Thứ Ba, 15 tháng 5, 2012

VỰC QUÀNH TỪ BLOG "ĐƠN ĐỘC GIỮA ĐÁM ĐÔNG"

173. VỰC QUÀNH NUỐI TIẾC
00:11 8 thg 5 2012Công khai17 Lượt xem 8
              Nhà báo Trần Hồng Hiếu đến gặp Aky để truy vấn về Vực Quành. Sau khi được đãi một chầu cafe ở "Thạch Thảo". Aky lên cơn man man, ba hoa một hồi, và nhà báo cũng kịp hoàn thành bài báo gửi đăng trên mạng nào đó và trên Văn hóa xứ Bọ. Sau đây là phần ba hoa chích chòe của Aky đã được nhà báo Trần Hồng ghi lại và cho thăng hoa lên cho...oách:
 
 


 
Ảnh này chôm của Ruchung



                              VỰC QUÀNH - VUI MỪNG VÀ NUỐI TIẾC
                                                                                             Trần Hồng
    Năm 2004, trên một vùng đất đồi cằn cỗi, chỉ cách Đồng Hới 7 km hiện hữu một ngôi làng mà những ai đã từng đến Quảng Bình trong chiến tranh đều sững sờ vì đã được sống lại những ký ức không thể nào quên. Ông Nguyễn Xuân Liên - người tự bỏ gần 5 tỷ đồng tiền túi để xây dựng và là chủ nhân ngôi làng trả lời phỏng vấn trên Đài NHK của Nhật Bản: “Tôi muốn kể câu chuyện của thế hệ chúng tôi, về những tổn thất của dân tộc để có được ngày hôm nay cho các thế hệ con cháu… ”. Vực Quành- tên vùng đất hoang nay trở thành tên ngôi làng gọi về ký ức ấy đã thu hút hàng chục ngàn lượt khách trong  nước và quốc tế đến Quảng Bình và Vực Quành đã cho họ một cái nhìn khác về mảnh đất - con người nơi đây. Và, dù Vực Quành KHÔNG NẰM TRONG BẤT CỨ MỘT BẢN CHIẾN LƯỢC HAY QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN nào của địa phương nhưng vẫn trở thành điểm đến hấp dẫn và thú vị của khách thập phương bởi đây là nơi duy nhất trên miền Bắc có thể mang lại không chỉ hoài niệm về chiến tranh và còn giải mã câu hỏi vì sao chúng ta tồn tại và chúng ta chiến thắng. Vậy mà chỉ 8 năm sau, những ai quan tâm đến ngôi làng này đã phải nuối tiếc… như nuối tiếc những giá trị mà ta đã hy sinh cho nó dần đi vào quên lãng ! Vực Quành- làng du lịch văn hóa-sinh thái-lịch sử, “bảo tàng ngoài trời” ở Quảng Bình đang có nguy cơ tự tàn lụi dần.
    Già Aky nói như là không nói với ai: “ Đứng trên đường HCM nhìn về Vực Quành mà lòng trĩu nặng nỗi buồn…” Và ông đã nói về Vực Quành với sự ngưỡng mộ xen lẫn niềm xót xa, tiếc nuối…

Vì sao phải nuối tiếc, xót xa ?

Người ta hay nhắc câu nói nổi tiếng của nhà văn Nga-Rasul Gamzatov: “ Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác”. Chưa thấy ai bắn vào quá khứ bằng súng lục cả (khẽ cười) nhưng sự lãng quên quá khứ thì đã hiển thị quá nhiều.

Vì lẽ đó mà sự ra đời của Vực Quành như là một lời cảnh tỉnh không chỉ cho cộng đồng, địa phương mà cho tất cả những ai có lương tri, có trách nhiệm với nền độc lập dân tộc.

 Dù thành công đến mức độ nào thì việc xây dựng một khu hoài niệm chiến tranh có vai trò như một bảo tàng ngoài trời do một cá nhân tự bỏ tiền túi ra phục dựng lại là điều mà xã hội cần tri ân.

Vực Quành khiến tôi liên tưởng đến Pháo đài Brest của Liên Xô cũ. Ở đây, người ta đã dựng lại cuộc chiến vô cùng khốc liệt giữa Hồng quân Liên Xô với phát xít Đức. Chính sự kháng cự ngoan cường suốt 9 ngày đêm của Hồng quân pháo đài Brest mà cả đất nước Xô Viết có đủ thời gian và sức mạnh để bước vào cuộc chiến một mất, một còn với phát xít Đức. Tôi đến bảo tàng này và đã lặng người xúc động, cứ như chiến tranh đang hiện hữu chứ không phải nó đã lùi về quá vãng. Pháo đài Bret là minh chứng vì sao Hồng quân Liên Xô chiến  thắng phát xit Đức.

Cũng không phải nhìn xa, ngay gần chúng ta đây thôi, di tích địa đạo Vĩnh Mốc ở Quảng Trị là một bằng chứng thưc tiễn hơn mọi lời giải thich vì sao người Vĩnh Linh lại có thể trụ được ngay trước họng súng của kẻ thù. Di tích địa đạo Củ Chi ở Thành phố Hồ Chí Minh làm cho chúng ta hiểu thế nào là một cuộc chiến trong lòng địch….

Quảng Bình là nơi hội tụ sức mạnh của hậu phương miền Bắc, cũng là tọa độ lửa, là mục tiêu  hủy diệt của đế quốc Mỹ. Làm sao Quảng Bình trụ vững để chuyển được sức mạnh của cả miền Bắc cho tiền tuyến miền Nam ? Điều đó chỉ có một nơi nói được, nói một cách đầy đủ, nói một cách sinh động, nói một cách tâm huyết: Vực Quành !

Từ sinh sống, học tập, sinh đẻ, chữa bệnh…đến chiến đấu bảo vệ mình, bảo vệ Tổ quốc, tất tần tật những cái vừa giản dị, vừa vĩ đại ấy được nhân dân Quảng Bình thực hiện trong một tổ hợp: HẦM !: làng hầm, đường hầm, trường hầm, bệnh viện hầm, công sự hầm ….và cuối cùng là Bảo tàng hầm Vực Quành !

Tôi không đồng ý với một số nhà nghiên cứu và nhà báo nói Vực Quành là khu du lịch hoài niệm chiến tranh. Điều đó không sai nhưng không đúng với Vực Quành. Ỏ đây không chỉ là hoài niệm mà còn là bảo tàng sống là nơi trải nghiệm cho các thế hệ chưa từng nếm mùi chiến tranh. Chiến tranh đã vây bọc Quảng Bình, nhưng chính trong cái tổ kén bỏng lửa ấy, người Quảng Bình đã sống, chiến đấu, sản xuất, chữa bệnh, cấp cứu, chuyển thương, đến cả yêu đương, ân ái và...sinh đẻ giống nòi nữa…,không chỉ để tồn tại mà còn để chi viện. Nếu mọi sự chi viện của hậu phương lớn miền Bắc đến Quảng Bình bị tắc thì tất cả sẽ lùi về số 0. Quảng Bình phải tồn tại kiên cường và phải mở đường cho cả nước vào trận.

Quá khứ hào hùng thật khó quên nhưng rồi sẽ phải quên vì đó là qui luật nghiệt ngã của thời gian. Chỉ còn một nơi duy nhất để những ai từng đi qua chiến tranh sống lại với nó và lấy làm bài học lịch sử cho các thế hệ sau: Vực Quành !  

Vậy thì ứng xử với Vực Quành ra sao ?

Trước hết, không nên coi đó là việc làm yêu thích của một cá nhân ( ông Liên, hay ông Liên phẩy nào đó ) mà việc tái tạo nhân bản của chính mình phải là trách nhiệm của cộng đồng.

 Nhưng nói trách nhiệm thì…vô cùng !

Khôn hơn trách nhiệm, đấy là nếu Quảng Bình không muốn đánh mất đi vị thế hiện nay thì phải bám lấy, nhân lên và đẩy Vực Quành thành một hiện tượng.

 Nếu Quảng Bình chỉ tự hào một cách vô tư với hang động Phong Nha- Kẻ Bàng thì rồi  với cái đà thi nhau phát hiện, thi nhau đê trình UNESCO công nhận di sản này, di sản nọ, đất nước cũng sẽ không chỉ có một Hạ Long, một Phong Nha - Kẻ Bàng, mà còn là Hoa Lư, là Sapa, Ba bể...không thiếu những hang động nổi tiếng …Nếu Quảng Bình tự hào về biển thì đất nước có tới 2 ngàn km bờ biển. Nếu tự hào về suối nước khóang nóng Bang, cả nước có trên 150 suối nước nóng…

Nhưng, nếu để làm cho cả nhân loại biết vì sao sức công phá của bom rải thảm B.52, của bom chùm F111, của Rooc ket, của pháo hạm vẫn không hủy diệt được mảnh đât nhỏ bé này mà ngược lại, ở chính nơi tọa độ lửa, nơi mỗi người dân trung bình phải hứng chị hàng ngàn quả bom đạn này, sức mạnh truyền thống dân tộc đã được chuyển thành sức mạnh của cách mạng khiến người Quảng Bình không biết sợ hãi, không biết chùn bước, kháng cự quyết liệt để mở đường cho cả một hậu phương lớn ào ào đổ vào tiền tuyến miền Nam, làm nên chiến tháng 30 tháng 4 vang dội. Câu trả lời ấy không đủ niềm tin khi nó chỉ được viết ra trên giấy mực mà phải là nơi đây: bảo tàng sống Vực Quành!

Vì lẽ đó Vực Quành phải được coi là một giá trị và phải được ứng xử như một giá trị !

Và phải làm gì để tránh sự phủ phàng hôm nay ?

Trước hết, phải làm cho Vực Quành trở thành một Bảo tàng ngoài trời hết sức sống động và bền vững. Vực Quành mới đầy đủ chứ chưa sinh động,  hiện hữu chứ chưa bền vững. Chiến tranh thế giới thứ II đã qua khá lâu, nhưng sự khủng khiếp của nó vẫn vọng lên từ bảo tàng pháo đài Brest . Cần gìn giữ Vực Quành cho nhiều thế hệ người Việt như nhân dân Liên Xô đã làm với pháo đài Brest .

Bảo tàng ngoài trời phải hội đủ các yếu tố: nhìn, nghe, trải nghiệm. Ỏ Vực Quành, người ta mới chỉ được nhìn, chưa được nghe và được trải nghiệm ( ví  như cho người ta nghe lại tiếng loa báo có máy bay địch, tiếng gầm rú, tiếng bom rơi, đạn bắn, tiếng người gọi nhau, tiếng  ru con vọng ra từ trong hầm…).  Phải cho người ta được sống thử cuộc sống dưới hầm để biết chiến tranh khốc liệt như thế nào... Có như thế mới thấy được những giá trị mà cả một thế hệ đã hy sinh để có được hòa bình, độc lập, tự do hôm nay.  

Thứ nữa, đã là bảo tàng ngoài trời thì phải đảm bảo tính thẫm mỹ và bền vững. Vực Quành nhanh chóng xuống cấp và hiện giờ đang có nguy cơ chết yểu ( những ngôi nhà lợp mái tranh bị mục nát, các dụng cụ như nôi trẻ em, bàn ghế trong lớp học dưới hầm, mũ rơm… lấm bụi và rách nát, khu bảo tàng cỏ mọc ken dày lối đi, cảnh đìu hiu vì chủ nhân luôn vắng nhà và khách du lịch thưa thớt dần..). Phải là kiên cố hóa bên trong và mô phỏng hiện thực bên ngoài thì mới  giữ gìn được bảo tàng ngoài trời. Rõ ràng là thời gian và mưa gió đã phủ phàng với Vực Quành đang song hành với việc con người cũng đang phủ phàng với nó.

Khi đã làm cho Vực Quành xanh nguyên trở lại thì phải để cho nó vượt qua khỏi phạm vi cá nhân để trở thành một thiết chế văn hóa của tỉnh Quảng Bình. ( Tôi nghe nói ông Liên đang phải nợ thuế thuê đất Vực Quành 380 triệu đồng và ông mong muốn chính quyền giúp đỡ, ít nhất là cho ông được miễn thuế đất trong 10 năm nữa để tiếp tục đầu tư cho Vực Quành vì ông Liên không thu tiền khách du lịch khi họ đến tham quan Vực Quành).

Và đương nhiên rồi, phải coi Vực Quành là điểm nhấn không chỉ cho du lịch mà cho các hoạt động văn hóa-xã hội của cả nước, trong đó có giáo dục truyền thống.

Nói thì dễ, nhưng làm thì bao giờ cũng gặp phải khó khăn. Nhưng nếu vì ngại khó mà lại để đánh mất những giá trị của cả một thế hệ mà nhờ họ đất nước ta mới được rộng dài, tươi đẹp như ngày hôm nay thì thật có lỗi và thật là…nuối tiếc !

                                                Trần Hồng ( thực hiện )

VĂN GIANG ĐỔI ĐẤT LẤY HẠ TẦNG ?


Phân tích dự án Văn Giang

Thứ ba, 15/5/2012

Phân tích dự án Văn Giang


(Tamnhin.net) - Chi phí, doanh thu và lãi cho người đầu tư ở Văn Giang


Dựa vào bài báo "Văn Giang, Lịch sử một cuộc cưỡng chế", có thể tính và đưa đến các kết luận sau:

- Đây là dự án nhà nước đổi đất lấy đường, nhưng đất này lại của nông dân, không phải của nhà nước.

- Dự án tước hữu đất, đền bù với giá cao nhất là 135,000 đồng/m2,vào giai đoạn cuối cùng cho những người không chịu chấp hành lệnh tướchữu. Giá đền bù lúc đầu chỉ có 10,000 đồng/m2. Như thế tổng chi phí đềnbù cho dân ở mức cao nhất cũng chỉ là 37 triệu USD (Coi bảng 2). Nhưvậy với giá ban đầu mà nhiều người phải nhận chỉ tốn dự án dưới 3.7triệu USD. Dù là 37 triệu hay 3.7 triệu, số tiền này so sánh với lãi làdự án đem về là 1600 triệu USD như muối bỏ biển.

- Để đổi lại, dự án lấy 55ha xây 14 km đường. Nếu tính theo chi phíxây dựng cao tốc ở Mỹ là 8 triệu/km, tổng chi phí xây dựng đường là 112triệu USD.

- Giả thiết chỉ có ½ đất được xây dựng nhà để bán (250ha), chi phíxây dựng cao nhất là 6 triệu VND/m2, và đem bán với giá 20 triệu VND/m2,tổng doanh thu sẽ là 2500 triệu USD và tổng chi phí xây dựng là 750triệu USD.

- Như vậy, tổng chi phí của dự án là 900 triệu USD, tổng doanh thu là 2,500 triệu USD. Dự án có lãi 1,600 triệu USD.

- Còn một điều cuối cùng chưa tính đến, là theo bài báo, đối với đấtbị lấy 360m2 (1 sào bắc bộ) sau này sẽ được giao lại 10m2 dịch vụ. Nhưvậy tỷ lệ trao đổi là 3% doanh thu, tức là 69 triệu (cứ giả dụ chi phíxây dựng giống nhau) và giả thiết rằng người dân không phải trả gì đểđược 10m2 này.

- Tổng cộng ở mức cao nhất, người nông dân được trả 37 triệu USD đềnbù và 69 triệu đất dịch vụ, tổng cộng là 106 triệu USD so với lãi củadự án là 1500 triệu. Nói thế nhưng may ra người nông dân được ½ của 106triệu và lãi của dự án còn cao hơn nhiều nếu họ xây nhiều hơn để kiếmlợi.

- Nói tóm lại, ai cũng có thể đặt câu hỏi là lý do gì mà cả hệ thốngchính quyền và công an đem uy tín của mình nhằm bảo đảm cho thiểu số tưbản được hưởng lợi nhuận như thế? Chỉ vì 14 km đường?
Bảng 1: thông số cơ bản của dự án


Diện tích dự án  (hectare)
550
Diện tích làm đường (hectare)
55
Chiều dài đường (km)
14
Giả thiết diện tích xây dựng nhà (hectare)
250
1hectare (=m2)
10,000
1 USD (=VND)
20,000


Bảng 2: doanh thu, chi phí và lãi của dự án ECOPark


Chi phí đền bù
Chi phí xây dựng (250 hectare)
Chi phí xây dựng đường cao tốc
Doanh thu
Lãi
Bồi thường ở mức cao nhất (VND/m2)
135,000
6,000,000



Doanh thu ở mức thấp nhất (VND/m2)



20,000,000

Phí xây dựng đường ở Mỹ - Triệu USD/km

8


Tổng (tỷ đồng)
743
                    15,000

         50,000

Tổng (triệu USD)
37
                          750
112
           2,500
        1,601
  TS Vũ Quang Việt


http://tamnhin.net/Diendan/20840/Phan-tich-du-an-Van-Giang.html