháy. Đất đai bị lấn chiếm, cá nhân
ông Liên thì bị đe dọa. “Chú xem, đây đa số là hiện vật ngày xưa mà mình đã
đem ra trưng dụng gần chục năm rồi chứ ít, giờ là thời điểm cần bảo dưỡng
nhưng tiền đâu. Trong khi đó, hiện tại các hoạt động tham quan đều miễn phí,
có muốn thu phí cũng không được, sẽ bị phạt ngay” -ông Liên bày tỏ.
Câu chuyện giữa chúng tôi và ông Liên luôn
bị ngắt quãng bởi cảm xúc lúc nghẹn ngào, lúc bức xúc của ông. Tóc của ông
ngày càng bạc hơn. Và trong đôi mắt nhìn xa xăm của ông, tôi nhận thấy có quá
nhiều mệt mỏi; dường như sức ông đã kiệt vì những tắc trách không đáng có của
một số cơ quan...
Hồng Ngọc – Đinh Văn Phúc
|
||||
|
Thứ Sáu, 4 tháng 12, 2015
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét