Thứ Bảy, 4 tháng 2, 2012

HỌP BÁO CHIỀU 4/2 ...

Vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng: Ai đúng, sai đều phải công khai ..


 -Trong cuộc họp báo chiều 4/2, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết: Tháng 2 và các tháng tiếp theo, Chính phủ ưu tiên thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát về một con số, ổn định kinh tế vĩ mô thông qua việc điều hành chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ linh hoạt, chặt chẽ, từng bước hạ lãi suất, đồng thời có các chính sách thuế, phí hợp lý để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo việc làm để làm cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô, tạo niềm tin cho cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân. Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thiết thực cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, trong đó tập trung vào các hàng hóa tiêu dùng thiết yếu mà dù bị khủng hoảng nhưng thị trường quốc tế vẫn có nhu cầu, để vừa phát triển kinh tế, vừa tạo việc làm cho nhân dân, góp phần ổn định xã hội. Cùng với đó, phát triển thị trường trong nước với nhiều biện pháp tăng sức mua của người dân, từng bước nâng cao mức tiêu dùng nội địa trong cơ cấu GDP, hỗ trợ cho phát triển xuất khẩu cạnh tranh hơn, bền vững hơn; đẩy nhanh hoàn thiện các đề án tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước một cách đồng bộ và hiệu quả.


Bộ trưởng Vũ Đức Đam và Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Bắc Son họp báo. Ảnh: Chinhphu.vn


Liên quan đến vụ việc cưỡng chế, thu hồi đất của hộ ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng, đang có nhiều luồng ý kiến, dư luận khác nhau trong xã hội, Bộ trưởng Vũ Đức Đam cho biết: Ngay sau khi xảy ra vụ việc, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho UNBD TP Hải Phòng làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân về việc giao đất, tổ chức sử dụng đất, thu hồi và cưỡng chế đất. Mới đây, Văn phòng Chính phủ tiếp tục truyền đạt ý kiến của Thủ tướng, giao các bộ, ngành liên quan nắm chắc thông tin để tuần tới Thủ tướng sẽ chủ trì cuộc họp nghe các ý kiên, báo cáo. Tinh thần chung là mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, mọi việc phải xử lý theo pháp luật, cá nhân nào đúng, sai đều phải công khai, minh bạch, sai đến đâu thì xử lý đến đó.

Cũng theo Bộ trưởng Vũ Đức Đam, sau khi sự việc xảy ra, UBND TP Hải Phòng đã có báo cáo sơ bộ nhưng chưa đạt yêu cầu, chưa chi tiết, cụ thể, nên Thủ tướng yêu cầu Hải Phòng tiếp tục báo cáo làm rõ. Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng yêu cầu Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng họp, thống nhất quan điểm, làm rõ ba nội dung: giao đất, thu hồi đất đúng ở điểm nào, sai điểm nào, trách nhiệm thuộc cơ quan, cá nhân nào; việc tổ chức cưỡng chế có đúng quy định của pháp luật không, nếu không đúng thì sai ở đâu, tổ chức nào, cá nhân nào chịu trách nhiệm; ai có chủ trương phá hủy tài sản của công dân như ao cá, nhà..., có hay không có chủ trương này, của cấp nào? Các bộ, ngành cũng phải có ý kiến rõ ràng về vấn đề này.

Bộ trưởng Vũ Đức Đam ghi nhận những đóng góp của báo chí, phê phán sự vào cuộc chậm trễ của các bộ, ngành, cũng như thiếu chính kiến, quan điểm từ góc độ cơ quan quản lý chuyên ngành. Bộ trưởng cho biết trong cuộc họp do Thủ tướng chủ trì tới đây sẽ xem xét cả trách nhiệm cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan liên quan đã kịp thời chưa, có bảo đảm công khai, minh bạch không?

Cũng liên quan đến vấn đề đất đai, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc năm 2013, thời hạn giao đất nông nghiệp cho nông dân sẽ hết hiệu lực, đến khi nào việc này được Chính phủ thảo luận và phương hướng thế nào, Bộ trưởng Vũ Đức Đam nhận định, đây là nội dung Chính phủ rất quan tâm và sẽ bàn trước khi đến hạn. Đất đai là tài nguyên hữu hạn, phải được sử dụng một cách hiệu quả nhất phục vụ cho sự phát triển của đất nước, đảm bảo nhu cầu của nhân dân, nhưng đồng thời nhân dân cũng phải có đất để sản xuất. Theo Bộ trưởng, đây là một việc lớn, cần phải bàn kỹ, trong khi chưa có giải pháp rõ ràng thì tốt nhất nên kéo dài đến khi nào Luật Đất đai được sửa, mọi quy định đã rõ ràng thì mới thực hiện thu hồi.

Bộ trưởng Vũ Đức Đam và đại diện các Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước cũng trả lời nhiều câu hỏi của báo giới liên quan đến các vấn đề tái cơ cấu đầu tư công, thanh khoản của các ngân hàng, việc sáp nhập các ngân hàng thương mại, giảm lãi suất cho vay, những thách thức về chỉ số CPI.

Chu Thanh Vân

http://www.baomoi.com/Home/ThoiSu/baotintuc.vn/Ve-vu-cuong-che-o-Tien-Lang-Ai-dung-sai-deu-phai-cong-khai/7816800.epi
.

THỦ TƯỚNG CHỈ ĐẠO LÀM RÕ BA VẤN ĐỀ

Làm rõ trách nhiệm trong vụ cưỡng chế ở Hải Phòng

04/02/2012 20:19:55
Dù vụ việc cưỡng chế đất tại Hải Phòng không được đưa vào nội dung cuộc họp Chính phủ tháng 2, tuy nhiên, tại cuộc họp báo diễn ra chiều nay (4/2), Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn Phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, Thủ tướng chỉ đạo làm rõ ba vấn đề, chỉ ra rõ trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức, sai phạm đến đâu xử lý đến đó, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

Vấn đề thứ nhất, Thủ tướng yêu cầu làm rõ việc giao đất, thu hồi đất đúng ở điểm nào và sai ở đâu, trách nhiệm thuộc về cá nhân, cơ quan nào.


Thứ hai, việc tổ chức cưỡng chế có đúng quy định của pháp luật không. Cụ thể trong luật có quy định khi nào cần phải sử dụng việc cưỡng chế và cách thức thực hiện như thế nào. Việc cưỡng chế sai ở đâu, cá nhân và cơ quan nào phải chịu trách nhiệm.

Thứ ba, tài sản của người bị cưỡng chế như ao cá, nhà bị phá hủy thì ai có chủ trương, ai ra quyết định, nếu có là chủ trương của ai, cấp nào.

“Thủ tướng yêu cầu, các vấn đề trên không chỉ Chủ tịch UBND Hải Phòng, mà tập thể Thường vụ, Thành ủy Hải Phòng phải họp lại rồi thống nhất báo cáo Chính phủ. Các Bộ theo chức năng phải có ý kiến rõ ràng về việc này”, ông Đam nói.

Trả lời câu hỏi của PV Thanh Niên Online về nội dung báo cáo của chính quyền Hải Phòng và kết quả làm việc bước đầu của các đoàn công tác thuộc Bộ, ngành ông Đam khẳng định, việc các Bộ, ngành cử cán bộ xuống nắm tình hình, đó là việc bình thường theo trình tự, thủ tục hành chính.

Ông Đam nói thêm, riêng Thủ tướng, với trách nhiệm người đứng đầu Chính phủ đã yêu cầu Chủ tịch UBND Hải Phòng báo cáo, đồng thời với trách nhiệm trong Đảng, Nhà nước cũng yêu cầu Ban thường vụ Thành ủy Hải Phòng phải họp và thống nhất quan điểm về vụ việc này.

“Vào ngày 15/1, Thủ tướng chỉ đạo yêu cầu Hải Phòng báo cáo rõ, gần đây nữa cũng yêu cầu phải báo cáo lại. Điều đó thể hiện báo cáo của Hải Phòng chưa đủ chi tiết, cụ thể”, ông Đam nói.

Liên quan đến cuộc họp do Thủ tướng chủ trì trong tuần tới về vụ cưỡng chế, ông Đam cho biết, Thủ tướng sẽ nghe báo cáo của Hải Phòng và quan điểm của các Bộ, ngành để có ý kiến kết luận.

“Tinh thần chung, tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, được xử lý đúng theo pháp luật. Tổ chức, cá nhân nào đúng, sai đều được công khai, trách nhiệm đến đâu xử lý đến đó. Cuộc họp của Thủ tướng sẽ được cung cấp đầy đủ cho báo giới”, ông Đam khẳng định.

(Theo TNO)

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH Ở QUẢNG BÌNH

Doanh nghiệp Quảng Bình “kêu” mất thời gian vì thủ tục hành chính
Cập nhật lúc 15:44, Thứ năm, 02/02/2012 (GMT+7)
NDĐT- Ngày 2-2, Sở Tư pháp Quảng Bình cho biết, tại toạ đàm về hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp do cơ quan này tổ chức, các doanh nghiệp trên địa bàn đều “kêu” công việc bị chậm trễ do thủ tục hành chính còn phiền toái.

Theo đó, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phản ánh, từ khi ngành hải quan áp dụng khai hải quan điện tử đã giảm nhiều thủ tục giấy tờ không cần thiết nhưng các ngành ngân hàng, kiểm toán, thuế vẫn yêu cầu chứng thực bằng giấy tờ, khiến doanh nghiệp rất vất vả.
Các thủ tục hành chính như cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, cấp mã số doanh nghiệp, mã số thuế, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thủ tục vay vốn, giải ngân chưa được cải tiến. Theo quy định mới của Chính phủ, thủ tục đăng ký kinh doanh và mã số thuế mất khoảng 1,5-2 ngày nhưng hiện ở Quảng Bình còn tới 4-5 ngày. Nguyên nhân là do các ngành chức năng phối hợp với nhau chưa chặt chẽ, làm mất thời gian nên doanh nghiệp phải đi lại nhiều lần.
Việc giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình được phê duyệt quá chậm, có những công trình người dân không thoả mãn đền bù nên không chịu di dời, khiến việc thi công phải đình hoãn, chậm trễ, nhà thầu chịu thiệt thòi vì phải trả lãi vốn vay thi công công trình.
Từ thực tế đó, các doanh nghiệp kiến nghị UBND tỉnh Quảng Bình cần cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính để tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp; đồng thời có các biện pháp kiên quyết, giải quyết dứt điểm khâu đền bù, di dời và giao mặt bằng sạch cho đơn vị thi công.
HƯƠNG GIANG

VÒNG PHẤN KÁP-KA-Z

Chalk Circle Vòng phấn Cáp-ca-dơ


Chalk Circle
Vòng phấn Cáp-ca-dơ
Summary
Tóm tắt cốt chuyện
by Bertolt Brecht
Bertolt Brecht
The Caucasian Chalk Circle begins with a Prologue that deals with a dispute over a valley. Two groups of peasants want to claim a valley that was abandoned during WW II when the Germans invaded. One group used to live in the valley and herded goats there. The other group is from a neighboring valley and hopes to plant fruit trees. A Delegate has been sent to arbitrate the dispute. The fruit growers explain that they have elaborate plans to irrigate the valley and produce a tremendous amount of food. The goat-herders claim the land based on the fact that they have always lived there. In the end, the fruit farmers get the valley because they will use the land better. The peasants then hold a small party and a Singer agrees to tell them the story of the Chalk Circle.
Vòng phấn Cáp-ca-dơ bắt đầu với một phần mở đầu nói về tranh chấp đát đai ở một một thung lũng. Hai nhóm nông dân muốn có chủ quyền về cái thung lũng đã bị bỏ trong Thế chiến 2, khi Đức xâm lược. Một nhóm được trước đây sống trong thung lũng và chăn dê ở đó. Nhóm kia ở thung lũng kế cận và mong muốn trồng cây ăn quả. Một đại biểu đã được gửi đi để phân xử vụ tranh chấp. Những người trồng muốn trồng cây ăn trái giải thích rằng họ có kế hoạch xây dựng để tưới tiêu cho các thung lũng và sản xuất một lượng lớn thực phẩm. Những người chăn nuôi yêu sách chủ quyền đất dựa trên thực tế là họ đã luôn luôn sống ở đó. Cuối cùng, những người nông dân trồng cây ăn quả có được thung lũng, vì họ sẽ sử dụng đất tốt hơn. Những người nông dân sau đó tổ chức một bữa tiệc nhỏ và một ca sĩ đồng ý kể cho họ nghe câu chuyện Vòng phấn.
The Caucasian Chalk Circle is actually two stories that come together at the end. The first story is that of Grusha and the second story is that of Azdak. Both stories begin in a Caucasian City ruled by a Governor, who serves a Grand Duke. The Governor has just had a child, Michael, and his wife Natella is incredibly jealous of the attention that he gives to his son. The Governor's brother, the Fat Prince, stages an insurrection on Easter Sunday. He kills the Governor and forces the Governor's wife to flee. In her haste, she leaves behind her child. The Grand Duke and many of the soldiers flee as well.
Vòng phấn Cáp-ca-dơ thực sự là hai câu chuyện đan kết với nhau ở phần kết. Câu chuyện đầu tiên là của Grusha và câu chuyện thứ hai là của Azdak. Cả hai câu chuyện bắt đầu trong một thành phố ở Cáp-ca-dơ được cai trị bởi một Thống đốc, dưới quyền một Đại Công tước. Thống đốc có một đứa con, Michael, và Natella, vợ ông vô cùng ghen tị với sự quan tâm mà ông dành cho con trai mình. Anh trai của Thống đốc, Prince Fat, dấy lên một cuộc nổi loạn vào ngày Chúa Nhật Phục Sinh. Y giết chết Thống đốc và buộc vợ Thống đốc chạy trốn. Trong lúc vội vàng, bà để lại đứa con của mình. Đại Công tước và nhiều binh sĩ của ông cũng bỏ chạy.
Grusha, a kitchen maid, becomes engaged to a soldier named Simon. Soon thereafter, during the coup, she has Michael handed to her. She hides the child from the Fat Prince and his soldiers, thereby saving the child's life. She then takes Michael with her and flees the city, heading north. After spending most of her money and risking her life for the child, she arrives at her brother's house. He allows her to live there over the winter.
Grusha, một cô giúp việc nhà bếp, đã hứa hôn với một người lính tên là Simon. Ngay sau đó, trong cuộc nổi loạn, người ta giao Michael cho cô. Cô giấu đứa bé không cho Prince Fat và binh lính của ông biết, do đó cứu sống được đứa trẻ. Sau đó, cô mang Michael theo mình và trốn chạy khỏi thành phố, đi về phía Bắc. Sau khi tiêu hết phần lớn số tiền dành dụm của mình và mạo hiểm mạng sống cho đứa trẻ, cô đến nhà anh trai cô. Anh ấy cho phép cô ở lại qua mùa đông.
When spring arrives, Grusha's brother forces her to marry a "dying" man from across the mountain. They hold a wedding, but during the reception the guests learn that the war is over and that the Grand Duke has raised an army and returned. The "dying" man, Jussup, realizes that he can no longer be drafted into the war. He miraculously recovers and throws all the guests out of the house. Grusha, now stuck with a husband she did not want, is forced to become a good wife to him.
Khi mùa xuân đến, anh trai của Grusha ép cô kết hôn với một người đàn ông "đang hấp hối" ở bên kia núi. Họ tổ chức đám cưới, nhưng trong tiệc cưới khách khứa biết rằng chiến tranh đã kết thúc và Đại Công tước đã huy động một đội quân và đang quay trở lại. Người đàn ông "đang hấp hối", Jussup, nhận ra rằng ông không còn có thể bị gọi đi lính nữa. Ông phục hồi một cách kỳ diệu và đuổi tất cả các khách ra khỏi nhà. Grusha, bây giờ bị mắc kẹt với một người chồng cô không muốn lấy, buộc phải trở thành một người vợ tốt của anh ta.
One day Simon returns and learns that she is married. He is even more upset when he sees Michael, whom he thinks is Grusha's child. Some soldiers soon arrive and take Michael away from her, claiming that Michael belongs to the Governor's wife. Grusha follows them back to the city.
Một ngày Simon trở về và biết rằng cô đã kết hôn. Anh thậm chí còn khó chịu hơn khi ông nhìn thấy thằng bé Michael, mà anh cho là con của Grusha. Một số binh sĩ đến ngay lập tức và mang Michael đi, tuyên bố rằng Michael thuộc về người vợ của Thống đốc. Grusha theo họ trở lại thành phố.
The next story that is told is that of Azdak. The plot returns to the night of the Fat Prince's insurrection. Azdak finds a fugitive and saves the man's life. The man turns out to be the Grand Duke. Realizing that he could be branded a traitor, Azdak walks into town and reveals that he saved the Grand Duke's life. The soldiers refuse to believe him and he is released. The Fat Prince soon shows up with his nephew, whom he wants to make the new judge. However, he agrees to let the soldiers decide who the next judge should be. After staging a mock trial, they choose Azdak.
Câu chuyện tiếp theo kể về Azdak. Vào cái đêm Prince Fat nổi loạn. Azdak tìm thấy một kẻ chạy trốn và cứu sống người ấy. Người đàn ông đó hóa ra lại là Đại Công tước. Thấy rằng mình có thể được mang danh kẻ phản bội, Azdak đi vào thành phố và tiết lộ rằng ông đã cứu sống Đại Công tước. Những người lính từ không chịu tin ông và ông được thả ra. Fat Prince xuất hiện tức thì với cháu trai của y, người mà y muốn cho làm quan tòa mới. Tuy nhiên, ông đồng ý để cho những người lính quyết định ai sẽ là quan tòa tiếp theo. Sau khi dàn dựng một phiên tòa giả, họ chọn Azdak.
He then judges four very strange cases, ruling in each case in favor of the poor person. Azdak soon gains a reputation for supporting the poor. However, after two years as a judge, the Grand Duke returns. Azdak is arrested as a "traitor" by the soldiers and is about to be killed by them. However, the Grand Duke, remembering that Azdak saved his life, reappoints Azdak to be the judge, thereby saving his life.
Sau đó, quan tòa xử bốn vụ án rất kỳ lạ, mà trong mỗi vụ đều phán quyết bênh vực người nghèo. Azdak sớm nổi tiếng về bênh vực người nghèo. Tuy nhiên, sau hai năm Azdak làm quan tòa, Đại Công tước trở về. Azdak bị những người lính bắt giữ như là một "kẻ phản bội" sắp sửa hành hình. Tuy nhiên, Đại Công tước, nhớ rằng Azdak đã cứu mạng mình, lại bổ nhiệm Azdak làm quan tòa, nên đã cứu sống Azdak.
Azdak now takes over the case of Grusha and the child. The Governor's wife wants Michael back because without Michael she cannot take over the former Governor's estates. Grusha wants to keep the child, whom she has raised for the past two years. Even Simon goes to the trial and promises Grusha that he will support her.
Azdak bây giờ phải xử vụ án Grusha và đứa trẻ. Vợ của Thống đốc muốn Michael trở về với bà bởi vì không có Michael, bà ta không thể kế thừa gia sản của cựu Thống đốc. Grusha lại muốn giữ đứa trẻ, vì cô đã nuôi nấng nó trong hai năm qua. Ngay cả Simon cũng tham gia phiên tòa và hứa với Grusha rằng anh sẽ ủng hộ cô.
After hearing all the arguments and learning about what Grusha has done to take care of the child, Azdak orders a Chalk Circle to be drawn. He places the child in the middle and orders the two women to pull, saying that whichever woman can pull the child out of the circle will get him. The Governor's wife pulls whereas Grusha lets go. Azdak orders them to do it again, and again Grusha lets go. Azdak then gives Michael to Grusha and orders the Governor's wife to leave. He confiscates Michael's estates and makes them into public gardens. His last act is to divorce Grusha, thereby allowing her to marry Simon. During the dancing that follows, Azdak disappears forever.
Sau khi nghe tất cả các tranh luận và tìm hiểu về những gì Grusha đã làm để chăm sóc đứa trẻ, Azdak ra lệnh vẽ một cái vòng tròn bằng phấn. Ông đặt thằng bé ở giữa và ra lệnh cho hai người phụ nữ tranh kéo đứa bé về phía mình, nói rằng người nào có thể kéo đứa bé khỏi vòng tròn sẽ được quyền có nó. Vợ Thống đốc ra sức kéo trong khi Grusha buông tay thả đứa bé. Azdak ra lệnh cho họ làm điều đó một lần nữa, và một lần nữa Grusha lại thả tay đứa bé ra. Azdak sau đó giao Michael cho Grusha và đuổi vợ Thống đốc đi. Ông tịch thu điền sản của Michael xây thành công viên. Hành động cuối cùng của ông là cho Grusha ly dị, do đó cho phép cô kết hôn với Simon. Trong buổi khiêu vũ sau đó, Azdak biến mất mãi mãi.

Translated by nguyễn quang
Thông điệp của Bertolt Brecht
NGƯỜI SỞ HỮU XỨNG ĐÁNG LÀ NGƯỜI BIẾT YÊU MẾN, TRÂN QUÝ VẬT SỞ HỮU VÀ BIẾT LÀM CHO NÓ TỐT ĐẸP HƠN
http://www.gradesaver.com/the-caucasian-chalk-circle/study-guide/short-summary/

VÒNG PHẤN KÁP-KA-Z MỚI Ở TIÊN LÃNG

HÃY VẼ MỘT VÒNG PHẤN KÁP-KA-Z MỚI Ở TIÊN LÃNG

VY VY
Giá như Béc-tôn Brếch còn sống, chúng ta hãy mời ông đến Tiên Lãng để vẽ thêm một vòng phấn mới. Cái Vòng Phấn giản đơn và huyền bí mà công lý đã dùng để phán xử quyền sở hữu. Cống Rộc nên thuộc về ai? Anh Vươn hay chính quyền Tiên Lãng. Theo pháp luật hiện thời, đất đai thuộc về toàn dân, trong đó có tôi và các bạn. Theo bạn chúng ta có cái thực quyền đó hay không? Nếu có bạn quyết định giao nó cho ai? Trước trả lời xin mời các bạn đọc bài viết sau.
Để đất nước chúng ta có một nền nông nghiệp bền vững phải thực hiện những việc sau đây:
1. Giữ lấy diện tích đất nông nghiệp – tăng khai hoang phục hóa
Đất nông nghiệp là một loại tài sản đặc biệt. Nó ra đời với sự kết hợp bền bĩ của Thiên Nhiên và Con Người. Trải qua hàng triệu năm biến đổi, lớp đất phong hóa mới hình thành, với sự cần cù của con người lớp thổ nhưỡng màu mỡ cho cây trồng mới ra đời. Người ta không thể sống mà không có cái ăn. Người ta không thể có cái ăn nếu không nuôi trồng. Người ta không thể nuôi trồng nếu không có đất đai, mặt nước. Nhân loại đã chịu đựng thiếu đói từ thủa ra đời cho mãi tới cách đây 50 năm. Lương thực thế giới mới dư thừa khoảng vài chục năm, nhưng không phải cả thế giới đều no đủ, nhiều người Châu Phi vẫn phải chết đói lúc tôi đang viết bài này và Việt Nam cách đây hơn chục năm vẫn là quốc gia thiếu đói. Đừng phụ bạc đất nông nghiệp. Chớ vội vã biến đổi mục đích sử dụng của nó để biến nó thành vàng bỏ đầy túi tham. Thiên nhiên sẽ trả thù cho những ai cố tình vùi chôn cái tài sản vô giá ấy. Không nói đâu xa, dân Phi-lip-pin đang phải cuốc vào chân mình khi lỡ nhẹ dạ nghe lời dụ ngọt, biến ruộng nương thành sân gôn, nhà máy. Năng suất nông nghiệp có giới hạn của nó. Điều gì sẽ xảy ra khi dân số nước ta tăng lên con số 120 triệu mà diện tích nông nghiệp biến mất nhanh chóng dưới gót giày xâm lược của đội quân có tên là “dự án” đang diễn ra hằng ngày.
Trong khi cả nước lập thành tích xóa sổ đất nông nhiệp thì một mình anh Vươn đã tạo thêm được gần 20 hecta đất đầm. Nó là công lao là thành quả của lao động nhọc nhằn và hy sinh quên mình. Phần đất đó theo lẽ công bằng phải được giao cho anh trên 50 năm hay vĩnh viễn mới phải vì nó không có sẵn để chính quyền giao hay cho thuê mà do chính tay anh tạo dựng. Thật trơ trẽn khi dám viết rằng anh xâm chiếm trái phép để tạo lập thêm 19.3 ha, nên phải nộp 2 triệu tiền phạt mới được giao đất. Chưa có ai trong lịch sử nước nhà, ngay cả dưới thời phong kiến xấu xa, làm người khai hoang lại bị nộp phạt. Nhớ rằng, người dân Mỹ, nơi có nền dân chủ kém ta một vạn lần, khi mới đến miền Viễn Tây, không cần khai hoang, chẳng cần phục hóa, chỉ cần một cuộn dây thừng và mấy cái cọc, đóng cọc xuống, căng dây cho kín vào, báo cho chính quyền sở tại (nếu có) là đã thực thi quyền sở hữu đất đai của mình.
2. Giữ lấy lớp đất thổ nhưỡng, cất lại ở những nơi thích hợp để con cháu ngày sau khi cần có thể sử dụng lại
Như đã nói, con người không thể tự tạo ra đất mà cần thiên nhiên và thời gian. Cái vô giá của đất trồng là ở đó. Do vậy, phải luật hóa việc bóc tách lớp đất trồng (khoảng 1m sâu) cất lại cho đời sau, khi xung quanh con cháu chúng ta xe hơi, máy tính nhiều hơn cơm gạo, khi phần lớn đất đai nông nghiệp của thế giới đã ngập sâu dưới nước biển dâng cao. Băng-la-đét là một ví dụ nhãn tiền. Nhiều phần Nam bộ của VN là một ví dụ tương lai gần. Việc đắp đê của anh Vươn làm tăng tốc bồi lắng phù sa là góp phần tạo ra lớp thổ nhưỡng tương lai, tác động tích cực vào thiên nhiên. Như vậy, chính quyền và anh Vươn, ai là người nhìn xa trông rộng đây?
3. Hãy giao đất đai vào tay người biết làm cho nó màu mỡ hơn, tốt đẹp hơn
Lao động nông nghiệp có tính đặc thù nó không phải là hoạt động sản xuất vật phẩm từ nguyên liệu có sẵn như lao động công nghiệp. Người công nhân có thể căm thù nhà máy nhưng vẫn làm ra được sản phẩm. Người nông dân không làm ra được hạt gạo, nếu căm thù ruộng đồng và cây trồng. Mùa màng không phải chỉ do bàn tay người nông dân làm ra. Nó là sự phối hợp của quá trình phát triển tự nhiên của cây trồng, vật nuôi trong điều kiện nuôi trồng với sự chăm sóc của người nông dân (Nhất nước nhì phân tam cần tứ giống). Đất đai không chứa các chất dinh dưỡng vô tận, nó cần được làm cho màu mỡ hơn hằng năm bằng phân bón và kỹ thuật canh tác thích hợp. Nói tóm lại, đất đai cần được chăm sóc. Người nông dân sẽ chăm sóc đồng ruộng tốt hơn khi nó là của họ, chứ không thuộc một chủ thể mơ hồ nào đó mà họ không nhìn thấy. Nó phải là con đẻ của họ chứ không phải là người dưng nước lã. Họ không muốn nó rơi vào tay ai đó chỉ vì một chữ ký của ai đó.
4. Hãy tôn trọng tình yêu thiêng liêng đối với đất đai của người nông dân.
Con người sinh ra có tình yêu tự nhiên với đất. Ai cũng có cái cảm giác sướng vui khi được đi chân trần trên mặt đất mát mẻ. Nhớ lại, Khi Bác Hồ về đến Việt Nam đã hôn nắm đất nơi địa đầu Tổ Quốc. “Đất” và “nước” là hai yếu tố cấu thành của “đất nước” chúng ta. Không có thứ tiếng nào trên thế giới có cái danh từ chỉ xứ sở đẹp, hay, và sâu sắc như tiếng Việt chúng ta (chữ Giang sơn hay Sơn hà của tiếng Hoa cũng không hay bằng). Nói thế, để biết rằng, đất đã đi sâu vào tiềm thức dân tộc. Người Việt vốn yêu đất. Với người nông dân, tình yêu đất còn nồng nàn hơn vì nó là người bạn gắn bó suốt đời họ, nuôi sống họ, cho họ nơi nương náu lúc còn sống và ôm ấp họ khi họ qua đời. Đất thiêng liêng lắm, tình yêu đất thiêng liêng, chung thủy lắm. Thật là nhẫn tâm khi tìm cách biến tình yêu thiêng liêng đó của họ thành một cuộc ngoại tình. Cứ mỗi lần hết hạn sử dụng đất lại hỏi nhau: “Nếu không được giao đất nữa, ta sẽ làm gì?” “Nếu bị thu hồi đất sẽ sống ở đâu, ra sao?”
Nếu đã công nhận mối tình thiêng liêng của nông dân và đất đai của họ thì xin đừng cưỡng hiếp đất đai. Hãy vun đắp tình yêu ấy để đời thêm hoa trái ngọt lành. Càng yêu đất bao nhiêu, người ta càng yêu nước bấy nhiêu vì mất nước là mất đất. Hãy gắn kết nông dân vào đất nước với quyền sở hữu đất. Họ là người sản sinh ra chiến sỹ và anh hùng, những người đã đang và sẽ bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của đất nước này.
Hãy nhớ rằng tới một lúc nào đó, nhà nước không phải bắt nông dân đóng thuế nông nghiệp mà phải trợ cấp cho họ trên mỗi đơn vị sản phẩm mà họ làm ra.
5. Hãy để những người lương thiện tham gia chính quyền
Người dân chỉ cần có những người không hại mình là đã mãn nguyện lắm rồi. CQ có thể không giỏi giang nhưng cần phải lương thiện. Nhưng không phải kêu gọi, khuyên bảo, chỉ thị là đủ. Phải thực hiện pháp trị và dân chủ. CQ phải thực sự là đại diện của người dân. Người dân phải có quyền bãi miễn đại diện của mình nếu họ không xứng đáng.
Trước khi trả lời câu hỏi mời các bạn xem bài này ( Tại đây!) . Tôi lấy cảm hứng từ đây để viết.
Rút từ  comments