Thứ Hai, 7 tháng 1, 2013

VỰC QUÀNH: “BẢO TÀNG CHIẾN TRANH”, LIỆU CÓ TRỞ THÀNH NỖI XÓT XA CỦA MỘT THẾ HỆ ĐI TRƯỚC ? (Sao Hồng).

VỰC QUÀNH: “BẢO TÀNG CHIẾN TRANH”, LIỆU CÓ TRỞ THÀNH NỖI XÓT XA CỦA MỘT THẾ HỆ ĐI TRƯỚC ? bởi Sao Hồng vào 7 tháng 1 2013 lúc 1:02 · … Khi trời bắt đầu lâm thâm mưa, bốn bà con đành ra xe. Mình thấy có chút hụt hẩng và luyến tiếc. Bạn mình cũng thấy tiếc là giờ mới biết. Mà khi biết đưa con lên thăm quan thì có vẽ như “Bảo tàng Vực Quành” đã gần giống như phế tích. Hắn vẫn chưa hình dung ra những gì mình kể. Hắn cũng không hiểu vì sao “Vực Quành” trông như phế tích vậy? Mình nói, nguyên nhân sâu xa là cung cách làm ăn của Quảng Bình. Lãnh đạo tỉnh ủng hộ (trên nguyên tắc) nhưng cán bộ cấp trung gian không muốn thực thi những gì được chỉ đạo. Chắc không có màu mè chấm mút gì được đó thôi! Bác Liên lúc đầu chỉ làm “chơi” để lưu giữ chứng tích và giáo dục thế hệ sau đừng quên quá khứ. Song song với xây dựng “Vực Quành”, bác còn tham gia tìm kiếm phần mộ liệt sỹ đã hi sinh ở vùng tuyến lửa thời chiến tranh. Đóng góp của bác đã được VTV2 đưa lên sóng của mình. Khi đã đầu tư bao công sức và tiền của, “Bảo tàng Vực Quành” được lên báo nhiều. Để tương xứng với “tầm vóc” sự quan tâm, bác Liên được tư vấn nâng “Bảo tàng Vực Quành” lên “Khu du lịch sinh thái văn hóa…”. Năm 2010, tỉnh Quảng Bình cấp “Giấy chứng nhận đầu tư” (GCNĐT) cho khu du lịch. Bác đã nộp GCNĐT cho Chi cục Thuế Đồng Hới. Theo luật đầu tư hiện hành, thì “Bảo tàng Vực Quành” được miễn tiền thuê đất (đầu tư) 10 năm. Thế mà Chi cục Thuế Đồng Hới lại đòi tiền thuê đất 2 năm 2010 và 2011 đến gần 800 triệu đồng. Bảo tàng Vực Quành, dù đã biết đến nhiều năm, du khách trong và ngoài nước đã đến thăm quan. Nhiều trường cũng đưa các em học sinh đến dã ngoại để giáo dục lịch sử bằng trực quan sinh động. Nhưng tất cả đều miễn phí. Thế thì lấy tiền đâu để bác Liên nộp cho Chi cục thuế Đồng Hới? Mấy hôm sau, ngồi cà-phê ở 81 Lý Thường Kiệt, Đồng Hới mình đưa câu chuyện này ra nói. Trong bàn, ngoài thằng bạn và mấy đứa, có chú em họ nhiều năm làm giám đốc Lâm trường Long Đại (Bảo tàng Vực Quành cũng thuộc địc bàn này) đưa ra bình luận. Nhiều đại gia nước ngoài vào thuê đất làm ăn như Coca Cola, Honda,.. lãi ầm ầm mà cũng được miễn tiền thuê đất. Cái bảo tàng văn hóa lịch sử của địa phương có chút xíu mà lại làm khó dễ. Chẳng qua chúng nó đòi ăn đó thôi ! Đó là lý do chính để công sức tiền của Bác Liên bao năm có cơ thành… phế tích. Mình lại nhớ câu nói của triết gia người Đa-ge-xtan, Abutalip, mà nhà văn Raxun Gamzatob dẫn lại: Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác! Thế hệ công chức trẻ sinh ra sau chiến tranh lại sống trong một xã hội ngày càng tao loạn về chuẩn mực lối sống, về giá trị đạo đức làm người thì làm sao mà có đủ nền tảng văn hóa để hiểu được giá trị di sản của cha ông ? Buồn quá bác Nguyễn Xuân Liên nhỉ? .. trời bắt đầu mưa lâm thâm thì "đoàn" ra về. Vừa đi hết khoảng trăm mét đường nhựa vô "bảo tàng" này thì mình thấy bên phải (hướng Đông) có con đường đất xe vô được... ... xe đã chạy quá một đoạn, nhưng mình bảo thằng bạn dừng xe để mình vô "trinh sát" trước. Vào đến cuối đường thì thấy... .. 2 cái cổng. Một cổng sắt kín mít và kiên cố. Một cổng gỗ đã đang mục nát.. Mình biết hướng của bảo tàng là phía cổng gỗ. Đẩy cửa đi vô thì thấy một gia đình đang chuẩn bị đám giỗ... Mình hỏi có lối đi qua bảo tàng không? Có bác Liên bên ấy không? ... chủ nhà nhiệt tình báo cho biết, bác Liên đã ra Hà Nội. Nếu mình muốn xem bảo tàng sẽ có người dẫn đi... Nhìn sang bên kia bảo tàng có một chiếc phà tự tạo bằng các thùng phuy và có một nàng Cún giống Nhật đang ve vẫy đuôi... (mai post ảnh tiếp, giờ đi ôm 3M đã