Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

ANH NGHỊ ĐÃ TUYÊN BỐ

ANH NGHỊ ĐÃ TUYÊN BỐ
16:04 21 thg 6 2012Công khai0 Lượt xem 0

Người phát ngôn nói về việc thông qua Luật Biển Việt Nam


22:40 21/06/2012
Ngày 21/6/2012, Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã có tuyên bố về việc Quốc hội thông qua Luật Biển Việt Nam.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nói: "Ngày 21/6/2012, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Biển Việt Nam. Đây là một hoạt động lập pháp bình thường nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam, phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác với các nước, vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.
Đáng tiếc là Trung Quốc đã có những chỉ trích vô lý đối với việc làm chính đáng của Việt Nam. Nghiêm trọng hơn là Trung Quốc đã phê chuẩn thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” với phạm vi quản lý bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Việt Nam kiên quyết bác bỏ sự chỉ trích vô lý của phía Trung Quốc; đồng thời phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”.
Cần khẳng định lại rằng Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc Luật Biển Việt Nam đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là sự tiếp nối một số quy định trong các luật đã có trước đây của Việt Nam. Đây không phải là vấn đề gì mới và không ảnh hưởng đến quá trình tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài cho các tranh chấp ở Biển Đông.
Việt Nam trước sau như một chủ trương giải quyết các bất đồng, tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với Trung Quốc, sẵn sàng cùng Trung Quốc thúc đẩy mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện theo phương châm “16 chữ” và tinh thần “4 tốt” vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực và trên thế giới".

CHÀO MỪNG LUẬT BIỂN VIỆT NAM ĐÃ ĐƯỢC QUỐC HỘI BIỂU QUYẾT THÔNG QUA VỚI ĐA SỐ TUYỆT ĐỐI !

CHÀO MỪNG LUẬT BIỂN VIỆT NAM ĐÃ ĐƯỢC QUỐC HỘI BIỂU QUYẾT THÔNG QUA VỚI ĐA SỐ TUYỆT ĐỐI !
15:06 21 thg 6 2012Công khai0 Lượt xem 0

Quốc hội thông qua luật Biển Việt Nam
Cập nhật lúc 17:51, Thứ năm, 21/06/2012 (GMT+7)

Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý.  
NDĐT – Luật Biển Việt Nam đã được 495/496 đại biểu Quốc hội nhất trí thông qua. Đây là luật có tỷ lệ số đại biểu tán thành cao nhất trong số năm dự thảo luật và nghị quyết được Quốc hội biểu quyết sáng 21-6.

Thể hiện chủ quyền của Việt Nam về biển
Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý cho biết, ngày 15-6, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về dự án Luật biển Việt Nam. Các đại biểu Quốc hội đều nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật này, đồng thời đóng góp thêm ý kiến về một số vấn đề cụ thể. Nhiều ý kiến bổ sung của đại biểu đã làm tăng thêm tính mạnh mẽ của các điều luật nhằm khẳng định chủ quyền của Việt Nam với vùng biển.
Một số đại biểu đề nghị bổ sung cụm từ "toàn vẹn và đầy đủ" khi quy định về chủ quyền của Việt Nam đối với lãnh hải, vùng trời, vùng nước và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (khoản 1 Điều 12).
Tiếp thu ý kiến này, khoản 1 điều 12 đã thể hiện như sau: "Nhà nước thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải và vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982." Điều này cũng phù hợp với tinh thần Tuyên bố của Chính phủ về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam năm 1977”.
Nhiều đại biểu đề nghị quy định rõ về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngay tại Điều 1 của dự thảo Luật. Có ý kiến đề nghị cần quy định trong Luật này vị trí địa lý của các đảo, quần đảo. Ủy ban thường vụ Quốc hội nhận thấy, vị trí của các đảo, quần đảo đã được thể hiện trên hải đồ của Việt Nam và được sử dụng chính thức trong các hoạt động quản lý biển, đảo, quy hoạch phát triển kinh tế biển, an toàn hàng hải... Vì vậy, khoản 3 Điều 20 đã được bổ sung như sau: "Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các đảo, quần đảo được xác định theo quy định tại các điều 9, 11, 13, 15 và 17 của Luật này và được thể hiện bằng hải đồ, bản kê tọa độ địa lý do Chính phủ công bố".
Các đại biểu tán thành với quy định của dự thảo Luật về việc công nhận đường cơ sở đã được Chính phủ công bố năm 1982. Đồng thời đề nghị, ở những nơi chưa có đường cơ sở cần giao Chính phủ xác định và công bố sau khi được sự đồng ý của Quốc hội.
Ủy ban thường vụ Quốc hội nhận thấy, đường cơ sở là căn cứ quan trọng cho việc xác định ranh giới tiếp theo của lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và kể cả thềm lục địa. Nội dung này liên quan trực tiếp đến chủ quyền đối với biên giới, lãnh thổ quốc gia thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội. Vì vậy, việc Quốc hội phê chuẩn hoặc giao Ủy ban thường vụ Quốc hội, là cơ quan thường trực của Quốc hội, hoạt động thường xuyên giữa hai kỳ họp Quốc hội, thực hiện việc phê chuẩn đường cơ sở do Chính phủ xác định đối với những nơi chưa có đường cơ sở trước khi Chính phủ công bố là phù hợp với các quy định của Hiến pháp và pháp luật hiện hành.
Luật phải dựa trên Công ước về Luật biển
Dựa trên Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển, nhiều đại biểu đề nghị sử dụng thuật ngữ "tranh chấp" thay cho "bất đồng" trong điều 4 về nguyên tắc quản lý và bảo vệ biển. Ủy ban thường vụ Quốc hội đã tiếp thu và thay cụm từ "giải quyết các bất đồng" bằng "giải quyết các tranh chấp" tại khoản 3 điều 4.
Tuy nhiên, cũng có một số đề nghị của các đại biểu không được tiếp thu vì liên quan các quy định chung trong Công ước này.
Cụ thể, về vấn đề tàu quân sự nước ngoài đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam (tại khoản 2 điều 12). Có ý kiến đề nghị quy định tàu quân sự nước ngoài phải xin phép cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước khi thực hiện quyền đi qua không gây hại. Một số ý kiến khác đề nghị cần quy định cụ thể về thời hạn báo trước hoặc giao Chính phủ quy định cụ thể về vấn đề này.
Ủy ban thường vụ Quốc hội nhận thấy, theo quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển, tàu thuyền của tất cả các quốc gia, có biển hay không có biển, đều được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải. Quốc gia ven biển không được cản trở việc đi qua không gây hại của các tàu thuyền nước ngoài, bao gồm cả tàu quân sự, trong lãnh hải của mình, ngoài những trường hợp mà Công ước đã quy định. Hiện tại, các quốc gia trên thế giới quy định về việc đi qua không gây hại của tàu thuyền trong lãnh hải theo nhiều cách khác nhau.
Do đó, khoản 2 điều 12 của Luật Biển Việt Nam được thông qua sáng nay được đưa theo như phương án 1, tức là quy định tàu quân sự nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam thì thông báo trước cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Mục đích của việc thông báo chủ yếu là nhằm bảo đảm an toàn hàng hải cho tàu thuyền di chuyển trong lãnh hải Việt Nam và cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trong việc quản lý, theo dõi các vùng biển của ta. Quy định việc thông báo trước cũng đã được một số quốc gia khác áp dụng.
Tuy nhiên, điều khoản này không quy định cụ thể về thời hạn thông báo như ý kiến đại biểu đề nghị, vì dễ gây hiểu lầm là Việt Nam đặt thêm điều kiện hạn chế việc thực hiện quyền đi qua không gây hại của tàu quân sự nước ngoài, trái với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển.
Biển được quản lý theo cơ chế đa ngành
Về quản lý nhà nước về biển (điều 7), có ý kiến đại biểu đề nghị Luật cần quy định một cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về biển và kinh tế biển làm đầu mối giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.
Nhưng do đây là một lĩnh vực tổng hợp, đa ngành, vừa thực hiện bảo đảm an ninh, quốc phòng, chủ quyền quốc gia, vừa liên quan đến phát triển kinh tế; các nội dung quản lý nhà nước về biển và kinh tế biển hiện đang thuộc phạm vi chức năng của nhiều bộ, ngành khác nhau. Nên điều luật này đã được giữ nguyên và quy định trách nhiệm quản lý thống nhất, điều hành chung trong lĩnh vực này là của Chính phủ mà không chỉ cụ thể bộ, ngành nào, nhằm bảo đảm sự điều hành linh hoạt của Chính phủ trong trường hợp có thay đổi đối với yêu cầu quản lý nhà nước về biển và kinh tế biển trong từng thời kỳ cũng như khi có điều chỉnh về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức các bộ, cơ quan ngang bộ.
Trên thực tế, đa phần các quốc gia có biển cũng tổ chức việc quản lý các vấn đề liên quan đến biển theo cơ chế đa ngành.

Những nội dung chính của Luật Biển Việt Nam
Luật Biển Việt Nam gồm có bảy chương, 55 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2013.
Chương 1 gồm các quy định chung về phạm vi điều chỉnh, định nghĩa.
Chương 2 quy định về vùng biển Việt Nam với các quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, đảo, quần đảo…
Chương 3 quy định về hoạt động trong vùng biển Việt Nam, trong đó có các quy định: đi qua không gây hại trong lãnh hải, tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải phục vụ cho việc đi qua không gây hại, vùng cấm và khu vực hạn chế hoạt động trong lãnh hải, tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài đến Việt Nam, trách nhiệm của tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài trong vùng biển Việt Nam, hoạt động của tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác của nước ngoài trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam, quyền tài phán hình sự và dân sự đối với tàu thuyền nước ngoài, quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài…
Chương 4 của Luật Biển Việt Nam dành cho phát triển kinh tế biển, với các điều khoản về nguyên tắc phát triển kinh tế biển, các ngành kinh tế biển, quy hoạch phát triển kinh tế biển, xây dựng và phát triển kinh tế biển, khuyến khích, ưu đãi đầu tư phát triển kinh tế trên các đảo và hoạt động trên biển.
Chương 5 của Luật quy định về tuần tra, kiểm soát trên biển với các điều khoản về lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển, nhiệm vụ và phạm vi trách nhiệm tuần tra, kiểm soát trên biển, cờ, sắc phục và phù hiệu.
Luật Biển Việt Nam cũng dành một chương (chương 6) để quy định về xử lý vi phạm. Chương này bao gồm các điều khoản về dẫn giải và địa điểm xử lý vi phạm, biện pháp ngăn chặn, thông báo cho Bộ Ngoại giao và xử lý vi phạm.
Chương cuối cùng của luật Biển Việt Nam quy định về điều khoản thi hành.
VÂN - MINH 

http://www.nhandan.com.vn/cmlink/nhandandientu/thoisu/chinh-tri/su-kien/qu-c-h-i-thong-qua-lu-t-bi-n-vi-t-nam-1.354266

NHIỆT LIỆT HOAN NGHÊNH CÁC VỊ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI ĐÃ BIỂU QUYẾT THÔNG QUA LUẬT BIỂN VIỆT NAM.

NHIỆT LIỆT HOAN NGHÊNH CÁC VỊ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI ĐÃ BIỂU QUYẾT THÔNG QUA LUẬT BIỂN VIỆT NAM.
14:55 21 thg 6 2012Công khai0 Lượt xem 0



Theo Luật quốc tế, chủ quyền của một nước được căn cứ vào quá trình xác lập và thực thi chủ quyền cấp Nhà Nước. Ngày 21/6/2012, cả Việt Nam và Trung Quốc đều đã có những hành động và phát ngôn khẳng định chủ quyền của mình tại Biển Đông mà ...Trung Quốc gọi là Nam Hải.

Trang web Bộ Dân chính Trung Quốc đăng “Thông báo về việc Quốc vụ viện phê chuẩn thành lập thành phố cấp địa khu Tam Sa” chính quyền nhân dân thành phố Tam Sa sẽ đặt tại đảo Vĩnh Hưng (Tây Sa) tức đảo Phú Lâm – quần đảo Hoàng Sa (Việt Nam ).

Cũng trong ngày này, Quốc Hội Việt Nam đã chính thức thông qua Luật Biển với 495/496 đại biểu tham gia tán thành. Trong đó điều 1 của Luật này qui định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các đảo, quần đảo được xác định theo quy định tại các điều 9, 11, 13, 15 và 17 của luật này và được thể hiện bằng hải đồ, bản kê toạ độ địa lý do Chính phủ công bố. Ngay sau đó, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân đã triệu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Nguyễn Văn Thơ đến, đưa ra phản ứng nghiêm khắc về việc Quốc hội Việt Nam thông qua "Luật Biển Việt Nam" xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc.

Việt Nam khẳng định chủ quyền của mình với quá trình xác lập và thực thi chủ quyền liên tục trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đặc biệt là dưới triều Nguyễn mà tiêu biểu là hoạt động của đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải. Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa còn tồn tại đến ngày nay tại đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) nhằm tri ân những binh phu bỏ mạng trên biển là chứng cứ khó có thể chối cãi.


Hình ảnh: Theo Luật quốc tế, chủ quyền của một nước được căn cứ vào quá trình xác lập và thực thi chủ quyền cấp Nhà Nước. Ngày 21/6/2012, cả Việt Nam và Trung Quốc đều đã có những hành động và phát ngôn khẳng định chủ quyền của mình tại Biển Đông mà Trung Quốc gọi là Nam Hải.

Trang web Bộ Dân chính Trung Quốc đăng “Thông báo về việc Quốc vụ viện phê chuẩn thành lập thành phố cấp địa khu Tam Sa” chính quyền nhân dân thành phố Tam Sa sẽ đặt tại đảo Vĩnh Hưng (Tây Sa) tức đảo Phú Lâm – quần đảo Hoàng Sa (Việt Nam). 

Cũng trong ngày này, Quốc Hội Việt Nam đã chính thức thông qua Luật Biển với 495/496 đại biểu tham gia tán thành. Trong đó điều 1 của Luật này qui định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các đảo, quần đảo được xác định theo quy định tại các điều 9, 11, 13, 15 và 17 của luật này và được thể hiện bằng hải đồ, bản kê toạ độ địa lý do Chính phủ công bố. Ngay sau đó, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân đã triệu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Nguyễn Văn Thơ đến, đưa ra phản ứng nghiêm khắc về việc Quốc hội Việt Nam thông qua "Luật Biển Việt Nam" xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc.

Việt Nam khẳng định chủ quyền của mình với quá trình xác lập và thực thi chủ quyền liên tục trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đặc biệt là dưới triều Nguyễn mà tiêu biểu là hoạt động của đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải. Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa còn tồn tại đến ngày nay tại đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) nhằm tri ân những binh phu bỏ mạng trên biển là chứng cứ khó có thể chối cãi.

TRUNG KHUYỂN - NGHĨA KHUYỂN

TRUNG KHUYỂN - NGHĨA KHUYỂN
01:27 20 thg 6 2012Công khai1 Lượt xem 0

19/06/2012 - 14:58
Bức ảnh vô giá về cái chết của chú chó Hachiko
Bức ảnh chụp vào năm 1935 ngay sau cái chết của chú chó huyền thoại Hachiko đang được trưng bày tại một bảo tàng ở quận Shibuya, Tokyo.

Bức ảnh vô giá về cái chết của Hachiko
 
Hachiko còn được biết với cái tên Trung khuyển (chú chó trung thành).
 
Được chụp ngày 8-3-1935, bức hình được một người chủ của Hachiko là một phụ nữ ở quận Suginami trao tặng cho Bảo tàng Dân gian và Văn học Shibuya.

Theo một quan chức của bảo tàng, bức ảnh này sẽ là một kỷ vật vô giá gợi nhớ những ngày tháng Hachiko còn sống khi mà có rất ít hình ảnh và thông tin về chú chó huyền thoại này được lưu giữ.
 
Bức hình được tin là chụp trong phòng hành lý của nhà ga Shibuya. Trong đó, Hachiko nằm yên với đôi mắt nhắm nghiền, xung quanh là những nhân viên nhà ga và nhiều người khác đang chắp tay tỏ lòng khâm phục đối với chú chó trung thành.
 
Một nhân viên bảo tàng cho biết  Hachiko được tìm thấy ở gần bờ sông Shibuya sáng cùng ngày và được mang về nhà ga. Lúc đó Hachiko đã 11 tuổi.
 
Người phụ nữ ở Suginami đã nhận nuôi Hachiko vì cha bà là một nhân viên làm việc tại nhà ga trên nơi Hachiko thường xuyên lui tới. Bức ảnh quý giá mà bà chụp được đã được đăng tải trên báo chí Tokyo sau khi Hachiko chết. Bức ảnh hiếm có này dự kiến sẽ được trưng bày trước công chúng vào ngày 22-7 tới.
 
Câu chuyện về chú chó Hachiko cũng từng được dựng thành phim và thậm chí còn có một bức tượng đồng tương đương kích cỡ thật của Hachi đặt trước cửa nhà ga Shibuya.
 
Năm 1924, Hachiko được ông chủ Hidesaburo Ueno - giáo sư thuộc khoa nông nghiệp trường Đại học Tokyo đưa về nuôi. Trong suốt khoảng thời gian sau đó, chú và ông chủ đã trở thành những người bạn không thể tách rời. Mỗi buổi sáng, Hachiko theo chân chủ tới tận nhà ga Shibuya nơi ông lên tàu đến chỗ làm việc và chờ đón ông tại đó đến khi ông trở về vào cuối ngày. Những ngày hạnh phúc đó cứ tiếp diễn cho đến một hôm vào tháng 5 -1925, ông chủ đã đột ngột từ trần vì tai biến mạch máu não ngay tại nơi làm việc và vĩnh viễn không thể trở về nhà. Thế nhưng, người ta vẫn thấy Hachiko tới nhà ga để chờ đón người bạn thân thiết của mình suốt 9 năm sau đó cho đến khi chú chó trung thành trút hơi thở cuối cùng.
Theo Đỗ Quyên (NLĐO / Yomiuri Shimbun)

LÃNH ĐẠO MÀ ĂN UỐNG CHẲNG CÓ CAO LƯƠNG MỸ VỊ GÌ NHỞI ? NƯỚC NÀY NGHÈO ???

LÃNH ĐẠO MÀ ĂN UỐNG CHẲNG CÓ CAO LƯƠNG MỸ VỊ GÌ NHỞI ? NƯỚC NÀY NGHÈO ???
01:21 20 thg 6 2012Công khai1 Lượt xem 0

18/06/2012 - 13:58
Ăn như Tổng thống Mỹ
Không ít người từng thắc mắc, Tổng thống Mỹ có chế độ ăn uống như thế nào, có phải mọi món đồ nhà lãnh đạo này dùng chỉ do đầu bếp riêng chuẩn bị không.

Thực tế là người đứng đầu nước Mỹ Barack Obama cũng ăn uống giản dị như bao người khác trong những lần đi công tác. Cùng xem Tổng thống Mỹ thưởng thức các món ăn như thế nào ?
Tổng thống Mỹ ăn món sườn trong một chuyến thăm quán Kenny BBC vào bữa trưa tại Washington.
Ông chủ Nhà Trắng dùng trứng trong bữa sáng với 5 chủ doanh nhân cỡ nhỏ tại quán cà phê Rausch tại Guttenberg, Iowa.
Tổng thống Mỹ dùng bữa trưa tại cửa hàng xúc xích Rudy tại Toledo, Ohio.
Người đứng đầu nước Mỹ thưởng thức kem mát lạnh ở DeWitt Dairy Treats tại DeWitt, Iowa
Tổng thống Obama ăn tôm bắt ở địa phương trong cuộc gặp người dân đảo Grand, Louisiana
Tổng thống Mỹ tìm mua một chiếc sandwich trước khi chủ trì hội nghị bàn tròn với các lãnh đạo doanh nghiệp nhỏ tại quán bánh Grand Central ở Seattle.
Ngày 24/6/2010, Tổng thống Nga thời đó Dmitry Medvedev và Tổng thống Obama dùng bánh hamburger cho bữa trưa tại nhà hàng Ray's Hell tại Arlington, Virginia
Tổng thống Obama ăn quả xuân đào tại siêu thị Kroger ở Bristol, Virginia
Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Anh David Cameron ăn xúc xích khi xem vòng một giải bóng rổ NCAA tại trường đại học Dayton Arena ở Ohio
Tổng thống Obama và con gái Malia ăn kem cùng các bạn bè của gia đình bên ngoài đảo tuyết khi đi nghỉ giáng sinh tại Kailua, Hawaii.
Theo Hoài Linh (VNN / Reuters)