Chủ Nhật, 29 tháng 1, 2012

ĐỔ THÊM DẦU VÀO LỬA ? ĐẺ CON DẠI THẢM HẠI CÁI ...

Thời gian: 22/01/2012 - 15:10
Vụ cưỡng chế đầm vùng tại xã Vinh Quang: Chính quyền đầy đủcơ sở pháp lý.


Gần một tháng trôi qua, vụ án Đoàn Văn Vươn cùng người nhà xả súng vào lực lượng cưỡng chế vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau. Dư luận cực lực lên án hành động coi thường vi phạm pháp luật, tuy nhiên về vấn đề tại sao lại tổ chức cưỡng chế và cơ sở pháp lý trong vụ việc này, đa số nhân dân vẫn chưa nắm bắt tường tận. Nhằm giúp nhân dân trên địa bàn có những thông tin chính xác hơn về vụ việc này, sau một thời gian làm việc, chúng tôi đã tiếp cận với một số cơ quan chức năng và những người có liên quan để tìm hiểu, điều tra về nguồn gốc đất đai, quá trình hình thành vùng đầm NTTS ven biển. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trả lời về các vấn đề cơ bản là: tại sao lại phải thu hồi để chuyển đổi hình thức giao đất sang thuê đất? Tại sao thu hồi không cần đền bù? Công lao trong việc làm đê và trồng rừng cây chắn sóng thuộc về ai? Trước hết cần khẳng định lại rằng, việc UBND huyện Tiên Lãng thực hiện cưỡng chế mà không cần đền bù là hoàn toàn thấu tình và đạt lý.
Ông Lưu Quang Yên, nguyên Đại biểu Quốc hội khóaVII (1981 – 1987), nguyên Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng (1992 – 2000), nguyênBí thư Huyện ủy Tiên Lãng (2000 – 2003), cho biết: Những thập niên 70 – 80 thếkỷ 20, sau quá trình lấn biển lần thứ nhất, huyện Tiên Lãng hình thành được mộtsố xã mới là Đông Hưng, Tiên Hưng và Tây Hưng, cùng một khu đất bãi bồi rộngvài trăm ha.
Thời kỳ mới thành lập, kinh tế các xã vùng ven biển cònnhiều khó khăn, nhưng khu bãi bồi Vinh Quang đã nổi lên là khu vực màu mỡ vớinguồn tài nguyên tự nhiên ven biển phong phú. Nhiều gia đình hộ dân sinh sốnggần đây đã tự ý ngăn chia các khu vực lấn chiếm đất, bán nhượng đầm vùng đểkiếm sống và đã nảy sinh mâu thuẫn tranh chấp giữa các hộ dân. Đặc biệt nghiêmtrọng hơn, còn có cả hiện tượng chặt phá rừng phòng hộ bừa bãi, ảnh hưởng đếnkhả năng bảo vệ đê điều, môi trường sinh thái biển và nguồn lợi thủy sản. Từđó, huyện quyết định sẽ giao đất cho một số hộ dân để quản lý được tốt hơn.
Cũng chính ngay tại thời điểm đó, huyện đã xác định đượckhu vực đất bãi bồi ven sông ven biển xã Vinh Quang sẽ nằm trong chương trìnhquai đê lấn biển lần thứ hai, vùng đất đó sẽ phải quy hoạch lại toàn bộ, chonên ngay khi giao đất cũng tính đến chuyện thu hồi. Xuất phát từ tình hình thựctiễn của địa phương như trên, với mục đích chính là “Giao đất chưa sử dụngtrong khi chờ quy hoạch”, ông Yên, với cương vị là Chủ tịch UBND huyện TiênLãng đã quyết định giao cho ông  Đoàn Văn Vươn 40,3 ha đất bãi bồi để nuôi trồng thủy sản, với thời hạn 14 năm. Huyện cũng xác định, với thời gian đó đủ để người nông dân hoàn vốn và có lãi, nên đã quy định sẽ không bồi thường khi thu hồi đất.
Ông Yên cho biết thêm: Tất cả những người xin được cấp đất để nuôi trồng thủy sản đều biết rõ quy định của huyện ngay tại thời điểm đó và đều nhất trí với quan điểm đó của huyện. Bản thân ông Vươn và gia đình cũng phải hiểu được chính quyền đã tạo nhiều điều kiện hỗ trợ cho ông trong quá trình làm ăn tại khu đất nuôi trồng thủy sản này như: đắp đê, trồng rừng chắn sóng, làm cống thoát nước, làm đường công vụ, tạo điều kiện cho vay vốn… nhưvậy rõ ràng ông Vươn và gia đình là những người được hưởng lợi trực tiếp do nhànước hỗ trợ.
Song khi hết thời hạn giao đất, ông Vươn cố tình không thựchiện Quyết định thu hồi đất của UBND huyện, mặc dù đã được các cấp giải quyết theo trình tự, mà vẫn ngang nhiên sử dụng 40,3 ha đất nuôi trồng thủy sản và đồng thời không thực hiện nghĩa vụ tài chính, gây bức xúc trong nhân dân và tạo tiền lệ xấu cho các chủ đầm vùng khác không chấp hành các quyết định khi nhà nước thu hồi đất đã hết hạn sử dụng. Chỉ cách một con kênh, phía bên kia là Bắc Cống Rộc có đồng ruộng của người dân xã Vinh Quang hàng năm người nông dân phải nộp sản lượng về cho nhà nước, một bên là hàng chục ha nuôi trồng thủy sản với kinh phí hàng năm thu về hàng tỷ đồng nhưng từ năm 2007 ngay sau khi có Quyếtđịnh thu hồi đất, gia đình ông Vươn đã không có một động thái nào về nộp thuế cho nhà nước.
Là người trực tiếp ký các quyết định giao đất cho ông Vươn,nguyên Chủ tịch UBND huyện Lưu Quang Yên khẳng định, việc giao đất cho ông Vươnở thời điểm đó, với tình hình thực tế như đã phân tích ở trên là hoàn toàn đúng pháp luật.
“Bản thân tôi và người dân ở đây đều hiểu rằng, căn nguyênkhiến các đối tượng chống trả quyết liệt do diện tích đất nằm trong diện quyhoạch Sân bay quốc tế Tiên Lãng. Nếu như giao đất cho Vươn thì sau này Nhà nướcphải đền bù với mức rất cao. Nhưng nếu là đất thuê thì hết thời hạn thuê phảitrả và chỉ được nhận hỗ trợ về phần kiến trúc xây trên đất. Ông Vươn cố giữ lại đất với hy vọng sẽ được giao và đền bù khi dự án được triển khai” – ông Yên cho biết.
Qua tìm hiểu, được biết: đất giao ông Vươn là đất bãi bồi ven biển không phải là quỹ đất nông nghiệp giao cho nông dân. Quyết định số 220của UBND huyện ghi rõ thời hạn giao đất là 14 năm kể từ ngày 14/10/1993, trước khi hết thời hạn 6 tháng ông Vươn không có đơn gia hạn, nên theo quy định tạiKhoản 10 Điều 38 và Khoản 1 Điều 43 Luật Đất đai năm 2003, Khoản 5 Điều 36 vàĐiều 142, Nghị định 181 của Chính phủ thì việc UBND huyện thu hồi đất là theo đúng quy định pháp luật. Trong thời gian 14 năm được giao đất, ông Vươn đã được các cấp chính quyền quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ vay vốn, tham gia vào các dựán, đắp đê chắn sóng…
Mặc dù vậy, ông Vươn có nhiều sai phạm, như: tháng 4/2007ông Vươn lấy danh nghĩa là Chủ tịch Liên chi hội nuôi trồng thủy sản đã sử dụngcon dấu để ký báo cáo, trong bản báo cáo đó có nhiều nội dung mang tính chất xuyên tạc, bôi nhọ UBND huyện Tiên Lãng, chống lại việc thực hiện chính sách phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đặc biệt đã nhấn mạnh nội dung vận động lực lượng để chống đối lại việc UBND huyện thu hồi khu đất. Như vậy có thể nhận thấy, hành vi của Đoàn Văn Vươn và một số đối tượng liên quan chống đối lại cơ quan thi hành công vụ là hết sức nguy hiểm, vi phạm pháp luật nghiêm trọng, cần trừng trị nghiêm minh.
Về thông tin chính quyền huyện thu hồi đất để giao cho cá nhân khác, qua tìm hiểu được biết đây là thông tin không chính xác. Hiện khu đầm vùng 40,3 ha do xã Vinh Quang quản lý.
Về việc các chiến sĩ công an và quân đội tham gia bảo vệđoàn cưỡng chế bị thương hôm 5/1 đã xuất viện nhưng có một số đồng chí chưa gắp được hết đạn ra khỏi người, có đồng chí bị thương vào mắt, sẽ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sau này.
Bản chất sự việc cũng khá đơn giản, nhưng lợi dụng việc này, một số kẻ xấu đã thông tin sai lệch, gây ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, nhà nước,truyền thống đoàn kết của nhân dân Tiên Lãng. Qua bài viết này, chúng tôi xin khẳng định lại rằng, việc cưỡng chế với ông Đoàn Văn Vươn hoàn toàn thấu tìnhđạt lý, việc chống lại cơ quan chức năng bằng các hành vi manh động sẽ chịu sự trừng phạt thích đáng của PL. Cũng mong rằng, qua sự việc này, những trường hợptương tự cần rút kinh nghiệm cho bản thân, cần nghiêm chỉnh chấp hành chủtrương, đường lối mang đậm tính chất nhân văn của Đảng, sự nghiêm minh của phápluật XHCN.

 http://www.pagewash.com/nph-index.cgi/000010A/uggc:/=2funvcubat.tbi.ia/Cbegny/Qrgnvy.nfck=3fBetnavmngvba=3dUGY&ZrahVQ=3d1066&PbagragVQ=3d25007

ĐẠI TÁ CA CA (ĐỖ HỮU CA) NÓI NGÀY 16/01/2012


Toàn cảnh vụ cưỡng chế đất ở Hải Phòng
Cập nhật lúc 07h16" , ngày 16/01/2012 - 
(VnMedia) - Thời gian vừa qua, dư luận xã hội có nhiều thắc mắc xung quanh vấn đề cưỡng chế đất của hộ Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng - Hải Phòng. Nhìn nhận toàn cảnh vụ việc để có thể thấy bản chất của vấn đề đang nóng trong dư luận.
Ảnh minh họa
Nơi xảy ra vụ nổ súng do cưỡng chế đất

Sáng 5/1, đoàn công tác của UBND huyện Tiên Lãng gồm cán bộ, chiến sĩ công an, quân đội, bộ đội biên phòng và đại diện các ban, ngành chức năng tiến hành cưỡng chế thu hồi hơn 50 ha đất đầm nuôi trồng thuỷ sản, cây ăn quả vùng bãi bồi tại khu cống Rộc, xã Vinh Quang (huyện Tiên Lãng). Diện tích đất này do Đào Văn Vươn (41 tuổi), trú tại thôn Thúy Nẻo - xã Bắc Hưng, huyện Tiên Lãng) thuê. Sau gần 20 năm, hạn thuê đất đã hết nhưng Vươn không chịu bàn giao lại tài sản, không chịu đóng thuế đất trong thời gian dài.

Thời điểm tổ công tác tiếp cận nhà Vươn, một nhóm chiến sỹ bí mật tiếp cận trinh sát, bất ngờ một quả mìn tự chế phát nổ, làm 2 cán bộ chiến sĩ công an huyện Tiên Lãng bất tỉnh tại chỗ. Trước tình hình đó, Thượng tá Phạm Văn Mải dẫn đầu tổ công tác khác tiếp cận nhà Vươn để kêu gọi đối tượng giao vũ khí và chấp hành lệnh cưỡng chế. Tuy nhiên, khi tổ công tác vừa áp sát ngôi nhà thì từ trong nhà, nhóm người nhà Vươn chĩa súng bắn đạn hoa cải liên tiếp nã vào lực lượng chức năng làm 4 chiến sĩ công an và hai chiến sĩ quân đội bị thương. Trước tình hình nghiêm trọng, Đại tá Đỗ Hữu Ca - Giám đốc Công an thành phố Hải Phòng - đã điều động và trực tiếp chỉ huy các lực lượng chức năng xử lý vụ việc. Đến 12 giờ cùng ngày, lực lượng chức năng đã tiếp cận được nhà của Vươn nhưng các đối tượng đã bỏ trốn.

Các nạn nhân sau đó đã được chuyển đến cấp cứu tại Bệnh viện Việt Tiệp. Thương tích của các nạn nhân khá nghiêm trọng: Thượng tá Phạm Văn Mải, Trưởng Công an huyện Tiên Lãng bị nhiều vết thương vùng lưng, chân và có 1 viên đạn nằm giữa gan và thận. Đại uý Vũ Anh Tuấn, 33 tuổi, quyền Đội trưởng Đội cảnh sát điều tra về tội phạm ma tuý, Công an huyện Tiên Lãng nhập viện trong tình trạng bị nhiều vết thương ở vùng cổ, ngực và hiện nay Đại úy Tuấn đã chuyển lên Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) để điều trị. Các nạn nhân khác là: Thượng sĩ Đỗ Xuân Trường, cán bộ đội Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý bị vỡ nhãn cầu trái, được chuyển điều trị tại Bệnh viện Mắt Trung ương;  Trung sĩ Nguyễn Văn Phong, Đội cảnh sát điều tra về tội phạm ma tuý cùng 2 cán bộ huyện đội Tiên Lãng cũng đang được theo dõi, điều trị các vết đạn vùng mặt tại Bệnh viện Việt Tiệp - Hải Phòng.

Ngay ngày hôm sau, tức 6/1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Hải Phòng đã khởi tố vụ án giết người và chống người thi hành công vụ, đồng thời tạm giữ sáu người liên quan gồm: chủ đầm Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Tịnh (em Vươn), Đoàn Văn Vệ (cháu Vươn), Đoàn Xuân Quỳnh (con trai Vươn), Nguyễn Thị Thương (vợ Vươn), Phạm Thị Hiền (em dâu Vươn). Ngoài ra, công an đã xác định được nghi can trực tiếp nổ súng là Đoàn Văn Quý, em trai Vươn. Quý đã bỏ trốn, công an đang truy bắt. Ông Vươn khai đã chỉ đạo mọi người chống lại lực lượng cưỡng chế.

Hai ngày sau vụ nổ súng, vào chiều 7/1, Đoàn Văn Quý (46 tuổi, thôn Thúy Nẻo, xã Bắc Hưng, huyện Tiên Lãng – Hải Phòng) nghi can nổ súng chống người thi hành công vụ khiến 6 cảnh sát, bộ đội bị thương đã ra đầu thú. Tại cơ quan CSĐT, bước đầu Đoàn Văn Quý khai nhận: trong những phút không làm chủ được mình, Quý đã dùng súng bắn đạn hoa cải bắn về phía những người thi hành công vụ khiến nhiều cán bộ bị thương. Sau khi gây ra vụ việc, công an TP Hải Phòng đã phát loa kêu gọi đầu hàng nhưng Quý đã trốn ra khu vực rừng ngập mặn mà gia đình Quý trồng chống bão cạnh khu đầm. Do tự nhận thấy hành vi vi phạm pháp luật, cùng với sự động viên của gia đình nên Quý đã ra đầu thú để được nhận sự khoan hồng của pháp luật. Quý đã thừa nhận, do bức xúc trong việc UBND huyện Tiên Lãng ra quyết định thu hồi đất nuôi trồng thủy sản, cưỡng chế khu đầm nuôi trồng thủy sản nên đã có những hành động chống đối.

Vụ nổ súng xảy ra gây nhiều băn khoăn trong dư luận. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với Đại tá Đỗ Hữu Ca – Giám đốc Công an Hải Phòng – xung quanh vấn đề này và được Đại tá thẳng thắn chia sẻ: “Khi chúng tôi đưa quân xuống là để bắt tội phạm bởi đối tượng đã nổ súng chống trả người thi hành công vụ, đã làm các chiến sỹ của chúng tôi bị thương. Hơn nữa, Vươn đã dùng mìn, dùng tất cả các biện pháp nguy hiểm đến tính mạng con người thì tôi phải dùng lực lượng mạnh để tôi trấn áp.”

Ảnh minh họa
Căn nhà nằm ngoài diện tích đất cưỡng chế đã bị phá bỏ

Sau một tuần xảy ra cưỡng chế, Hải Phòng đã chính thức tổ chức cuộc họp báo về vụ cưỡng chế đầm tại hộ Đoàn Văn Vươn vào chiều ngày 12/01/2012 để giải đáp những băn khoăn của dư luận xung quanh vấn đề này. Cuộc họp báo diễn ra tại trụ sở UBND TP.Hải Phòng nhưng không có sự có mặt của các lãnh đạo chủ chốt. Chỉ có sự tham gia của Chánh văn phòng UBND, Sở TN-MT, đại diện tòa án, Công an TP. Các câu hỏi của PV nhiều cơ quan báo chí tập trung ở các nội dung chính: đất giao cho gia đình ông Vươn có phải đất nuôi trồng thủy sản (NTTS) không? Đất nông nghiệp khi được giao cho hộ sản xuất có thời gian là 20 năm, tại sao Tiên Lãng lại đặt ra mức hạn 14 năm? Trình tự, thủ tục thu hồi đất của chính quyền có đúng pháp luật hay không?...

Lãnh đạo Sở TN-MT TP.Hải Phòng, ông Bùi Quang Sản trả lời: thời điểm UBND H.Tiên Lãng giao đất cho ông Vươn là 4.10.1993, tính theo luật Đất đai 1987 nên H.Tiên Lãng giao đất là đúng. Với câu trả lời này, GĐ Sở TN-MT Hải Phòng đã không biết, QĐ cưỡng chế 3307 của UBND huyện Tiên Lãng chỉ tiến hành thu hồi phần diện tích đầm theo QĐ thu hồi 461 là 19,3ha của ông Vươn và QĐ giao đất được ký vào năm 1997.

Vấn đề được dư luận quan tâm, đó là lực lượng cưỡng chế đã san ủi ngôi nhà hai tầng của Đoàn Văn Quý vào cuối ngày 5/1 mặc dù ngôi nhà này không nằm trong phần diện tích bị cưỡng chế. Ông Lê Văn Hiền thừa nhận: có xảy ra việc cưỡng chế khu vực nằm ngoài diện tích có trong quyết định cưỡng chế. Tuy nhiên, lãnh đạo huyện Tiên Lãng lý giải: Mặc dù ngôi nhà này không nằm trong diện tích cưỡng chế thu hồi đất theo Quyết định 461, nhưng do ngôi nhà này đã xảy ra vụ tấn công vào lực lượng cưỡng chế, là địa điểm xảy ra việc phạm tội nên cơ quan chức năng của H.Tiên Lãng phải sử dụng biện pháp phá ngôi nhà.

Sáng ngày 13/1/2012, trao đổi với phóng viên, ông Phạm Hữu Thư, Chánh văn phòng UBND TP. Hải Phòng cho biết, chính quyền huyện Tiên Lãng đã quá vội vàng trong quá trình cưỡng chế nên dẫn đến vụ việc đáng tiếc trên. Theo ông Thư, vụ việc này, chính quyền huyện cần rút kinh nghiệm sâu sắc.

Cũng trong ngày 13/1, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng cho biết hiện chưa có báo cáo gì từ phía TP Hải Phòng về vụ việc này. Tuy nhiên, Thanh tra Chính phủ bằng các kênh của mình đã nắm tình hình vụ việc. Theo ông Lượng, khi vụ việc có sự phản ứng từ người dân và báo chí nêu trong thời gian dài thì chính quyền phải có giải trình sớm, rõ ràng và thỏa đáng. 

Theo ông Đào Trung Chính, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên - Môi trường), ngày 12/1, cơ quan này đã gửi công văn yêu cầu Sở Tài nguyên - Môi trường TP Hải Phòng báo cáo vụ việc.


Tiếp đó, ông Trần Ngọc Vinh - Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP. Hải Phòng, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội trả lời phỏng vấn PV. Liên quan đến việc phá bỏ ngôi nhà nằm ngoài diện tích đất cưỡng chế, ông Vinh cho rằng, để làm rõ vấn đề này, cần xác định những căn nhà đó được xây dựng như thế nào, có xin phép địa phương không? Nếu địa phương đã cho phép xây dựng thì đó là tài sản hợp pháp của người dân cần được bảo vệ. Còn nếu trước đây người dân tự ý xây dựng không xin phép thì chính quyền địa phương phải xử lý hành vi xây dựng trái phép và tháo dỡ công trình xây dựng trái phép ngay từ khi người dân có hành vi xây dựng trái phép.

Trình tự giao đất của Hải Phòng đối với Đoàn Văn Vươn

Theo thông tin từ UBND thành phố Hải Phòng: từ năm 1992 đến 2000, thực hiện chính sách giao diện tích đất bồi ven sông, ven biển vào mục đích nuôi trồng thủy sản, huyện Tiên Lãng đã đưa được 1.431 ha/3.157 ha đất sử dụng vào mục đích này (theo quy định của Luật đất đai, đây là quỹ đất chưa sử dụng). Trong đó, UBND huyện Tiên Lãng giao 515ha đất cho 56 hộ gia đình; UBND các xã hợp đồng cho 219 hộ thuê 583ha; diện tích còn lại 333ha, UBND thành phố giao cho tổ chức thuê theo thẩm quyền.

Trong các Quyết định giao đất cho các cá nhân, tổ chức đều ghi rõ thời hạn sử dụng đất, khi hết thời hạn, chủ sử dụng đất phải giao trả lại đất để Nhà nước quản lý. Ngày 4/10/1993, UBND huyện Tiên Lãng ban hành Quyết định số 447/QĐ-UB giao cho ông Đoàn Văn Vươn, quê ở xã Bắc Hưng, huyện Tiên Lãng, diện tích 21ha đất bãi biển khu vực nam cống Rộc thuộc xã Vinh Quang (phần giáp đê Quốc gia) để sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản, thời hạn sử dụng là 14 năm tính từ ngày ban hành Quyết định giao đất.

Quá trình sử dụng ông Đoàn Văn Vươn đã tự ý đắp bờ bao để sử dụng vượt quá diện tích được giao. Ngày 2/3/1997, ông Vươn làm đơn xin giao đất bổ sung phần diện tích lấn chiếm ngoài diện tích được giao. Ngày 9/4/1997, UBND huyện Tiên Lãng ra Quyết định số 220/QĐ-UB giao bổ sung cho ông Vươn 19,3ha giáp với diện tích đã giao, thời hạn 14 năm. Như vậy, với 2 Quyết định trên, ông Vươn được sử dụng 40,3ha đất để nuôi trồng thủy sản.

Đến thời điểm hết hạn giao đất, UBND huyện đã làm thủ tục thu hồi toàn bộ 40,3 ha của ông Đoàn Văn Vươn. Tuy nhiên, ông Vươn đã khiếu nại việc thu hồi 19,3ha đất (theo Quyết định số 461/QĐ-UBND ngày 7/4/2009 của huyện Tiên Lãng). Không đồng tình với việc giải quyết khiếu nại Quyết định thu hồi đất của huyện, ông Vươn khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.

Ngày 27/1/2010, Tòa án nhân dân huyện Tiên Lãng đã xét xử sơ thẩm vụ án này và bác đơn khởi kiện của ông Vươn; giữ nguyên Quyết định thu hồi đất số 461. Cho rằng việc giải quyết của cơ quan chức năng chưa thỏa đáng, ông Đoàn Văn Vươn tiếp tục có đơn kháng cáo bản án sơ thẩm. Tòa hành chính Tóa án Nhân dân thành phố Hải Phòng đã thụ lý hồ sơ và tiến hành “hòa giải” bằng “Biên bản thỏa thuận” giữa nguyên đơn và bị đơn: nếu nguyên đơn rút đơn thì UBND huyên Tiên Lãng sẽ tiếp tục cho thuê đất.

Sau khi có Quyết định đưa vụ án ra xét xử ngày 19/4/2010, ông Vươn có đơn rút toàn bộ yêu cầu kháng cáo. Ngày 22/4/2010 Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng đã ra Quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm vụ án hành chính này. Sau đó, UBND huyện Tiên Lãng đã nhiều lần gửi thông báo làm việc với ông Vươn về việc thu hồi đất đã hết thời hạn sử dụng. Ông Vươn vẫn yêu cầu huyện tiếp tục giao đất cho ông để nuôi trồng thủy sản.


Toàn 
Trung

 


http://www.vnmedia.vn/VN/xa-hoi/tin-tuc/23_268790/toan_canh_vu_cuong_che_dat_o_hai_phong.html

ĐẠI TÁ CA NÓI NGÀY 08/01/2012




Giám đốc CA Hải Phòng: "Bất ngờ với vụ nổ súng ở Tiên Lãng"
Cập nhật lúc 07h07" , ngày 08/01/2012 -
(VnMedia) - Liên quan đến vụ chủ thầu Đoàn Văn Vươn huy động cả nhà dùng mìn, súng chống trả lực lượng cưỡng chế tài sản, nhiều bạn đọc thắc mắc về nguyên nhân tại sao một công dân được đánh giá là hiền lành lại trở nên cuồng loạn, đâu là căn nguyên của vấn đề. Để giải đáp những thắc mắc này, VnMedia đã có buổi phỏng vấn Đại tá Đỗ Hữu Ca - Giám đốc Công an thành phố Hải Phòng.
Ảnh minh họa
Đại tá Đỗ Hữu Ca trong buổi phóng vấn của VnMedia

Thưa Đại tá, ông nhận định thế nào về tình hình tội phạm trên địa bàn Hải Phòng những ngày gần đây? Đã thành quy luật, hàng năm cứ vào khoảng từ tháng 9 đến tháng 12, tội phạm có xu hướng gia tăng, phức tạp hơn các tháng còn lại. Năm nay tình hình tội phạm nhìn chung là bình thường, không có vấn đề gì cả, tức là vẫn theo quy luật chung ấy. Chỉ có một điểm đặc biệt nhất là vụ việc ở Tiên Lãng mấy ngày gần đây. Đối tượng của vụ việc này, ban đầu đâu phải là tội phạm.

Phải nói rằng, vụ nổ súng chống trả ở Tiên Lãng là một bất ngờ đối với chúng tôi. Trước đây, người dân Tiên Lãng chống càn rất kiên cường, những anh hùng như Phạm Ngọc Đa đều ở đấy cả. Từ sau hòa bình đến nay, dân ở đấy rất cách mạng, rất thuần, chưa bao giờ gặp chuyện chống đối thế cả. Có thể nói đây là mảnh đất thuần nhất trong các địa phương ở Hải Phòng này.

Nói như thế nghĩa là có sự chủ quan trong vụ việc này, thưa Đại tá?

Về việc cưỡng chế thuộc thẩm quyền của huyện. Các anh ý chỉ báo cáo là hôm nay có vụ cưỡng chế như thế, xin Giám đốc cho lực lượng để bảo vệ cưỡng chế, tôi chỉ là người ký quyết định đồng ý giao lực lượng còn kế hoạch cụ thể dưới huyện phải làm. Nhưng rõ ràng sau này, Đồng chí Mải (Trưởng công an huyện Tiên Lãng - 1 trong 6 Công an bị thương trong vụ việc- PV) ở bệnh viện về là tôi phải cho rút kinh nghiệm.

Trong vụ cưỡng chế tài sản ở Tiên Lãng, có nhiều ý kiến cho rằng, chỉ cưỡng chế một cái đầm thôi mà đem hàng trăm quân xuống đó, làm như thế để rồi bị thương cho bao nhiêu người, việc đó có đáng làm không, thưa Đại tá?
Thực ra vấn đề mà các bạn vừa hỏi cũng là suy nghĩ của một số vị lãnh đạo. Tôi đã từng trả lời các đồng chí ấy rằng, các đồng chí nhận thức sai lầm hết cả. Việc cưỡng chế đầm là một việc làm hết sức bình thường, mang tính chất hành chính, thủ tục của Ủy ban huyện người ta làm. Cái này làm theo thủ tục thông thường, người ta làm đúng. Qua 8 lần giải quyết hòa giải không được, Tòa án cũng đã xử rồi nhưng đối tượng Vươn lại kiên quyết giữ, không giao đầm cho địa phương, thế thì địa phương phải cưỡng chế là hoàn toàn đúng luật.

Ở vụ việc này, chỉ có cái là đơn vị huyện cưỡng chế, kể cả công an, quận đội, các ban ngành, người ta ra cưỡng chế nhưng không nắm chắc được tình hình đối tượng. Đoàn Văn Vươn có biện pháp chống đối nhưng tổ cưỡng chế lại không nắm được cho nên để xảy ra chuyện có thiệt hại về về quân số. Nhưng mà cái đó là cái riêng. Khi chúng tôi đưa quân xuống là để bắt tội phạm bởi đối tượng đã nổ súng chống trả người thi hành công vụ, đã làm các chiến sỹ của chúng tôi bị thương. Hơn nữa, Vươn đã dùng mìn, dùng tất cả các biện pháp nguy hiểm đến tính mạng con người thì tôi phải dùng lực lượng mạnh để tôi trấn áp. Đây là hai vấn đề khác hẳn nhau. Thông tin đã rất rõ ràng nhưng mỗi người hiểu một kiểu. Sau đó, tôi yêu cầu họp báo ngay để thống nhất được việc đấy. Trên đường đi từ đấy về đây tôi đã làm xong báo cáo tôi gửi về Bộ rồi.

Tức là ban đầu, lực lượng công an có mặt tại hiện trường chỉ đảm bảo yêu cầu bảo vệ vụ cưỡng chế thôi, đúng không thưa Đại tá? Vậy khi Đại tá xuống chỉ đạo trực tiếp tại hiện trường thì diễn biến ra sao?

Đúng vậy! Khi tôi điều thêm quân có mặt tại hiện trường thì các đối tượng đã rút khỏi đó. Cũng may là chúng đã rút rồi, nếu không chúng tôi buộc phải dùng biện pháp mạnh để trấn áp, hậu quả có thể sẽ nghiêm trọng hơn. Hôm ấy, cả tôi và 4 đồng chí phó giám đốc đều trực tiếp có mặt ở hiện trường để chỉ đạo tác chiến. Chúng tôi đã tính đến phương án xấu nhất nên phải chuẩn bị đầy đủ súng, đạn rồi. Khi tôi có mặt, chưa nhận định được các đối tượng đã rút khỏi đó nên mọi phương án tác chiến vẫn được triển khai.

Trong sự vụ này, 2 trung đội cảnh sát đặc nhiệm đã được điều động xuống hiện trường phối kết hợp với lực lượng ở đồn biên phòng phục ngoài bờ sông. Ngoài ra còn lực lượng cảnh sát bảo vệ.... Rất may  là người dân xung quanh ủng hộ cho việc cưỡng chế.

Vụ việc hôm ấy tuy bắt không được đối tượng nhưng mà trấn áp được đối tượng. Phải nói rằng việc hiệp đồng tác chiến cực kỳ hay. Tôi bảo, không có cuộc diễn tập nào thành công bằng cuộc diễn tập lần này. Một là, anh em cơ động dùng thuyền để tiếp cận là chưa có bao giờ trong giáo án, đã phải dùng thuyền nan để chèo vào, bí mật áp sát mục tiêu đấy. Đánh mũi trực diện nghi binh ra làm sao. Rồi là tác chiến vòng ngoài, vòng trong thế nào. Tôi nghĩ là rất hay, có thể viết thành sách. Tôi nói với các đồng chí Thường trực rằng đây không phải kế hoạch tập trận nhưng đúng là phải rút kinh nghiệm, cái này nó rất là hay, có sự kết hợp giữa địa phương, giữa công an, quân đội, biên phòng rất là đẹp, đâm ra không có gì phải phàn nàn về cái chuyện ấy cả.
Ảnh minh họa
Khu vực bãi bồi, nơi xảy ra vụ nổ súng

Thưa Đại tá, chỉ ít phút sau vụ nổ súng, lực lượng đông đảo của công an đã có mặt thì cho dù đối tượng có rút khỏi đó đi chăng nữa, cũng không thể đi quá xa. Tại sao ta chưa bắt hết được các đối tượng ngay khi đó?
Khoảng 30 phút sau tôi mới xuống được đến hiện trường. Địa hình bãi bồi ấy rất hiểm trở, bao quanh là nước và bụi cây. Hơn nữa, bộ phận biên phòng chốt ở ngoài không thông thạo địa hình. Có thể, các đối tượng đã trà trộn vào những người hiếu kỳ đứng xem ngay khi mìn phát nổ, khi mà lực lượng công an đang phải tiến hành đưa những người bị thương ra xe đi cấp cứu.

Vào thời điểm xảy ra sự việc, bên trong ngồi nhà theo quan sát lúc đó có 3 người con trai và một phụ nữ. Riêng đối tượng Nguyễn Thị Thương cũng có mặt trong nhà nhưng khi xảy ra sự việc chúng tôi chưa biết tại sao lại lên được bờ. Có hầm ở trong nhà nhưng không có hầm đi chỗ khác. Về chi tiết này chúng tôi đang làm rõ. Những người khác liên quan đến vụ việc, chúng tôi bắt trong thành phố. Cơ quan công an đang làm rõ.

Hiện chúng tôi vẫn đang truy bắt đối tượng Đoàn Văn Quý (em trai của ông Đoàn Văn Vươn - chủ khu đất cưỡng chế). Bắt thêm 3 người nữa mới kết thúc vụ án. Tất cả đều là anh em bên vợ hoặc chồng của gia đình, không  có người ngoài tham gia vào sự việc. Giờ sự việc đã rõ. Hồ sơ giam giữ đang được hoàn thiện.

Nguyên nhân nào khiến các đối tượng chống trả quyết liệt như thế, thưa Đại tá?

Thực chất, Đoàn Văn Vươn đã khai thác diện tích đấy ấy 16 năm nay rồi. 16 năm nay, ông ta có đóng góp được đồng nào đâu, nhưng cái đấy không phải là căn nguyên vấn đề. Theo kế hoạch phát triển, sắp tới trên diện tích đất ở vùng đó sẽ tập trung xây dựng một sân bay quốc tế của cả khu vực phía Bắc này, để thay cho sân bay nội bài. Mà nơi ấy là tâm điểm của sân bay mới. Với công trình đặc biệt quan trọng như thế thì đền bù sẽ rất lớn. Ông Vươn cố giữ lại như thế để lấy đền bù khi dự án được triển khai. Chính vì thế nên xảy ra chuyện ấy, nếu là chỗ khác thì không vấn đề gì. Dự án sân bay được xây dựng bởi phải đưa sân bay ra sát biển, để tận dụng khoảng không ngoài biển.

Nếu như giao đất cho ông Vươn thì sau này đền bù sẽ phải trả theo giá đất được giao, giá rất cao, phải mấy chục tỷ chỗ ấy. Nhưng nếu là đất anh thuê thì hết thời hạn thuê phải trả, người ta sẽ hỗ trợ cho anh về phần kiến trúc xây trên ấy. Hai cái ấy khác nhau hoàn toàn. Cho nên ông ta đã tìm mọi cách để chống đối. Ông ta vẫn giữ quan điểm, đất tôi canh tác phải được giao cho tôi nhưng thực tế là nếu anh muốn canh tác tiếp thì chỉ được thuê. Chỉ có tranh cãi nhau mỗi chữ “giao” và “thuê” thôi. Ông Vươn cho rằng, theo Luật đất đai, ai sử dụng trước năm 1993 thì được giao đất như đất ở.

Vậy còn nguồn gốc vũ khí mà các đối tượng sử dụng thưa ông?

Về nguồn gốc của khẩu súng, trước đó Quý có đưa tiền và nhờ người đi mua song người này lại chưa mua được nên y đã mua sẵn với giá 15 triệu đồng. Còn về đạn, sau khi đối tượng kia mua súng không thành, Quý lại tiếp tục đưa mẫu vỏ đạn đi mua.

Khi xảy ra sự việc, người này đứng lẫn trong đám đông, kiểm tra người thì phát hiện mẫu vỏ đạn mang trong túi. Người này cũng đã khai nhận hành vi của mình là được Quý nhờ đi mua.

Xin chân thành cảm ơn Đại tá!
Song Linh - (Bài, ảnh)


http://vnmedia.vn/VN/phap-luat/phia-sau-toi-ac/436_267361/giam_doc_ca_hai_phong__quot_bat_ngo_voi_vu_no_sung_o_tien_lang_quot.html

BÈ LŨ PHẢN ĐỘNG ?

Bè lũ phản động, ngoan cố chống phá đến cùng.

Nếu tôi (hay bạn) có những việc làm như chính quyền xã Quang Vinh và chính quyền huyện Tiên Lãng thì ắt bị qui cho là “Bè lũ phản động, ngoan cố chống phá đến cùng”.
Theo từ điển thì phản động là có tư tưởng, lời nói hoặc hành động chống lại cách mạng, chống lại trào lưu tiến bộ.
Nhưng cái khó ở dây là chính quyền huyện Tiên Lãng và xã Quang Vinh lại do Đảng và Nhà nước lập nên cho nên không dễ dàng nói như thế.
Nếu bọn ấy ở bên kia giới tuyến thì dễ rồi, ắt là bọn phản động. Nhưng nó lại nằm trong lòng chế độ ta, được Đảng và Nhà nước đào tạo, giáo dục, nuôi dưỡng và thừa nhận, được dân “bầu”. Nó lại có cái đuôi “nhân dân” (chính quyền nhân dân). Vậy nhìn nhận, đánh giá sao đây?
Hơn nữa, chính vì nằm trong lòng chế độ nên chúng càng nguy nguy hiểm vì: khó phát hiện ra, phát hiện ra rồi thì kết luận rất khó, xử lại càng khó. Kẻ thì muốn cứu, người lại muốn trị (số muốn trị thì ít lắm), không hề đơn giản chút nào. Rồi lần ra, dò theo các chân rết, dây mơ rễ má của nó: thằng này là quân của ông kia, ông kia là quân của ông to hơn, ông to hơn lại là quân ông to hơn nữa … Khó lắm.
Chưa hết, nếu nó bỏ tiền ra mua chức mà vốn thu hồi chưa đủ thì sao đây? Lại phải đắn đo, cảm thông với bọn cùng thuyền, cùng hội.
Chỉ có nhân dân là biết, là dễ nhận ra bộ mặt bọn phản động. Thái độ của dân cũng đơn giản: cần thẳng tay loại bỏ. Nhưng ai đếm xỉa đến ý dân? Chỉ thấy nhiều vụ chìm đi hoặc xử lấy lệ. Những vụ xử nặng tay (đối với những người không dính dáng đến chính quyền) bao giờ cũng “được nhân dân đồng tình ủng hộ”, kể cả xử oan sai. Đài bảo thế. Không biết họ lấy ý dân lúc nào hay mấy tay phóng viên bợ đỡ nào đó bịa ra.
Vậy, cùng môt hành vi, nhưng tùy trường hợp mà người ta kết luận, nhiều khi trái chiều nhau.
Tôi hay bạn hãy thử có hành vi tương tự chính quyền Tiên Lãng, chính quyền xã Quang Vinh xem nhé:
Tôi (bạn) dùng sức mạnh (thuê đầu gấu, lưu manh) cướp đầm của anh Vươn, chiếm đoạt thành quả lao động của anh đã hàng chục năm khai hoang lấn biển, không chỉ mang lại lợi ích cho anh (tuy chưa thấy đâu) mà còn cho bao nhiêu người dân vì anh đã có công quai đê lấn biển, trồng cây chắn sóng cho bà con, đồng nghĩa với ích nước.
Tôi (bạn) thuê người (chính quyền thì huy động chứ không phải thuê) cướp đầm nhà anh Vươn không nằm trong khu vực cưỡng chế, dùng xung điện để bắt cá, hủy hoại môi trường sống của thủy sản.
Vậy so với định nghĩa trên thì có phải là phản động không nào?
Còn ngoan cố chống phá đến cùng ư?
Khi tôi (bạn) làm sai, bị công luận phản đối,
Với sự lên tiếng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, của các vị lão thành cách mạng như nguyên chủ tịch nước Lê Đức Anh, nguyên thứ trưởng bộ Tài nguyên và môi trường Đặng Hùng Võ, các tướng Nguyễn Quốc Thước, Phạm Xuân Thệ …
Với sự phản đối kịch liệt và đồng loạt của các tờ báo, kể cả báo mạng và báo chí Nhà nước.
Nhưng thay bằng sự cầu thị, sửa sai thì tôi (bạn) vẫn tiếp tục cho xe ủi san phẳng nhà anh Vươn, phong tỏa khu vực đầm, ngăn cản các nhà báo vào lấy tin, giao đầm của anh Vươn (kể cả khu vực chưa có quyết định thu hồi) cho người khác, bảo kê cho kẻ khác đánh bắt hải sản, thành quả lao động của anh Vươn với giá trị lên hàng tỉ đồng.
Tôi (bạn) bắt anh Vươn đi giam, đánh bét đít bằng tất cả lòng căm thù, để mặc vợ con anh Vươn trong cảnh không nhà trong những ngày tết, phải thờ cúng tổ tiên trong túp lều bạt dựng tạm, không hề có một lời hỏi han. Sự hỏi han, đùm bọc, sẻ chia chỉ có từ tấm lòng của nhân dân trên khắp mọi miền đất nước.
Tôi (bạn) lạnh băng trước hoàn cảnh của gia đình anh Vươn, không có một chút xúc cảm nào của loài được gọi là động vật biết suy nghĩ.
Tôi (bạn) vẫn gân cổ lên cãi, chúng tôi không sai. Nhà của anh Vươn là do quần chúng bức xúc nên họ phá. “Nước Tiên Lãng” tôi chỉ cho thuê đất bãi 14 năm, đợi người thuê mở mang thêm rồi thu hồi, giao cho người khác là đúng.
Tôi (bạn) vẫn tiếp tục công việc đã tính trước để chứng tỏ là mình không sai.
Như vậy, tôi (bạn) đã ngang nhiên thách thức công luận, thách thức pháp luật. Tôi (bạn) đã coi Tiên Lãng là vương quốc của riêng mình, làm gì tùy thích.
Những hành vi ấy có phải là ngoan cố chống phá đến cùng không???
Vâng, những việc làm trên mà do tôi (bạn) gây ra thì dễ xử, dễ kết luận. Người ta sẽ gông cổ tôi (bạn) ngay lập tức, ngay từ khi cướp đầm nhà anh Vươn, làm gì tôi (bạn) còn có quyền hành, có điều kiện để phá nhà, cướp tôm cá của anh nữa.
Khi tôi (bạn) bị anh Vươn chống trả, người ta sẽ cho đó là anh Vươn phòng vệ chính đáng, chứ đâu phải là anh Vươn giết người vì anh Vươn chống lại bọn cướp cơ mà.
Tôi (bạn) sẽ bị qui nhiều tội như ra quyết định trái luật, công nhiên chiếm đoạt tài sản, cố ý hủy hoại tài sản, vi phạm các qui định về quản lý đất đai, huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản, bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, dùng nhục hình. Nhiều tội lắm, chưa kể những việc này được thực hiện có tổ chức thì tội còn nặng hơn.
Nhưng chúng nó, cụ thể ở đây lại là chính quyền xã Quang Vinh và huyện Tiên Lãng, không phải là tôi hay bạn. Dù là tổ chức phản động thì nó vẫn nằm hợp pháp trong lòng chế độ. Và chính vì nó tồn tại hợp pháp nên hành động của nó nguy hiểm hơn nhiều lần bọn phản động xác định được trước danh tính cụ thể.
Nhân dân cả nước đang theo dõi chúng nó bị xử như thế nào, số phận anh Vươn ra sao? Nghiêm minh thì vớt vát lại được từ dân một chút tin tưởng, nếu không nghiêm mà có thế lực nào đó bao che nên nhẹ tay, kỷ luật chiếu lệ, còn với anh Vươn lại nặng tay thì … Cái này có thể đoán được nhưng không nói trước được.
29/01/2012
TƯỜNG THỤY

TRONG TAY CẦM KHẨU SÚNG DÀI NGẮM ĐI NGẮN LẠI, BẮN AI THẾ NÀY ?

Thế thiên hành đạo

Lê Hiền Đức
.
Liên quan “Vụ án nổ súng, đặt mìn chống người thi hành công vụ xảy ra ngày 5-1-2012″ theo cách gọi của chính quyền thành phố Hải Phòng, ngày 10-1-2012, Viện kiểm sát thành phố này đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, cho bắt tạm giam các ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Sịnh (anh ruột ông Vươn), Đoàn Văn Quý (em ruột ông Vươn) và anh Đoàn Văn Vệ (cháu ruột ông Vươn) về tội giết người, đồng thời khởi tố bị can, cho tại ngoại hầu tra đối với các bà Phạm Thị Báu (em dâu ông Vươn), Nguyễn Thị Thương (vợ ông Vươn) về tội chống người thi hành công vụ. Em Đoàn Xuân Quỳnh (con ông Vươn, sinh năm 1995, đang học lớp 11, đã bị bắt mấy ngày) được giao về cho gia đình quản lí song vẫn bị cơ quan công an đe là “sẽ xem xét sau”.
Ở đâu, giết người và chống người thi hành công vụ cũng là trọng tội. Giết người thi hành công vụ, tội càng nghiêm trọng. Vậy hãy xem trên các báo “lề phải” của Việt Nam, người ta nói thế nào về đối tượng mà ông Đoàn Văn Vươn và người thân nổ súng, đặt mìn để chống lại.
Ông Vũ Trọng Kim (uỷ viên Trung ương – Đảng cộng sản, phó chủ tịch kiêm tổng thư kí Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc) nhận xét việc cưỡng chế thu hồi có dấu hiệu áp đặt không khác gì cưỡng đoạt, thiếu coi trọng quyền lợi người dân trong khi họ đã bỏ công sức, sinh mạng để gây dựng; việc huy động quân đội có dấu hiệu vi hiến. Ông Lê Đức Tiết (luật sư, phó chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về dân chủ và pháp luật của Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc) cho rằng không có có sở pháp luật để thu hồi đất mà huy động lực lượng cưỡng chế dân là hành vi bất thường; tòa sơ thẩm huyện không có căn cứ pháp luật để công nhận việc làm của chính quyền huyện là đúng, tòa phúc thẩm “mặc cả” quyền kháng cáo của dân là trái nguyên tắc xét xử hai cấp; lực lượng cưỡng chế phá hủy căn nhà không nằm trên diện tích đất phải cưỡng chế là vi phạm pháp luật; mọi lí do đưa ra để bào chữa cho việc thu hồi đất trái pháp luật đều không thể chấp nhận. Đặc biệt, ông Tiết còn nhận xét chính quyền địa phương chưa nhận ra bản chất vấn đề, đã có hành vi cố ý làm sai pháp luật với động cơ không minh bạch, để xử lí không thể dựa vào phê bình và tự phê bình được nữa. Ông Đặng Hùng Võ (giáo sư, tiến sĩ, cựu thứ trưởng Bộ tài nguyên – môi trường) nhận xét chính quyền huyện Tiên Lãng có nhiều cái sai, các quyết định giao đất cho ông Vươn đều trái Luật đất đai, quyết định thu hồi đất vừa trái luật vừa trái đạo lí, cố tình tước bỏ quyền lợi của dân.
Ông Lê Đức Anh (đại tướng, cựu uỷ viên Bộ chính trị – Đảng cộng sản, cựu chủ tịch nước) khẳng định chính quyền sai từ xã đến huyện, đã để sự việc kéo dài quá nhiều năm mà không xử lí đến nơi đến chốn và thấu tình đạt lí, đã cố thu hồi đất đối với người làm được, làm tốt, cố tình tiến hành thu hồi trái pháp luật, dồn người dân vào chân tường; phá nhà dân là hành vi bất chấp luật pháp, cưỡng chế là sai, dùng bộ đội và công an để cưỡng chế là càng sai. Ông Nguyễn Quốc Thước (trung tướng, cựu uỷ viên Trung ương – Đảng cộng sản, cựu tư lệnh Quân khu 4, cựu đại biểu Quốc hội) cho rằng trong vụ việc này, các cấp lãnh đạo địa phương đã không nhằm vào lợi ích của quốc gia và nhân dân, không xứng đáng đại diện cho dân. Ông Phạm Xuân Thệ (trung tướng, cựu tư lệnh Quân khu I) cho rằng chính quyền địa phương quá non kém về chính trị, đã lợi dụng lòng tin của nhân dân vào chính quyền để làm tổn hại tới quyền lợi nhân dân; đưa lực lượng liên ngành tạo nên một cuộc cưỡng chế rầm rộ chẳng khác gì đẩy người nông dân lương thiện vào đường cùng, biến họ thành tội phạm. Ông Huỳnh Đắc Hương (thiếu tướng, cựu phó chính ủy Quân khu Tây Bắc, cựu thứ trưởng Bộ lao động – thương binh – xã hội) khẳng định sự chống đối của người dân xuất phát từ cách làm của chính quyền; cưỡng chế, hủy hoại tài sản của gia đình ông Vươn là không có tấm lòng.
Ông Trần Vũ Hải (luật sư) cho rằng chỉ với việc đánh sập ngôi nhà không nằm trong diện tích đất bị cưỡng chế của ông Đoàn Văn Vươn đã có đủ yếu tố cấu thành hành vi cố ý hủy hoại tài sản của công dân, phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 143 – Bộ luật hình sự; nếu mở rộng vụ án để xem xét việc thu hồi, cưỡng chế, giải quyết khiếu nại, khởi kiện có đúng pháp luật hay không thì còn có thể truy tố chính quyền huyện Tiên Lãng theo những tội danh sau: lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (điều 281 Bộ luật hình sự); lạm dụng quyền trong khi thi hành công vụ (điều 282); thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (điều 285); vi phạm các quy định về quản lí đất đai (điều 174). Các ông Trần Công Trục (luật sư, cựu trưởng ban Biên giới chính phủ), Đinh Xuân Thảo (tiến sĩ, viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp – Ủy ban thường vụ Quốc hội), Phạm Thanh Bình (luật sư), Trương Anh Tú (luật sư) cũng cho rằng việc cưỡng chế không đúng luật pháp, chính quyền địa phương phải bồi thường cả về vật chất lẫn tinh thần cho việc huỷ hoại ngôi nhà và tài sản nằm ngoài phạm vi cưỡng chế, phải xử lí những người liên quan. Ông Bình còn khẳng định việc cán bộ Tòa án huyện Tiên Lãng đến hòa giải, vận động đương sự rút đơn là hành vi trái pháp luật.
Ông Bùi Hoàng Tám đánh giá việc uỷ viên Ban thường vụ Thành uỷ, phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng Đỗ Trung Thoại đổ tội cho nhân dân, vu vạ cho cấp dưới là vô liêm sỉ, là sự lèo lá, tráo trở đã không còn giới hạn.
Mới trên các báo “lề phải” thôi, y sì, không suy diễn mà đã rõ mười mươi chính quyền huyện Tiên Lãng, chính quyền thành phố Hải Phòng cố ý vi hiến, vi phạm pháp luật, bất chấp luật pháp, có nhiều cái sai, vừa trái luật vừa trái đạo lí, vô liêm sỉ, lèo lá, tráo trở tới mức không còn giới hạn, cố tình cưỡng đoạt, tước bỏ quyền lợi của người dân, hủy hoại tài sản của công dân, không nhằm vào lợi ích của quốc gia và nhân dân, không xứng đáng đại diện cho dân, lợi dụng lòng tin của nhân dân vào chính quyền để làm tổn hại tới quyền lợi của nhân dân, đẩy người nông dân lương thiện vào đường cùng và biến họ thành tội phạm… Dân gian có câu: “Con ơi nhớ lấy câu này – Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”. Đối với ông Đoàn Văn Vươn và rất nhiều người dân lao động cần cù, chân chính khác, chính quyền huyện Tiên Lãng, thậm chí cả chính quyền thành phố Hải Phòng thật sự là bọn cướp ngày, là mối hoạ lớn. Ông Đoàn Văn Vươn đã kêu cầu nhiều lần, nhiều nơi song chẳng ích gì bởi bọn cướp ngày kia quyết tâm cưỡng đoạt lấy được thành quả lao động của ông. Trong bối cảnh ông càng nhân nhượng thì chúng càng lấn tới, bối cảnh mà ông Lê Đức Tiết nhận xét là để xử lí không thể dựa vào phê bình và tự phê bình được nữa”, thử hỏi ngoài vùng lên, có súng dùng súng, có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc, ông Đoàn Văn Vươn còn cách nào khác? (*)
Chiểu theo lời Hồ Chí Minh từng khẳng định một cách mạnh mẽ: Nếu chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi chính phủ”, rõ ràng hành động của ông Đoàn Văn Vươn là chính đáng, chính nghĩa, cần được ủng hộ, tôn vinh. Chỉ cần đọc các báo “lề phải” thôi, cũng đã biết lòng dân đang nghiêng về đâu. Nếu đọc thêm các trang mạng, các bài viết của những vị ít nhiều có tiếng là đức cao vọng trọng như Nguyễn Quang A, Huy Đức, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Quang Vinh, điều ấy sẽ càng thêm rõ.
Vì dân vi bang bản, ý dân là ý trời nên chừng nào ông Đoàn Văn Vươn và những người thân của ông còn phải nằm trong vòng lao lí, còn chưa được bồi hoàn các quyền lợi về vật chất, tinh thần đã bị xâm phạm thì chừng đó tôi còn nhìn chính quyền trung ương của Việt Nam chỉ như là sự phóng to của chính quyền huyện Tiên Lãng, chính quyền thành phố Hải Phòng mà thôi. Và chừng đó, trên khắp đất nước Việt Nam này sẽ xuất hiện thêm nhiều Đoàn Văn Vươn, kèm theo đó là hàng triệu, hàng triệu người ủng hộ, tôn vinh Đoàn Văn Vươn.
Với các cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang mang danh từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ, tôi muốn mượn hai câu thơ hồi kháng chiến chống Pháp chúng tôi hay dùng vận động nguỵ quân để nhắn nhủ:
Trong tay cầm khẩu súng dài
Ngắm đi ngắm lại, bắn ai thế này?
 Lê Hiền Đức
(*) Mượn ý trong “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” ngày 19-12-1946 của Chủ tịch Hồ Chí Minh.