Thứ Sáu, 4 tháng 12, 2015

- Museum exhibition recreates war life on the HCM Trail A private war museum in Nghia Ninh Village, 7km west of Dong Hoi city in the central province of Quang Binh, was the second stop on Canadian writer Susan M Smith's trans-Viet Nam tour after Ha Noi. The Canadian novelist took a two-week trip to former battle fields and landscapes from north to south Viet Nam, where she collected documents to complete her novel. The novel, which she had planned for three years, was inspired by documentation from a US chopper pilot – who flew on US Air Force helicopter transport missions in the central region of Viet Nam during the war 35 years ago. The 10ha private war museum, which was built by Hanoian Nguyen Xuan Lien in 2003, has been visited by over 60,000 tourists, veterans and historians. It's not only a house of war remnants, but has recreated the appearance of a typical village in the north during the fierce battles of the late 1960s. Lien, 67, who worked in a medical school from 1961-71 while the war raged, has built the museum in memory of his colleagues, local people and soldiers who gave their lives during the war.
The museum partly lies on the former legendary Ho Chi Minh Trail and remnants of the path marched by Vietnamese soldiers during the war still exist.
Walking down 100m from the Ho Chi Minh Trail, the museum dazzles visitors at the gate with a 30m diameter bomb crater, surrounded by dozens of shell-casings.
"I excavated the crater as a medium size hole that a 250kg bomb would have left. I set munitions at different angles dependent on how the deadly weapons were deployed, whether dropped by aircraft or shot by artillery," the Hanoian explains.
Lien said he had collected numerous bombs and artillery shells from metal scrap agents in the central region.
Tourist guide Nghiem Viet Hung, who accompanied Smith, said he was amazed with the museum's introductory bomb crater at the entrance. The 2km path snaking its way to the village with a natural canopy of jungle and bush is equally authentic.
"Soldiers used pontoons to cross over rivers or streams during marches along the secret Ho Chi Minh Trail during the war. I've recreated the pontoon in the same style as they used four decades ago," Lien says.
"I found dug-outs or trenches along the route, I had heard that shelters were dug by northerners everywhere, but I saw them for myself for the first time," Hung said.
The village has five unique cottages.
"Most rural houses in the region are built with timber or bamboo. The walls are made of a mixture of clay and mud with bamboo frames. Each house has its own underground hide-out or foxhole," the museum owner explained.
The 67-year-old man even bought a house, which had survived bombardment in 1965, from a local resident that still has two wooden doors with cuts left by bomb fragments from air strikes 40 years ago.
In the centre of the village, there are underground classrooms, a kindergarten, an operating theatre and filling stations with a pipeline left from the war.
"I'm very surprised by the operating theatre; especially how a tiny man-powered dynamo attached to a bicycle was pedalled throughout the night," recalled Hung.
A 25sq.m warehouse is full of military equipment.
Lien also has a camouflaged US antenna which had been dropped from a plane to detect North Vietnamese troop movements along an electronic anti-infiltration barrier south of the Demilitarised Zone along the 17th parallel in Quang Tri Province.
The museum is also the site of a memorial house, where a stone stele is carved with the names of 4,300 martyrs who died in Quang Binh.
"I've built a museum for everyone; I'm not interested in making money. Young people, who were born after the American War ended in 1975 should visit and learn about the war period," he says.
 file:///I:/C%C3%A1c%20b%C3%A0i%20b%C3%A1o/Vietnam%20Travel%20-%20Museum%20exhibition%20recreates%20war%20life%20on%20the%20HCM%20Trail%20-%20Relax%20Indochina.htm

Museum exhibition recreates war life on the HCM Trail
Last update 20:21, Friday, 18/06/2010 (GMT+7)
,
VietNamNet Bridge – A private war museum in Nghia Ninh Village, 7km west of Dong Hoi City in the central province of Quang Binh, was the second stop on Canadian writer Susan M Smith’s trans-Viet Nam tour after Ha Noi.
Makeshift bridge: A pontoon across a stream in a private museum near the Ho Chi Minh Trail in Quang Binh.
Makeshift bridge: A pontoon across a stream in a private museum near the Ho Chi Minh Trail in Quang Binh.
The Canadian novelist took a two-week trip to former battle fields and landscapes from north to south Viet Nam, where she collected documents to complete her novel.
The novel, which she had planned for three years, was inspired by documentation from a US chopper pilot – who flew on US Air Force helicopter transport missions in the central region of Viet Nam during the war 35 years ago.
The 10ha private war museum, which was built by Hanoian Nguyen Xuan Lien in 2003, has been visited by over 60,000 tourists, veterans and historians.
It’s not only a house of war remnants, but has recreated the appearance of a typical village in the north during the fierce battles of the late 1960s.
Lien, 67, who worked in a medical school from 1961-71 while the war raged, has built the museum in memory of his colleagues, local people and soldiers who gave their lives during the war.
The museum partly lies on the former legendary Ho Chi Minh Trail and remnants of the path marched by Vietnamese soldiers during the war still exist.
Walking down 100m from the Ho Chi Minh Trail, the museum dazzles visitors at the gate with a 30m diameter bomb crater, surrounded by dozens of shell-casings.
"I excavated the crater as a medium size hole that a 250kg bomb would have left. I set munitions at different angles dependent on how the deadly weapons were deployed, whether dropped by aircraft or shot by artillery," the Hanoian explains.
Lien said he had collected numerous bombs and artillery shells from metal scrap agents in the central region.
Tourist guide Nghiem Viet Hung, who accompanied Smith, said he was amazed with the museum’s introductory bomb crater at the entrance. The 2km path snaking its way to the village with a natural canopy of jungle and bush is equally authentic.
"Soldiers used pontoons to cross over rivers or streams during marches along the secret Ho Chi Minh Trail during the war. I’ve recreated the pontoon in the same style as they used four decades ago," Lien says.
"I found dug-outs or trenches along the route, I had heard that shelters were dug by northerners everywhere, but I saw them for myself for the first time," Hung said.
The village has five unique cottages.
Impression of war: A bomb crater recreates an image of war destruction.
Impression of war: A bomb crater recreates an image of war destruction.
"Most rural houses in the region are built with timber or bamboo. The walls are made of a mixture of clay and mud with bamboo frames. Each house has its own underground hide-out or foxhole," the museum owner explained.
The 67-year-old man even bought a house, which had survived bombardment in 1965, from a local resident that still has two wooden doors with cuts left by bomb fragments from air strikes 40 years ago.
In the centre of the village, there are underground classrooms, a kindergarten, an operating theatre and filling stations with a pipeline left from the war.
"I’m very surprised by the operating theatre; especially how a tiny man-powered dynamo attached to a bicycle was pedalled throughout the night," recalled Hung.
A 25sq.m warehouse is full of military equipment.
Lien also has a camouflaged US antenna which had been dropped from a plane to detect North Vietnamese troop movements along an electronic anti-infiltration barrier south of the Demilitarised Zone along the 17th parallel in Quang Tri Province.
The museum is also the site of a memorial house, where a stone stele is carved with the names of 4,300 martyrs who died in Quang Binh.
"I’ve built a museum for everyone; I’m not interested in making money. Young people, who were born after the American War ended in 1975 should visit and learn about the war period," he says.
Some travel agencies in Ha Noi have included the museum as a destination during Viet-trans tours.
"We introduced the museum as a new site in our veteran tour for foreigners travelling in Quang Binh, instead of the well-known Phong Nha-Ke Bang World Natural Heritage Site," said Luxury Travel agency’s tour manager Nguyen Hung.
To learn more or book the package, visit www.luxurytrav-elvietnam.com.
VietNamNet/Viet Nam News
file:///I:/C%C3%A1c%20b%C3%A0i%20b%C3%A1o/Museum%20exhibition%20recreates%20war%20life%20on%20the%20HCM%20Trail%20-%20Travel%20-%20VietNamNet.htm
In memory of wartime
Hoàng Chương
A pontoon bridge was
re-built.
Trọng Chính
A thatch roofed house
at wartime.
Trọng Chính
A half-underground classroom.
Trọng Chính
Rice pounding mortar
and pestles.
Trọng Chính
In the kitchen.
Hoàng Chương
The underground kindergarten.
Văn Chức
The path to the medical clinic.
The news that Nguyen Xuan Lien sold his house in Hanoi to move to Quang Binh Province to build an eco-cultural village astonished many people. After seeing his construction with our own eyes, we were very interested in learning more about his unique idea as well as his deep knowledge of the local people's life at wartime.
Lien worked as a construction worker and then an accountant. Later he studied to become a physician and came to work in Quang Binh Province during the fierce wartime. During the period of living and working with Quang Binh people Lien was imprinted by unforgettable memories. That was a very difficult wartime but the locals overcame all hardships and sufferings to defeat the destructive war of the US air force. Although Lien returned to Hanoi 20 years ago and continued his medical profession at the Institute of Acupuncture, he still remembers the image of a simple thatched-roofed house in Quang Binh Province, a classroom at wartime, the inter-village trenches as well as the locals' care for him when he got sick. The older he got the more he wanted to do something to imprint his memories. He thought a lot and came to decision that he would buy 10 hectares of land in Quanh area, 10 km away from Dong Hoi Town in Quang Binh Province and build an eco-cultural village. Although not all members of his family nor his friends understood his idea he still realised his wish. He built a Quang Binh village as it was during the US war of destruction.
On a not large area Lien featured a Quang Binh Province brave in its life at wartime. On the ground the local people worked in the fields and joined the fight of the anti-aircraft force. Under the ground there were classrooms, clinics and meeting halls where normal activities took place. The most touching image is a kindergarten with cradles for the babies. Touring this area, visitors have a feeling that nowhere else in the world was there a passionate thirst for life like here. The US wanted to bring the North of Vietnam back to the Stone Age, but the Vietnamese people were determined not to submit so they led a normal life under the US daily bombardment. There are thatch-roofed houses, the same as the houses of Quang Binh people during the war. Each house with earthen walls has a dugout and a trench for the people to escape to when the house was ablaze. It serves as a residence for the family as well as a warehouse of the food and foodstuff of the State. Due to the local people having a high spirit of safeguarding the goods of the State, there are fuel dumps, warehouses of military equipment and food to supply to the soldiers along their operation routes, without any guard station. There are also rough chain bridges and trails through a forest, which reflect the image of Truong Son mountains and forests at wartime.
Visiting Lien's unique works visitors experience different emotions. Those who experienced the war like us were deeply touched and felt a great admiration for the local people, whereas other visitors and Quang Binh children who were born after the war pick up a valuable history lesson.
We were told that in the near future Lien would establish an ecological zone on the remaining seven hectares of land to grow the local trees, such as ironwood, chestnut, aloe wood, etc. Through this zone visitors will not only understand more about a glorious time of Quang Binh people but also enjoy the fresh air of an ecological village on a land full of sunshine.
 Story: Hoang Chuong
file:///I:/Bao%20%20Vuc%20Quanh/Welcome%20to%20Vietnam%20Pictorial.htm

Tái tạo một thời chiến tranh
Những chiếc nôi trẻ con trong nhà hầm giữ trẻ
TTCN - Đến di tích chiến trường mới tái dựng của ông Nguyễn Xuân Liên (ở vực Quành, xã Nghĩa Ninh, phía tây thị xã Đồng Hới, Quảng Bình), tôi không thể ngờ là ông lại tạo dựng được một khung cảnh như thế từ những gì ông có.
Trên một khoảng đồi rộng đến 2ha bên cạnh một đầm nước ven đường Hồ Chí Minh mọc lên bảy căn nhà lợp lá tranh nửa nổi nửa chìm trong lòng đất, tưởng như còn lại từ thời đạn bom của cuộc chiến chống Mỹ cứu nước ở ngay mảnh đất này vậy. Đó là những căn nhà hầm như nhà mổ, nhà điều trị của quân y, dân y; nhà trẻ, nhà hội trường, kho gạo, trạm giao liên... được thưng bốn bên vách bằng những thân cây tre, nứa, cây rừng nhỏ...
Trong căn hầm là nhà trẻ treo năm chiếc nôi tre đong đưa, gợi nhớ biết bao những năm tháng chiến tranh ác liệt ở đất lửa Quảng Bình - cửa ngõ của tuyến đường mòn Hồ Chí Minh đông Trường Sơn, nơi người dân ngủ hầm trong tiếng gào rú của máy bay Mỹ. Cả một hố bom tấn Mỹ to đùng cũng vừa được đào lại tât cả tươi màu đất rừng.
Những lối mòn nhỏ len lỏi trong rừng cây dẫn tôi đến với kho gạo, trong kho đã được xếp chồng nhiều bao gạo, muối (giả). Phía dưới đầm nước, khe suối nổi lềnh bềnh những bao nilông, những thùng phuy xăng dầu (hơn 50 chiếc) được sơn lại màu xanh lá giống y các bao gạo, thùng xăng mà bộ đội vận tải đường 559 Trường Sơn đã thả xuống suối cho các đơn vị bộ đội, thanh niên xung phong trước đây.
Những căn nhà Quảng Bình trong chiến tranh được dựng lại
Lấp ló đây đó trong tán cây rừng, ven lối mòn từng cụm phuy xăng dầu được đặt... y như thật. Xung quanh khu vực di tích là một hệ thống hào giao thông mới đào chạy uốn lượn, có độ dài gần 4km. Trong khi xây dựng khu di tích này, ông Nguyên Xuân Liên đã phát hiện trong lòng đất còn nhiều đoạn đường ống dẫn xăng dầu của bộ đội 559 ngày trước, và tât cả được để nguyên, trở thành một di tích “sống” khá ấn tượng. Trên mặt đất cũng còn lại dấu vết của các trận địa pháo phòng không, một đoạn đường giao liên vừa phát hiện dưới lớp lớp cây rừng.
Chủ nhân còn dựng sáu căn nhà được mua từ vùng nông thôn huyện Quảng Trạch về (không dưới 20 triệu đồng/căn). Đó là những căn nhà rường, lợp ngói liệt hoặc lợp tranh, mà theo ông Liên là ông muốn giữ nếp nhà xưa của người dân Quảng Bình. Chưa hết, còn bốn căn nhà khác được lợp tranh, trét vách (theo truyền thống của địa phương là trộn rơm với đất dẻo) nhằm tạo lại những căn nhà dân nơi đây đã từng sinh sống. Mỗi căn như thế, phía sau hồi nhà có làm thêm một chiếc hầm chữ A tránh bom chẳng khác gì với ngày chiến tranh mà tôi từng ở.
Ông Liên, 62 tuổi, thường trú tại 145-C10 Tân Mai, Hà Nội, vốn là cán bộ của Trường Y tế Quảng Bình trong thời kỳ chiến tranh (giai đoạn 1961 - 1970). Ông gắn bó với mảnh đất lửa Quảng Bình suốt những năm phá hoại ác liệt của Mỹ ở miền Bắc. Năm 1970 ông về Hà Nội và công tác. Từ 1992 ông trở lại Quảng Bình nhiều lần, mang nặng nợ với đất và người nơi đây. Tái tạo hình ảnh chiến trường xưa đã nung nấu trong ông dữ dội sau mỗi lần vào Quảng Bình về. Sự ám ảnh về một tuyến phòng không nhân dân với công sự, hầm hào, đường giao liên, kho tàng, bến bãi trên đường Trường Sơn làm ông không sống yên được.
Ông Liên bảo rằng không biết còn sống được bao năm nữa nên ước nguyện duy nhất của ông là sớm hoàn thành việc tái tạo di tích này kẻo không kịp. Ông muốn dựng lại càng đúng nguyên mẫu chừng nào tốt chừng đó. Vì vậy ngoài những gì đã làm xong trên đây, ông Liên sẽ phục dựng lại 1km đường mòn Hồ Chí Minh (trong diện tích 12ha đất mà ông đã mua) như xưa, và đã tìm mua được một chiếc xe Zil 157 ba cầu cũ của Liên Xô, ông sẽ đê xe nằm trên đường này, rồi mời những lái xe Trường Sơn năm xưa lên... chạy.
Những thùng phy xăng dầu được thả trôi trên suối nước
Để như thật, ông mua sắt thép như mảnh bom, vỏ đạn, vỏ bom Mỹ, xác ôtô... về ném rải rác vào khu di tích và xây nhà tưởng niệm liệt sĩ ngành y tế, bộ đội, thanh niên xung phong hi sinh trên đường Trường Sơn.
Nguồn vốn mà ông bỏ ra để “tái tạo chiến tranh” đến nay đã lên tới hơn 2,5 tỉ đồng (trong đó có 1 tỉ đồng mua đất). Ông Liên đã thuyết phục vợ, con bán một căn nhà ở Hà Nội, rồi lấy một nửa số tiền đó cùng với tiền con cái ở nước ngoài giúp, một mình vào Quảng Bình... mua đất lập di tích (một nửa tiền bán nhà còn lại thì vợ cầm về... ở nhờ quê ngoại).
Mặc dù hiện nay khu di tích này chưa được hoàn thành nhưng đã có nhiều đoàn học sinh trong vùng kéo nhau tới thăm. Nhiều vị lãnh đạo tỉnh cũng đã tới và hứa ủng hộ ông hoàn thành ý nguyện này (được biết trên đất Quảng Bình cũng sẽ có một vài đoạn đường Trường Sơn xưa sẽ được phục dựng lại để khách du lịch biết về con đường mòn Hồ Chí Minh trong chiến tranh nhưng đến nay chưa có điều kiện thực hiện).
LAM GIANG
file:///I:/Bao%20%20Vuc%20Quanh/Tu%E1%BB%95i%20Tr%E1%BA%BB%20Online%20-%20T%C3%A1i%20t%E1%BA%A1o%20m%E1%BB%99t%20th%E1%BB%9Di%20chi%E1%BA%BFn%20tranh.htm
Trở về vùng đất lửa
Ông Nguyễn Xuân Liên
TTCT - Bốn năm trước, trên Tuổi Trẻ Cuối Tuần có bài viết về ông (chính xác hơn là viết về công việc ông làm) của tác giả Lam Giang. Giờ đây có dịp ghé Quảng Bình, tôi tìm ông ở Vực Quành, xã Nghĩa Ninh, TP Đồng Hới. Vẫn trên diện tích hơn 12ha, những ký ức chiến tranh được phục dựng với những chất liệu thực...
1. Ông đón chúng tôi bằng bộ quân phục còn rất mới và tác phong gọn, nhanh của người lính (mà bao lâu rồi nhỉ, ông đã rời quân ngũ).
Rất nhiều người bảo ông hâm! Nhưng cái tinh anh, nhanh nhẹn, nỗi niềm chất chứa trong từng ánh mắt thế kia, hâm thế nào được. Chỉ là khi người ta làm điều gì đó nghịch thường trong dòng chảy xô bồ thực dụng thế này, như vung bạc tỉ ra mà không muốn kiếm lợi nhuận, là hâm đứt đuôi con nòng nọc rồi...
“Có một nỗi ám ảnh nào chăng?”. Tôi hỏi và ông trả lời ngay: “Không! Không phải kiểu những giấc mơ thôi thúc hằng đêm đâu. Mọi thứ đến rất tự nhiên!”.
Cái tự nhiên ông nói, nghe thật nhẹ nhàng khi thanh lý ngôi nhà ở Tân Mai, Hà Nội, ông lận túi một nửa, nửa còn lại bà nhà mang về quê ngoại. Vực Quành đã ngốn của ông trên 2,5 tỉ đồng, cũng nhẹ nhàng và tự nhiên như cách ông nói...
Món hàng mới nhất mà ông tậu được là... cây nhiệt đới! Loại khí tài tinh vi trên chiến trường Bình Trị Thiên khốc liệt, khi những bộ óc chiến tranh đã “trồng” nó như một thứ rađa được ngụy trang dưới hình thức những cây xanh nhiệt đới. Ông mua từ một vựa phế liệu. “Không phải gặp đâu hay đó, cái này là mình đặt hàng mấy năm ròng đấy! Chỉ tiếc là không thể tìm đâu ra một chiếc Zin ba cầu, biểu tượng vận tải cơ giới đường Trường Sơn. Đã có một quan chức nọ hứa cho lâu rồi đấy, nhưng...”. Ông bỏ dở câu nói. Có phải lời hứa gió đã thổi bay rồi chăng?
Tái hiện bức ảnh nổi tiếng của nhiếp ảnh gia Nhật về đất lửa Quảng Bình những năm tháng ác liệt bom đạn
2.Buổi sáng ấy, vẫn với bộ quân phục xanh lá và tác phong nhanh nhẹn, ông đưa chúng tôi đi đúng tiêu chuẩn tour tham quan của du khách. Này là hầm chữ A. Này là ngôi nhà đặc trưng thời chiến Quảng Bình. Đây là trường học dưới hầm. Còn đây là phòng mổ... Như một hướng dẫn viên chuyên nghiệp, ông thuyết trình từng chút một, giải thích cặn kẽ, nghe, cảm, sẽ thấy cả một tấm lòng...
Ở căn hầm phục dựng nhà trẻ thời chiến, ông dừng lại, khẽ khàng nâng chiếc nôi tre, mắt ánh lên, rồi chỉ vào bức hình đen trắng được phóng lớn kế bên: “Chiếc nôi này chính là chiếc nôi trong bức ảnh này. Đứa trẻ năm xưa thoát một trận bom oanh tạc và gia đình đã giữ chiếc nôi lại như giữ gìn một sự may mắn. Vậy mà khi biết tôi đang sưu tập những hiện vật thời chiến, họ đã hiến tặng ngay!”. Rồi ông xót xa: “Bọn trộm vừa ghé mấy hôm trước lấy mất bốn xác bom. Chắc lại kẹt tiền uống rượu, lấy đi bán sắt vụn, đau quá!”.
Có một dạo rộ lên phong trào chơi nhà sàn, nhà rường của giới thượng lưu. Giá cả những xác nhà như thế bị đẩy lên chóng mặt. Nhưng ông cũng phải rứt ruột mua những xác nhà như thế về Vực Quành, nếu không làm sao có thể phục dựng chính xác “Ký ức của một thời máu lửa được kể lại bằng hình ảnh và hiện vật trong khung cảnh làng quê Quảng Bình thời chống Mỹ”, như câu giới thiệu của ông trên blog về Vực Quành của mình!
Tôi không hỏi ông tìm đến Internet lúc nào, ở tuổi gần thất thập? Nhưng tôi nghe ông nói về việc tìm tư liệu từ cái kho tàng tri thức của nhân loại ấy để phục vụ ý tưởng Vực Quành của mình.
Nhưng Internet với ông không chỉ có thế. Ông còn là cộng tác viên thân tín của trang web timdongdoi.org. Ông dành hẳn cái nhà rường trang trọng nhất ở Vực Quành làm ngôi đền thờ những liệt sĩ trong khu vực, vô danh và hữu danh. Cũng từ Internet, đã có rất nhiều những cuộc đoàn tụ của các liệt sĩ và gia đình họ mà chính ông là sợi dây kết nối!
Kết thúc tour của chúng tôi bằng tấm hình chụp chung dưới ngọn quốc kỳ. Ông vội vã bắt tay từng người để tiếp tục dẫn một đoàn khách khác. Và vẫn còn một đoàn khách nữa đang chờ...
Một chủ nhật bận rộn. Ông vui, dẫu sẽ mệt. Bởi ngoài ông ra, chỉ có thêm một người giúp việc cho cả một khu du lịch  rộng lớn.
Lạ lùng, tất cả đều miễn phí...
Nhà trẻ dưới hầm: chiếc nôi thật và bức ảnh nổi tiếng về chiếc nôi
3.Chuyện nhà có vẻ ổn khi hai người con thành đạt ở châu Âu ủng hộ việc ông đang làm.
Blog của ông có tên là Trở về vùng đất lửa. Email của ông dùng luôn tên Vực Quành thay cho tên ông, Nguyễn Xuân Liên. Ông đã ở Quảng Bình, những năm tháng ác liệt 1961-1970.
Dễ dàng để tìm kiếm địa chỉ của ông, trên Internet và cả trên bản đồ du lịch Quảng Bình. Trên đường Hồ Chí Minh có hẳn một bảng chỉ dẫn lớn về khu du lịch sinh thái - văn hóa Vực Quành. Tiến sĩ Ernst Sagemueller (Đức) trong những khóa huấn luyện ngắn ngày về du lịch ở Việt Nam luôn dẫn khu du lịch của ông ra như một thí dụ sinh động và chuẩn mực cho việc làm du lịch: sinh thái và lịch sử đúng như tên gọi!
Điều gì khiến một người ngoại đạo lại có thể đạt được những chuẩn mực chuyên nghiệp của một ngành nghề thời thượng như thế? Tôi tự trả lời: tinh thần vô vụ lợi! Chính tinh thần đó đã giúp ông chăm chút tỉ mẩn và tình cảm hơn đến đứa con tinh thần của mình.
Vực Quành của ông không chỉ đón du khách. Nó còn trở thành phim trường cho những clip ca nhạc và cả phim dài tập, những tác phẩm cần đến bối cảnh hiện thực của chiến tranh. Mới nhất, đoàn làm phim Bến đò xưa lặng lẽ của đạo diễn Trần Vịnh đã đóng máy quay chính ở đấy! Người ta còn đưa các tùy viên quân sự quốc tế đến đây để tìm hiểu thêm phần nào lý do chiến thắng của cuộc kháng chiến thần thánh chống Mỹ cứu nước.
Chưa hết, với người dân Đồng Hới, Vực Quành đang là điểm đến cho các đôi uyên ương chụp hình cưới. Cây xanh, sông xanh, bầu trời rộng liền kề bên đô thị, những ký ức về một thời đạn bom đang dần mất dấu trong đời sống thường nhật.
4. - Ông đã mãn nguyện? Ở tuổi 66, ước mơ quay lại chiến trường xưa phục dựng quá khứ và để sống phần nào đã thỏa?
Không, ông có nhiều nỗi buồn. Những nỗi buồn mà nếu chỉ đến với Vực Quành như một du khách vô tình, ta không thể nào thấy được...
“Tới nay đã sắp tròn năm năm mở cửa đón khách, bạn bè gần xa, người đã qua và người không phải qua chiến tranh đến thưởng lãm, mình vẫn chưa có ý định khai thác thương mại. Nhiều vị lãnh đạo địa phương và trung ương cùng bạn bè, quí khách tới thăm đều tỏ lòng thông cảm và khuyên mình nên khai thác thương mại để có tiền duy trì, phát triển Vực Quành lâu dài. Vẫn còn đắn đo vì thủ tục hành chính chưa được các cơ quan công quyền giải quyết cho. Có lẽ vì các cơ quan trên chưa nghiên cứu xong hoặc bận, vậy mình cứ yên lòng chờ...”. Trích từ một entry trên blog Trở lại vùng đất lửa!
Lạ, trên bản đồ du lịch tỉnh có tên đứa con tinh thần của ông. Trên quốc lộ 15 có hẳn các bảng chỉ dẫn đến khu du lịch của ông, sản phẩm do chính bàn tay, khối óc, con tim ông làm nên, vậy mà chính danh thì ông không là gì hết với Vực Quành!
Thôi thì mình cũng được tham gia làm đẹp cho đời, nâng cao dân trí là mừng lắm rồi. Tự sướng!
Ông an ủi mình như thế!
ĐÌNH THẮNG
file:///I:/Bao%20%20Vuc%20Quanh/tro%20ve%20vung%20dat%20lua.htm
Trở về vùng đất lửa
Ông Nguyễn Xuân Liên
TTCT - Bốn năm trước, trên Tuổi Trẻ Cuối Tuần có bài viết về ông (chính xác hơn là viết về công việc ông làm) của tác giả Lam Giang. Giờ đây có dịp ghé Quảng Bình, tôi tìm ông ở Vực Quành, xã Nghĩa Ninh, TP Đồng Hới. Vẫn trên diện tích hơn 12ha, những ký ức chiến tranh được phục dựng với những chất liệu thực...
1. Ông đón chúng tôi bằng bộ quân phục còn rất mới và tác phong gọn, nhanh của người lính (mà bao lâu rồi nhỉ, ông đã rời quân ngũ).
Rất nhiều người bảo ông hâm! Nhưng cái tinh anh, nhanh nhẹn, nỗi niềm chất chứa trong từng ánh mắt thế kia, hâm thế nào được. Chỉ là khi người ta làm điều gì đó nghịch thường trong dòng chảy xô bồ thực dụng thế này, như vung bạc tỉ ra mà không muốn kiếm lợi nhuận, là hâm đứt đuôi con nòng nọc rồi...
“Có một nỗi ám ảnh nào chăng?”. Tôi hỏi và ông trả lời ngay: “Không! Không phải kiểu những giấc mơ thôi thúc hằng đêm đâu. Mọi thứ đến rất tự nhiên!”.
Cái tự nhiên ông nói, nghe thật nhẹ nhàng khi thanh lý ngôi nhà ở Tân Mai, Hà Nội, ông lận túi một nửa, nửa còn lại bà nhà mang về quê ngoại. Vực Quành đã ngốn của ông trên 2,5 tỉ đồng, cũng nhẹ nhàng và tự nhiên như cách ông nói...
Món hàng mới nhất mà ông tậu được là... cây nhiệt đới! Loại khí tài tinh vi trên chiến trường Bình Trị Thiên khốc liệt, khi những bộ óc chiến tranh đã “trồng” nó như một thứ rađa được ngụy trang dưới hình thức những cây xanh nhiệt đới. Ông mua từ một vựa phế liệu. “Không phải gặp đâu hay đó, cái này là mình đặt hàng mấy năm ròng đấy! Chỉ tiếc là không thể tìm đâu ra một chiếc Zin ba cầu, biểu tượng vận tải cơ giới đường Trường Sơn. Đã có một quan chức nọ hứa cho lâu rồi đấy, nhưng...”. Ông bỏ dở câu nói. Có phải lời hứa gió đã thổi bay rồi chăng?
Tái hiện bức ảnh nổi tiếng của nhiếp ảnh gia Nhật về đất lửa Quảng Bình những năm tháng ác liệt bom đạn
2.Buổi sáng ấy, vẫn với bộ quân phục xanh lá và tác phong nhanh nhẹn, ông đưa chúng tôi đi đúng tiêu chuẩn tour tham quan của du khách. Này là hầm chữ A. Này là ngôi nhà đặc trưng thời chiến Quảng Bình. Đây là trường học dưới hầm. Còn đây là phòng mổ... Như một hướng dẫn viên chuyên nghiệp, ông thuyết trình từng chút một, giải thích cặn kẽ, nghe, cảm, sẽ thấy cả một tấm lòng...
Ở căn hầm phục dựng nhà trẻ thời chiến, ông dừng lại, khẽ khàng nâng chiếc nôi tre, mắt ánh lên, rồi chỉ vào bức hình đen trắng được phóng lớn kế bên: “Chiếc nôi này chính là chiếc nôi trong bức ảnh này. Đứa trẻ năm xưa thoát một trận bom oanh tạc và gia đình đã giữ chiếc nôi lại như giữ gìn một sự may mắn. Vậy mà khi biết tôi đang sưu tập những hiện vật thời chiến, họ đã hiến tặng ngay!”. Rồi ông xót xa: “Bọn trộm vừa ghé mấy hôm trước lấy mất bốn xác bom. Chắc lại kẹt tiền uống rượu, lấy đi bán sắt vụn, đau quá!”.
Có một dạo rộ lên phong trào chơi nhà sàn, nhà rường của giới thượng lưu. Giá cả những xác nhà như thế bị đẩy lên chóng mặt. Nhưng ông cũng phải rứt ruột mua những xác nhà như thế về Vực Quành, nếu không làm sao có thể phục dựng chính xác “Ký ức của một thời máu lửa được kể lại bằng hình ảnh và hiện vật trong khung cảnh làng quê Quảng Bình thời chống Mỹ”, như câu giới thiệu của ông trên blog về Vực Quành của mình!
Tôi không hỏi ông tìm đến Internet lúc nào, ở tuổi gần thất thập? Nhưng tôi nghe ông nói về việc tìm tư liệu từ cái kho tàng tri thức của nhân loại ấy để phục vụ ý tưởng Vực Quành của mình.
Nhưng Internet với ông không chỉ có thế. Ông còn là cộng tác viên thân tín của trang web timdongdoi.org. Ông dành hẳn cái nhà rường trang trọng nhất ở Vực Quành làm ngôi đền thờ những liệt sĩ trong khu vực, vô danh và hữu danh. Cũng từ Internet, đã có rất nhiều những cuộc đoàn tụ của các liệt sĩ và gia đình họ mà chính ông là sợi dây kết nối!
Kết thúc tour của chúng tôi bằng tấm hình chụp chung dưới ngọn quốc kỳ. Ông vội vã bắt tay từng người để tiếp tục dẫn một đoàn khách khác. Và vẫn còn một đoàn khách nữa đang chờ...
Một chủ nhật bận rộn. Ông vui, dẫu sẽ mệt. Bởi ngoài ông ra, chỉ có thêm một người giúp việc cho cả một khu du lịch  rộng lớn.
Lạ lùng, tất cả đều miễn phí...
Nhà trẻ dưới hầm: chiếc nôi thật và bức ảnh nổi tiếng về chiếc nôi

3.Chuyện nhà có vẻ ổn khi hai người con thành đạt ở châu Âu ủng hộ việc ông đang làm.
Blog của ông có tên là Trở về vùng đất lửa. Email của ông dùng luôn tên Vực Quành thay cho tên ông, Nguyễn Xuân Liên. Ông đã ở Quảng Bình, những năm tháng ác liệt 1961-1970.
Dễ dàng để tìm kiếm địa chỉ của ông, trên Internet và cả trên bản đồ du lịch Quảng Bình. Trên đường Hồ Chí Minh có hẳn một bảng chỉ dẫn lớn về khu du lịch sinh thái - văn hóa Vực Quành. Tiến sĩ Ernst Sagemueller (Đức) trong những khóa huấn luyện ngắn ngày về du lịch ở Việt Nam luôn dẫn khu du lịch của ông ra như một thí dụ sinh động và chuẩn mực cho việc làm du lịch: sinh thái và lịch sử đúng như tên gọi!
Điều gì khiến một người ngoại đạo lại có thể đạt được những chuẩn mực chuyên nghiệp của một ngành nghề thời thượng như thế? Tôi tự trả lời: tinh thần vô vụ lợi! Chính tinh thần đó đã giúp ông chăm chút tỉ mẩn và tình cảm hơn đến đứa con tinh thần của mình.
Vực Quành của ông không chỉ đón du khách. Nó còn trở thành phim trường cho những clip ca nhạc và cả phim dài tập, những tác phẩm cần đến bối cảnh hiện thực của chiến tranh. Mới nhất, đoàn làm phim Bến đò xưa lặng lẽ của đạo diễn Trần Vịnh đã đóng máy quay chính ở đấy! Người ta còn đưa các tùy viên quân sự quốc tế đến đây để tìm hiểu thêm phần nào lý do chiến thắng của cuộc kháng chiến thần thánh chống Mỹ cứu nước.
Chưa hết, với người dân Đồng Hới, Vực Quành đang là điểm đến cho các đôi uyên ương chụp hình cưới. Cây xanh, sông xanh, bầu trời rộng liền kề bên đô thị, những ký ức về một thời đạn bom đang dần mất dấu trong đời sống thường nhật.
4. - Ông đã mãn nguyện? Ở tuổi 66, ước mơ quay lại chiến trường xưa phục dựng quá khứ và để sống phần nào đã thỏa?
Không, ông có nhiều nỗi buồn. Những nỗi buồn mà nếu chỉ đến với Vực Quành như một du khách vô tình, ta không thể nào thấy được...
“Tới nay đã sắp tròn năm năm mở cửa đón khách, bạn bè gần xa, người đã qua và người không phải qua chiến tranh đến thưởng lãm, mình vẫn chưa có ý định khai thác thương mại. Nhiều vị lãnh đạo địa phương và trung ương cùng bạn bè, quí khách tới thăm đều tỏ lòng thông cảm và khuyên mình nên khai thác thương mại để có tiền duy trì, phát triển Vực Quành lâu dài. Vẫn còn đắn đo vì thủ tục hành chính chưa được các cơ quan công quyền giải quyết cho. Có lẽ vì các cơ quan trên chưa nghiên cứu xong hoặc bận, vậy mình cứ yên lòng chờ...”. Trích từ một entry trên blog Trở lại vùng đất lửa!
Lạ, trên bản đồ du lịch tỉnh có tên đứa con tinh thần của ông. Trên quốc lộ 15 có hẳn các bảng chỉ dẫn đến khu du lịch của ông, sản phẩm do chính bàn tay, khối óc, con tim ông làm nên, vậy mà chính danh thì ông không là gì hết với Vực Quành!
Thôi thì mình cũng được tham gia làm đẹp cho đời, nâng cao dân trí là mừng lắm rồi. Tự sướng!
Ông an ủi mình như thế!
ĐÌNH THẮNG

NGƯỜI TÁI HIỆN "NGÔI LÀNG THỜI CHIẾN"
Ông Nguyễn Xuân Liên khi nghỉ hưu đã dồn toàn bộ vốn liếng và bán cả nhà ở Hà Nội để dựng lại một ngôi làng (rộng khoảng 10ha) thời chiến tranh chống Mỹ tại Vực Quành, Xã Nghĩa Ninh, thành phố Đồng Hới (Quảng Bình). Đây là khu tái tạo lại hình ảnh một ngôi làng chiến tranh duy nhất trên toàn quốc, với nhiều nhà hầm, đường giao liên, đường xe ô tô, kho hàng hóa... cùng nhiều di vật chiến tranh thật sự. Một điều hết sức ý nghĩa là từ khi bảo tàng đưa vào hoạt động, thân nhân của các liêt sĩ đã ngã xuống trên chiến trường Quảng Bình có cơ hội rất lớn để tìm mộ người thân. 

Khu nhà truyền thống trong làng

Một tấm lòng son sắt:
Năm 1961, chàng trai trẻ Nguyễn Xuân Liên vào công tác tại Quảng Bình lúc vừa tròn 19 tuổi. Ông đã sống và chiến đấu cùng người Quảng Bình gần 10 năm. Đã hơn 30 năm trôi qua, nhưng ký ức của ông vẫn còn nguyên vẹn.

Năm 1992, ông Liên về thăm lại những đồng đội của mình đã mãi mãi nằm lại trên vùng đất lửa ngày xưa. Những xóm làng, những đồng bào không ngại hy sinh, gian khổ, bát cơm xẻ nửa cứ dần xuất hiện lại trong ký ức của ông.

Tuy nhiên, dấu tích của một thời oanh liệt không còn. Ông tự hứa với lòng mình sẽ có một ngày mình sẽ quay lại nơi này để tái hiện lại hình ảnh những xóm làng của một thời bom đạn.

Năm 2003 ông nghỉ hưu, con cái đã trưởng thành và điều tâm niệm đã đến lúc thực hiện. Ông bán nhà, huy động hai đứa con trai đang định cư tại Đức cho tiền và mang vào Quảng Bình để thực hiện ý tưởng của mình.

Rất nhiều khách du lịch nước ngoài đến thăm “Làng thời chiến”
của Ông Liên

Mỗi tấc đất là một kỷ niệm 
Từ đường Hồ Chí Minh rẽ phải vào khoảng hơn 1km là tới khu "bảo tàng" chứng tích chiến tranh. Mỗi hiện vật, mỗi công trình ở "bảo tàng" được tái hiện lại rất sinh động. Đi qua hố bom tấn to đùng, quanh hố bom là chi chít những vỏ bom nứt toác, đầu đạn thối...

Qua cầu phao sang sông được bắc bằng thùng phuy, một con đường giao liên mới phát, thấp thoáng trong rừng là những phuy xăng màu cỏ úa.

Trên sông Quành, ông thả mô hình những bao gạo đang trôi. Dưới chân, chúng tôi bắt gặp những cây rau tàu bay - cây rau "chủ lực" của bộ đội thời chống Mỹ trên đường Trường Sơn...

Càng tiến vào sâu khu trưng bày, người xem càng cảm nhận được rõ hơn về một khu làng thời chiến. Con đường hào dẫn vào làng hai bên khoét thêm những hàm ếch để tránh bom đạn, phía trên là rừng cây rậm rịt. Theo đó là những dấu tích chiến tranh dần hiện lên. Nào là đoạn đường mòn Hồ Chí Minh, đây binh trạm 559, những đống gỗ rừng sẵn sàng bỏ ra làm đường cho xe ra tuyền tuyến, đúng như truyền thống của người Quảng Bình "Xe chưa qua, nhà không tiếc".

Những ngôi nhà nhỏ trong "bảo tàng" được nối với nhau bằng hệ thống giao thông hào. Trên bờ hào, một hàng nhiều vỏ bom bi mẹ ghép lại mang khẩu hiệu "Chiến đấu giỏi, sản xuất cũng giỏi". Tiếp đến là những ngôi nhà tranh nửa nổi, nửa chìm dưới lòng đất, có kho chứa lương thực, lẫm (tủ bằng đất) bảo vệ vật dụng gia đình phòng khi bị cháy nhà.

Giao thông hào dẫn ra sau nhà nối với các nhà bên cạnh. Trong chiến tranh, mỗi căn nhà như thế của người dân Quảng Bình là một kho chứa lương thực phục vụ tuyền tuyến. Bữa ăn của các gia đình chỉ có sắn độn ngô và rau khoai lang, nếu ai có chút lòng tham chỉ cần chích bao là có ống gạo thổi cơm. Nhưng ai cũng tự nhủ gạo đó là máu xương của đồng bào, là để phục vụ kháng chiến. Mọi người đều đồng lòng với phương châm sống "Cho không lấy, thấy không xin".

Khu bệnh viện dã chiến được tái hiện rất sinh động, nó nằm sâu dưới lòng đất có bàn mổ, đèn bão, trên tường hầm mổ là những bức ảnh về các bác sĩ, y tá đã từng sống và làm việc trong những bệnh viện sơ tán. Gần bệnh viện là khu trường học. Trong lớp học có những chiếc bàn ghế thô mộc, trên mỗi bàn có 3 - 4 chiếc mũ rơm...

Điểm nhấn của khu làng kháng chiến là ngôi nhà tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Trên tường là danh sách hàng nghìn liệt sĩ được treo ngay ngắn. Riêng việc thiết kế ngôi nhà này của ông rất đặc biệt. Các cụ có câu "Lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng Nam", nhưng ông lại làm quay về hướng Bắc. Vì nghĩ rằng, những người con của miền Bắc ra đi chiến đấu trên khắp các chiến trường, nhưng lòng luôn hướng về quê hương, và mong ngày trở về quê mẹ.

Vậy mà chiến tranh đã cướp đi tuổi xuân của nhiều chiến sĩ, nên ông mới làm căn nhà này theo hướng Bắc. Mặc dù các anh đã hy sinh vẫn luôn hướng về quê mẹ. Cũng vì điều này mà ông Liên đã và đang làm một việc vô cùng ý nghĩa là thu thập tên, địa chỉ và chụp ảnh những ngôi mộ của các liệt sỹ rồi chuyển cho các phương tiện thông tin đại chúng đăng tải.

● Một đường hào dẫn vào làng thời chiến
● Một lớp học thời chiến đã được ông Liên tái
hiện lại
● Khách du lịch đang đi trên “Chiếc cầu phao
dã chiến”
Sống gửi thác về
Chuyện sưu tầm này bắt nguồn từ việc gia đình ông đi tìm mộ của người em trai đã hy sinh tại Tây Ninh. Sau ngày đất nước sạch bóng quân xâm lược, cũng như bao bà mẹ Việt Nam khác, mẹ ông vẫn mong tìm được phần mộ của đứa con thân yêu của mình. Vì chỉ khi nào đưa được hài cốt của người con trở về với quê hương bà mới yên lòng.

Ông đã nhiều năm đi khắp các cơ uqan, rồi vào lại chiến trường xưa hy vọng tìm được phần mộ của người em mình. Năm 1993, ông tìm được ngôi mộ tại Tây Ninh có ghi tên liệt sĩ Nguyễn Xuân Cảnh (trùng với tên của em trai mình). Biết tin này mẹ ông mừng lắm, mặc dù đã tuổi cao (90 tuổi) sức yếu, cụ cất công vào tận nghĩa trang liệt sĩ huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh.

Tuy nhiên, niềm vui của cụ "Ngắn chẳng tay gang", người nằm dưới mộ đúng là tên của em trai ông, nhưng địa chỉ lại ở xã An Phú, huyện Kinh Môn (Hải Dương). Ông và mẹ mình đã tới An Phú và báo tin cho gia đình của liệt sĩ có cùng tên trên. Từ lần đó, ông luôn trăn trở là hiện nay, nước ta còn hàng vạn bà mẹ vẫn ngày đêm vẫn mong ngóng tìm thấy phần mộ của con của mình đã hy sinh và nằm lại ở một nơi nào đó.

Trong khi đó, rất nhiều phần mộ có tên tuổi, địa chỉ đầy đủ mà thân nhân họ cũng không hề biết. Vậy tại sao mình không ghi lại để báo cho họ biết? Vì điều đó mà mấy năm qua, ông đã lần lượt tới một số nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình để chụp ảnh, ghi lại danh sách các liệt sĩ.

Đến nay ông đã sưu tầm được 3.000 ngôi mộ trong đó có tới trên 500 ngôi mộ không có quê quán trên bia mộ. Ông đã gửi danh sách này cho các phương tiện thông tin đại chúng đăng tải nhằm giúp các thân nhân liệt sĩ đã hy sinh và được an táng tại các nghĩa trang liệt sĩ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có thể tìm thấy phần mộ của người thân. Khi đoàn báo Bắc Giang vào thăm, ông đã cung cấp danh sách các liệt sĩ quê Hà Bắc hiện được an táng tại Quảng Bình cho đoàn.

Báo Bắc Giang đã đăng tải danh sách này và đã có 6 gia đình tìm được mộ qua thông tin trên. Không dừng lại đó, vừa qua ông đã liên hệ được với nhóm làm trang web www.nhantimdongdoi.org. Ông đã chuyển danh sách 3.000 ngôi mộ liệt sĩ cho những người phụ trách trang web đưa lên mạng.

Sau 2 năm đi vào hoạt động, có hàng ngàn lượt thanh niên, học sinh đến tham quan để "Thấy ông cha ta đã chiến đấu kiên cường, gian khổ thế nào". Bảo tàng là cầu nối cho các thế hệ mai sau hiểu rõ hơn lịch sử đã qua - Hào hùng và oanh liệt. Ông Liên luôn tình nguyện làm hướng dẫn viên cho các đoàn khách tới tham quan. Những việc ông Liên đã và đang làm quả là quý thay.
Xuân Tuấnfile:///I:/Bao%20%20Vuc%20Quanh/Tin%20-%20B%C3%A1o%20PH%E1%BB%A4%20N%E1%BB%AE%20VI%E1%BB%86T%20NAM.htm