Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012

Điều này tốt cho cả hai nước. Nó tốt cho tất cả những người lính đã nằm xuống cho cả hai bên

Tuesday, June 05th, 2012 | Author: GS Nguyễn Đăng Hưng

Bộ trưởng Thanh nhận từ ông Panetta cuốn nhật ký của một bộ đội Việt Nam hi sinh trong chiến tranh.
Bộ trưởng Thanh nhận từ ông Panetta cuốn nhật ký của một bộ đội Việt Nam hi sinh trong chiến tranh.

Những bức thư của binh sĩ Mỹ tử trận

ở Việt Nam

Phan Lê (Vnexpress)

“Nếu cha gọi, mẹ hãy nói rằng con ở rất gần cái chết, nhưng con không sao. Con thực sự rất may mắn. Con sẽ viết thêm thư cho mẹ, sớm thôi”, trung sĩ Mỹ Steve Flaherty viết vội trước khi tử trận ở Việt Nam.

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh trao những bức thư của trung sĩ Steve Flaherty cho người đồng cấp Mỹ Leon Panetta tại Hà Nội hôm qua.
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh trao những bức thư của trung sĩ Steve Flaherty cho người đồng cấp Mỹ Leon Panetta tại Hà Nội hôm qua.
Lá thư xúc động ấy không bao giờ đến được với người mẹ của trung sĩ Steve Flaherty. Anh đã chết ở Việt Nam năm 1969 trước khi có thể gửi những lá thư mang theo người, trong đó có một bức dường như đang được viết đúng trong những thời khắc cuối cùng của cuộc đời. Những lá thư được quân đội Việt Nam tìm thấy sau khi Flaherty chết.
Những lá thư, mô tả sự thảm khốc và tình trạng mệt mỏi trong cuộc chiến, được Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh chuyển cho người đồng cấp Mỹ Leon Panetta hôm 4/6. Phía Mỹ cũng trao lại cho Việt Nam cuốn nhật ký của chiến sĩ Vũ Đình Đoàn.
Những bức thư của trung sĩ Steve Flaherty
Những bức thư của trung sĩ Steve Flaherty
Đây là lần đầu tiên hoạt động trao đổi kỷ vật chiến tranh chung như thế này được diễn ra. Những bức thư của Flaherty được đại tá quân đội Việt Nam Nguyễn Phú Đạt lưu giữ. Ông Đạt nhắc tới những bức thư này hồi tháng 8/2011.
Đầu năm nay, Robert Destatte, một nhân viên đã nghỉ hưu của Bộ Quốc phòng Mỹ và từng làm việc cho văn phòng tìm kiếm người Mỹ mất tích trong Chiến tranh Việt Nam, biết được thông tin nói trên. Sau đó, Lầu Năm Góc bắt đầu làm việc để hướng tới việc giao lại các lá thư cho gia đình Flaherty.
Các quan chức quốc phòng Mỹ, chịu trách nhiệm nhận những lá thư được chuyển cho ông Panetta, cho hay có khoảng 3 tập gồm nhiều bức thư khác nhau, 4 trong số này là của Flaherty. Những trang viết của trung sĩ này sẽ được giao lại cho gia đình của anh tại bang Nam Carolina.
Chị dâu 73 tuổi của Flahery, bà Martha Gibbons, cho hay bà biết về sự tồn tại của những lá thư cách đây một tháng rưỡi. Gibbons kể rằng chồng của bà gặp Flaherty khi anh còn là một cậu bé 6 tuổi sống trong một trại trẻ mồ côi Nhật Bản. Chồng của Gibbons đã thuyết phục mẹ nhận nuôi đứa trẻ. Flaherty lớn dần và trở thành một thiếu niên khỏe mạnh. Thế rồi, anh bỏ học ở trường cao đẳng để gia nhập quân đội dù có một học bổng bóng chày.
Các bức thư của Trung sĩ Mỹ Steve Flaherty.
Các bức thư của Trung sĩ Mỹ Steve Flaherty.
Gia đình Flaherty biết rằng con em họ đã tới một cánh đồng, nghỉ ăn trưa hoặc viết những lá thư. “Nó chẳng bao giờ cho chúng tôi biết nó sợ hãi và hoảng loạn đến thế nào”, bà Gibbons nói. “Nó đã sống trong nguy hiểm. Chúng tôi biết điều đó thật tồi tệ. Chúng tôi chỉ không biết rằng sự tồi tệ đó như thế nào”.
Gibbons xúc động khi những lá thư của Flaherty được đưa về nước Mỹ. “Điều này tốt cho cả hai nước. Nó tốt cho tất cả những người lính đã nằm xuống cho cả hai bên”, bà Gibbons nói và cho biết thêm rằng gia đình bà sẽ đặt những lá thư bên cạnh những huân chương và lưu bút của Flaherty, cùng với lá quốc kỳ Mỹ.
“Tôi cảm thấy những viên đạn bay qua người”
Những ký ức về cuộc Chiến tranh Việt Nam đang phai mờ dần trong nhiều người Mỹ. Với một số người cuộc chiến này thậm chí chỉ còn tồn tại trong những cuốn sách giáo khoa. Nhưng nó lại trở nên sống động từ những trang viết của trung sĩ Flaherty. Những bức thư, được gửi cho người mẹ Lois và hai phụ nữ khác lần lượt là Wyatt và Betty, cho thấy những cảm xúc của Flaherty về nỗi sợ, và về cả sự quyết tâm.
Bộ trưởng Thanh nhận từ ông Panetta cuốn nhật ký của một bộ đội Việt Nam hi sinh trong chiến tranh.
Bộ trưởng Thanh nhận từ ông Panetta cuốn nhật ký của một bộ đội Việt Nam hi sinh trong chiến tranh.
“Tôi cảm thấy những viên đạn bay qua người”, Flaherty viết cho Betty. “Tôi chưa từng sợ hãi như thế kể từ khi được sinh ra.”
“Chúng tôi chịu rất nhiều tổn thất và thiệt hại nhân mạng”, một lá thư khác của Flaherty có đoạn. “Chúng tôi kéo nhiều thi thể và cả người bị thương đến mức tôi khó có thể nhớ nổi”.
“Cảm ơn vì bức thiệp ngọt ngào. Nó khiến ngày khốn khổ của tôi khá hơn nhiều. Nhưng tôi không nghĩ rằng tôi sẽ quên cuộc chiến đẫm máu mà chúng tôi đang tham gia. … Súng phóng lựu và súng máy thực sự xé toạc balô của tôi.”
Một tấm ảnh được tìm thấy trong cuốn nhật ký của Vũ Đình Đoàn.
Một tấm ảnh được tìm thấy trong cuốn nhật ký của Vũ Đình Đoàn.
Trong một lá thư khác cho mẹ, Flaherty một lần nữa bày tỏ rằng anh sẽ nghỉ ngơi. “Con chắc chắc sẽ nghỉ ngơi và thư giãn. Con không quan tâm là ở đâu, miễn là con có thể được nghỉ, con mong sớm được như thế lắm rồi. Con sẽ cho mẹ biết ngày cụ thể”.
Flaherty, 22 tuổi khi tử trận vào tháng 3/1969, đã được đưa về quê hương để yên nghỉ. Thành viên của Sư đoàn Dù 101 chết tại khu vực phía bắc của miền nam Việt Nam.
Cuốn nhật ký của Vũ Đình Đoàn.
Cuốn nhật ký của Vũ Đình Đoàn.
Flaherty chắc chắn đã được tận mắt chứng kiến những cuộc giao tranh ác liệt. “Trung đội của con lúc đầu có 35 người, nhưng rồi chỉ còn 19 người khi cuộc giao tranh kết thúc”, anh viết cho bà Lois. “Chúng con mất chỉ huy trung đội và nhiều đồng đội”.
Cuốn nhật ký nhỏ của liệt sĩ Vũ Đình Đoàn cũng có một câu chuyện riêng. Nó được một lính thủy đánh bộ Mỹ có tên Robert “Ira” Frazure phát hiện trên người anh. Trong cuốn nhật ký có một tấm ảnh và một ít tiền. Frazure cầm lấy cuốn nhật ký và mang nó về Mỹ.
Một thành viên trong đoàn xem cuốn nhật ký của Vũ Đình Đoàn
Một thành viên trong đoàn xem cuốn nhật ký của Vũ Đình Đoàn
Cuốn nhật ký bắt đầu được biết tới hồi đầu năm nay khi chị gái một người bạn của Frazure tiến hành tham khảo tư liệu cho một cuốn sách. Frazure đã nhờ người này trả lại cuốn nhật ký. Bà Marge Scooter mang cuốn nhật ký tới chương trình truyền hình “History Detectives” của kênh PBS. Chương trình này sau đó nhờ Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao Mỹ giúp trao trả cuốn nhật ký.
Phan Lê (Vnexpress)

http://www.ndanghung.com/bai-viet/2012/06/05/%E2%80%9Cdieu-nay-tot-cho-ca-hai-nuoc-no-tot-cho-tat-ca-nhung-nguoi-linh-da-nam-xuong-cho-ca-hai-ben%E2%80%9D.html/

MẢNH MÁY BAY F4J CỦA LT LEONARD JHON SCHOEPPNER

SCHOEPPNER, LEONARD JOHN
Name: Leonard John Schoeppner
Rank/Branch: O3/US Navy
Unit: Fighter Squadron 21, USS RANGER (CVA 61)
Date of Birth: 02 October 1943
Home City of Record: Canton OH
Date of Loss: 09 March 1970
Country of Loss: North Vietnam/Over Water
Loss Coordinates: 174258N 1074658E (YE951608)
Status (in 1973): Killed/Body Not Recovered
Category: 5
Aircraft/Vehicle/Ground: F4J
Refno: 1571
Other Personnel in Incident: Rex L. Parcels Jr. (missing)
Source: Compiled by Homecoming II Project 15 May 1990 from one or more of
the following: raw data from U.S. Government agency sources, correspondence
with POW/MIA families, published sources, interviews. Updated by the P.O.W.
NETWORK 1998.
REMARKS:
SYNOPSIS: The USS RANGER was a seasoned combat veteran, having been deployed
to Vietnam for Flaming Dart I operations. The carrier played a steady role
for the remainder of American involvement in the war. The first fighter jets
to bomb Haiphong in Operation Rolling Thunder came from her decks.
One of the aircraft launched from the decks of the RANGER was the F4 Phantom
fighter jet. The Phantom, used by Air Force, Marine and Navy air wings,
served a multitude of functions including fighter-bomber and interceptor,
photo and electronic surveillance. The two man aircraft was extremely fast
(Mach 2), and had a long range (900 - 2300 miles, depending on stores and
mission type). The F4 was also extremely maneuverable and handled well at
low and high altitudes. The F4 was selected for a number of state-of-the-art
electronics conversions, which improved radar intercept and computer bombing
capabilities enormously. Most pilots considered it one of the "hottest"
planes around.
LT Leonard J. Schoeppner and LTJG Rex L. Parcels Jr. were F4 pilots assigned
to Fighter Squadron 21 onboard the USS RANGER. On March 9, 1970, the two
were assigned a photo reconnaissance escort mission in their F4J Phantom.
Schoeppner was the pilot and Parcels served as the Radar Intercept Officer
(RIO) on the flight.
Schoeppner and Parcels launched at 1200 hours on that day. Their climbout
and aerial refueling were normal. Because of low ceilings and poor
visibility in the reconnaissance aircraft's target area, the escort mission
was cancelled. Schoeppner's aircraft was diverted to their secondary mission
assignment as combat air patrol for the Task Force. The reassignment
occurred about one hour after their takeoff.
Schoeppner reported his position as overhead the RANGER in the Gulf of
Tonkin at 17,000 feet. He was instructed to rendezvous with another squadron
F4, but he failed to contact the newly assigned control agency for the
required vector. Contact between Schoeppner's and Parcels' aircraft and the
ship's search radar was also lost at about this time (1330).
A preliminary search was conducted, using aircraft already airborne in the
vicinity of the carrier. With no success on this preliminary search, the
assistance of other assets was utilized (seven destroyers, seven
helicopters, four A7's, three OV10's, two HC130's, two E1's, one E2, one
C1A, one C131, and one P3). A thorough and detailed coverage of this large
area was attested to by a variety of non-pertinent floating debris recovered
by the SAR force, including objects as small as an old life jacket.
A pilot from the HANCOCK reported that he had seen an F4-type aircraft in a
dive at approximately 4,000 feet. All other F4 pilots airborne at this time
stated that they had not engaged in such a maneuver. The diving aircraft was
thought to possibly be that of Schoeppner and Parcels. With weather
conditions as they were, they may have inadvertently entered a maneuver,
such as a dive, which carried them to an altitude too low to effect a
recovery after their condition was realized.
Schoeppner and Parcels are listed with honor among the Americans still
prisoner, missing or unaccounted for in Southeast Asia because their bodies
were never recovered. Others who are missing do not have such clear cut
cases. Some were known captives; some were photographed as they were led by
their guards. Some were in radio contact with search teams, while others
simply disappeared.
Since the war ended, over 250,000 interviews have been conducted with those
who claim to know about Americans still alive in Southeast Asia, and several
million documents have been studied. U.S. Government experts cannot seem to
agree whether Americans are there alive or not. Distractors say it would be
far too politically difficult to bring the men they believe to be alive
home, and the U.S. is content to negotiate for remains.
Over 1000 eye-witness reports of living American prisoners were received by
1989.  Most of them are still classified. If, as the U.S. seems to believe,
the men are all dead, why the secrecy after so many years? If the men are
alive, why are they not home?

LT Leonard J. Schoeppner

LTJG Rex L. Parcels Jr.