Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2013

Những bài thơ về cuộc đời của tuổi hai lăm

KÍNH DÂNG HƯƠNG HỒN NHỮNG NGƯ DÂN CỒN SẺ (QUẢNG BÌNH) ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN BIỂN ĐÔNG. Dâng tặng hương hồn những người đã nằm lại đáy biển khơi Những ngày buồn cùng nỗi buồn của người Cồn Sẻ, lang thang gặp bài thơ này trên trang của chị Phuong Dang Bich, được biết đây là bài thơ của Nồng Nàn Phố đăng trên FB. Thật lạ, sao có nhiều điều suy tư đến nao lòng giống mình . Chép về đây để qua tiếng thơ của Nồng Nàn Phố gửi một lời chia buồn cùng thân nhân những ngư dân quê nghèo đã bỏ mình trên biển Đông. Những bài thơ về cuộc đời của tuổi hai lăm Dâng tặng hương hồn những người đã nằm lại đáy biển khơi Em khóc gì đó em Có phải biển xanh đã cướp đi người cha không quen dạy em cách đánh vần mà chỉ trần mình ra hốt nắng, hốt cá, hốt vất vả quê hương Có phải mẹ đã đánh rơi chiếc nón lá trên dặm đường Khi gánh hàng giữa đêm khuya không đủ ấm để quay về Em khóc gì đó em Hãy cười lên nào, vì quanh em có vạn kẻ u mê Đang dành những giọt nước mắt mẹ cha cho để khóc cho một nhóm nhạc Hàn, một ngôi sao vừa chết, hay vé xem phim rạp A, B, C hết.. hay chỉ là thấy mệt khi không có xe hơi Những kẻ đang nằm, ngồi Nguyền rủa cuộc đời sao bất công, khiến đôi tay không thon thêm, mắt không hai mí, da không trắng, và tóc không mướt bóng... Vị kỷ Rỗng Cả một kiếp người Em khóc gì đó em Hãy nhoẻn cười Con nít có quyền được vui, sướng, không âu lo, không đau đớn Ở ngoài kia cha đang ru biển lớn Mẹ đang oằn vai gánh những ngả đường để em bớt thương đau Đừng làm cho giọt nước mắt nát nhàu Vì tuổi thơ ai cũng cần được hạnh phúc Trong một góc tối nào đó .... bạn đánh mất chính mình. Cũng nhờ vào đó, bạn thấy mình thật ngu ngốc. Bạn thấy còn nhiều người không thể nào bằng đụơc bạn. Khi bạn có cơm, bạn lại chê nhão bảo khét trong khi bao nhiêu người chết đói ? Bạn tự hủy hoại mình trong khi bao nhiêu người muốn lành lặn dù trong một bứơc chân họ đi ? Bạn có một gia đình, nhưng có lúc bạn lại chán chường về nó, dù trăm người chỉ mong một phút của bạn ! Ngôi nhà bạn quá nhỏ ? Ít ra nó to hơn tờ poster thằng bé ăn xin che cho đỡ uớt ! ....Có lẽ cuộc sống còn lắm bất công. Dù sao thì hãy sống và nhìn xung quanh, bạn nhé Trời ơi! Cha đang đổ sóng xanh lên ngọn hải âu trắng Mẹ ôm chiếc nón lá đi dọc bờ biển quệt mắt câm lặng Có lẽ... tết này nhà mình chẳng được vui Trời ơi! Cha nằm chênh vênh trên mui Chiếc thuyền bằng tuổi con mới hôm qua lũ bạn còn chơi trốn tìm trên đó Mắt mẹ đỏ Mắt con trơ đau Trời ơi Cha đang bình thản quấn lại tấm lưới nát nhàu Đi về đáy biển Mẹ đau điếng Gào lên như con quạ đói lòng Con phải nói gì với mùa đông Rằng cái lạnh của tháng 12 không bằng cái căm căm hôm nay con nhận được Trời ơi Từ nay sao con biết trước Tóc cha sẽ bạc, da cha sẽ nhăn nheo, má cha sẽ hóp như nào khi cung thời gian đi qua biển Chiếc nón lá để tang đen Con cột nỗi đau lên biển Cha ơi... Hãy trở về khi thấy con "lớn" nghen cha ... Biển chiều nay chẳng hiền hòa Chẳng rì rào phi lao Hay tiếng hải âu vỗ cánh Có một tiếng thì thào Ru con bằng bài ca cha gửi về từ đáy biển Nguồn: http://www.facebook.com/nong.n.pho/posts/188451354633423?comment_id=660652¬if_t=comment_mention

VỰC QUÀNH: TÌM LẠI DẤU XƯA CỦA MỘT THỜI ĐẠN BOM

VỰC QUÀNH: TÌM LẠI DẤU XƯA CỦA MỘT THỜI ĐẠN BOM Bác Nguyễn Xuân Liên thời "Vực Quành" còn sôi động... Bác Nguyễn Xuân Liên thời “Vực Quành” còn sôi động… Mình là dân Quảng Bình. Từ ngày 4 tháng 8 năm 1964 đã nghe tiếng ì ầm tàu bay và tàu chiến Mỹ trên bầu trời và ngoài biển Đông. Ngày hôm sau, mùng 5 tháng 8, đã phải núp bụi chuối và gốc cây lá kè (cọ) để trốn máy bay Mỹ. Cho đến hết năm 1972 mới vắng dần tiếng bom rơi, nhưng đạn (bom bi) vẫn còn nổ đến hơn chục năm nữa … Trừ 2 năm sơ tán ra Thọ Xuân, Thanh Hóa (1969-1970), thì mình “coi như là” lớn lên dưới thời bom đạn. Mình đã chứng kiến cảnh nhà tan cửa nát, làng xóm tan hoang và những cái chết tức tưởi. Thế nên ký ức về chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân Hoa Kỳ với “vùng lửa Quảng Bình – Vĩnh Linh” mình không bao giờ quên. Năm 2004, qua báo chí mình biết bác Nguyễn Xuân Liên bỏ công sức và tiền bạc tái hiện lại cuộc sống vùng đất lửa Quảng Bình những năm chiến tranh đó. Bác Nguyễn Xuân Liên, từ 1961 – 1970, đã bám trụ với ngành Y tế và người dân Quảng Bình. Như vậy bác đã sống ở tuyến lửa trọn cuộc chiến tranh phá hoại. Gần 10 năm bám trụ với mảnh đất Quảng Bình như là mối duyên nợ. Ký ức chiến tranh, cái tình của người dân Quảng Bình đẫm thấm vào máu thịt của bác. Như sợ bị các thế hệ sau lãng quên bác đã bán nhà ở thủ đô, chịu bao tiếng thị phi để vào Quảng Bình mua đất, thuê người lập và xây dựng nên bảo tàng “Quảng Bình thời máu lửa”. Gọi là “bảo tàng chiến tranh Vực Quành”. Về sau đổi tên thành “Khu du lịch sinh thái – văn hóa Vực Quành” (mình gọi tắt là Vực Quành). Báo chí đã viết nhiều về “Vực Quành” từ 10 năm nay. Ngay cả đài truyền hình NHK Nhật Bản cũng quay phim và đưa lên chường trình quốc tế ! (nhấn vào đây Mình “thoát ly” và sống xa quê từ 1977. Lâu lâu mới về quê khi có hiếu hỉ. Mình thuộc típ người hoài cổ. Về quê mình dắt con gái út đi theo. Vừa để thăm quê vừa cho con hiểu thêm về những vùng đất đã trải qua bom đạn thời chiến tranh. Năm 2009, hai cha con mình về quê để tang cho chị. Mình có ý định đưa cháu về thăm “Bảo tàng… Vực Quành” để “ôn cố tri tân”. Nhưng rồi không quay ra Đồng Hới, hai cha con theo anh trai làm chuyến “du lịch tự hành” vùng DMZ Đường 9 – Khe Sanh, thăm Lao Bảo – sân bay Tà Cơn, Dốc Miếu… Lần về quê cuối tháng này, cha con mình mới có buổi học lịch sử chiến tranh bằng “phương pháp trực quan” tại “bảo tàng chiến tranh Vực Quành” của Bác Nguyễn Xuân Liên. Ra Đồng Hới tối hôm trước, sáng hôm sau mình hỏi thằng bạn nối khố. Lên Vực Quành bao xa. Nó hỏi lại Vực Quành ở chổ mô. Có khu du lịch à? Mình bảo mãi lo làm ăn nên không biết “giáo dục lịch sử quê hương” cho con cái chi cả! Thực ra, thì nhiều người ở Đồng Hới, nhất là cán bộ chỉ đọc báo lề… đảng, ít người biết “bảo tàng chiến tranh Vực Quành” ngay chính quê mình. Khi nghe mình kể sơ sơ những gì mình biết về chuyện Bác Liên bỏ Hà Nội vô Quảng Bình xây dựng “bảo tàng chiến tranh”. Nó ngạc nhiên vô cùng. Hôm sau nó đánh xe chở mình cùng hai cô con gái út của hai đứa đi “học lịch sử một thời đạn bom” của Quảng Bình…. Đến đây mình kể câu chuyện “tìm lại dấu xưa của một thời đạn bom” bằng hình ảnh mà mình chụp được. 1. MÒ MẪM DÒ ĐƯỜNG.. Trồi âm u như báo hiệu đợt gió mùa đông bắc sắp về. T ừ trung tâm Đồng Hới lên tới đường 15 (bây giờ là Đường Hồ Chí Minh) khoảng 8 cây số. Lên đến đường 15 rẻ trái về Nam vừa đi vừa hỏi đường. Gặp người đi đường mới biết xe chạy lố gần môt cây số. Quay lại gặp đoạn đường nhựa có bảng hiệu cơ sở gạch tuy-nen thì theo đường đó. Đi hết đoạn đường nhựa khoảng một cây số thì gặp con đường này… … xen chạy thêm đoạn nữa chỉ thấy rừng thông hai bên mà không có bản hiệu “bảo tàng” hay “khu du lịch sinh thái” gì cả…. … gặp một cháu công nhân đang lấy nhựa thông, cháu cho biết quay xe lại gặp cái cổng bên phải chính là cổng vào… A, đây rồi! Mình vạch lá bụi dây leo mới thấy cái biển hiệu: “Khu du lịch sinh thái văn hóa – lịch sử Vực Quành”, bằng hai thứ tiếng Việt – Anh xe không vào được, đành để ngoài. Mấy bà con lội vô xem với tâm trạng…. … xót xa và hụt hẩng. Mình cố sục sạo tìm lối đi sâu hơn nữa. Thằng bạn và hai bé thì thẩn thơ với hoa dại và cỏ trinh nữ… .. và dấu tích hố bom còn sót lại. Xung quanh cây trinh nữ trùm kín và nở hoa … … khung nhà cháy… … và bảng giới thiệu tóm tắt lịch sử chiến tranh ở Vực Quanh… .. theo lối mòn mình thấy một bến nước. Chắc bên kia mới là khu chính đang có người trong coi… … trời bắt đầu mưa lâm thâm. Cả “đoàn” ra xe mà cô con gái của thằng bạn như còn luyến tiếc…. (còn nữa… khuya rồi, ngủ đã, mai còn đi làm…)