Dấu ấn hội chợ
Cập nhật lúc 07:52, Thứ Hai, 25/06/2012 (GMT+7)
(QBĐT) - Trong khuôn khổ các hoạt động hưởng ứng năm du lịch quốc gia khu vực Bắc Trung bộ-Huế và tháng du lịch Quảng Bình năm 2012, trong các ngày từ 15 đến 20-6, tại thành phố Đồng Hới đã diễn ra hội chợ thương mại-du lịch quốc tế 3 nước Việt Nam-Lào-Thái Lan. Không chỉ thu hút đông đảo người dân trên địa bàn và du khách đến tham quan mua sắm, hội chợ còn là cơ hội tốt để các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước trao đổi, hợp tác đầu tư trên nhiều lĩnh vực: thương mại, dịch vụ và công nghiệp.
Theo ông Đinh Minh Chất, Phó Giám đốc Sở Công thương thì hội chợ thương mại-du lịch quốc tế Việt Nam-Lào-Thái Lan năm 2012 là hội chợ có quy mô lớn nhất từ trước đến nay được tổ chức tại Quảng Bình với mục đích chung là quảng bá và giới thiệu sản phẩm, thông qua đó để các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế có thể trao đổi kinh nghiệm, tìm kiếm cơ hội kinh doanh, hợp tác đầu tư và mở rộng thị trường.
Tham gia hội chợ lần này có 380 gian hàng được bố trí trên tổng diện tích 10.000m2 của 268 doanh nghiệp và tổ chức kinh tế trong, ngoài nước; trong đó có 40 gian hàng đến từ các tỉnh: Khăm Muộn, Savannakhet và Bolykhămxay (nước CHDCND Lào), Sakon Nakhom, Mukdhan và Bưng Càn (Vương quốc Thái Lan). Hội chợ đã trưng bày và giới thiệu những sản phẩm hàng hóa mới, phong phú, đa dạng, phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân và trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: sản phẩm thức ăn, đồ uống, dệt may, đồ gia dụng, điện tử, điện lạnh, sản phẩm gỗ, mộc mỹ nghệ, thời trang, dịch vụ giải trí, ẩm thực, cây cảnh... Song song với các hoạt động trưng bày và mua bán sản phẩm hàng hóa, hội chợ còn tổ chức các cuộc hội thoại, chương trình tư vấn, hoạt động văn hóa văn nghệ phục vụ khách tham quan.
Ngay sau lễ khai mạc hội chợ được tổ chức vào tối 15-6, dẫu thời tiết không mấy thuận lợi do có mưa, nhưng hội chợ vẫn thu hút hàng ngàn người dân và du khách đến Đồng Hới trong dịp này đến tham quan, mua sắm. Một điều đáng ghi nhận là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước tham gia hội chợ lần này đều có băng rôn treo trước các gian hàng ghi rõ tên đơn vị, địa chỉ và trưng bày các sản phẩm mang thương hiệu của mình nhằm giúp khách tham quan mua sắm yên tâm với nguồn gốc và chất lượng sản phẩm hàng hóa.
Ông Đỗ Đức Tú, Giám đốc bán hàng Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn (thành phố Hà Nội) cho biết: Đây là lần đầu tiên doanh nghiệp đưa các sản phẩm đến giới thiệu và quảng bá tại hội chợ. Sau những ngày tham gia hội chợ, doanh nghiệp vừa có cơ hội quảng bá thương hiệu sản phẩm của mình, vừa tìm được đối tác kinh doanh để tiến tới có những định hướng mới về phát triển kinh tế, đẩy mạnh hơn nữa sự hội nhập về hoạt động thương mại và dịch vụ du lịch với cả nước, đặc biệt là các tỉnh trong khu vực miền Trung và các tỉnh của nước bạn Lào và Thái Lan.
Còn bà Thôông Lang, đến từ một cơ sở sản xuất cốm thuốc nam truyền thống của tỉnh Bưng Càn (Thái Lan) thì bộc bạch: Tôi rất vui vì được tạo mọi điều kiện thuận lợi để đến thành phố Đồng Hới tham gia hội chợ lần này. Sản phẩm cốm thuốc nam mà chúng tôi giới thiệu tại hội chợ được người dân Quảng Bình và du khách đến hội chợ rất ưa thích và mua với số lượng rất lớn. Tôi không ngờ sản phẩm của chúng tôi lại được người dân Đồng Hới nói riêng và Việt Nam nói chung ưa chuộng đến như vậy. Hội chợ là cơ hội tốt để các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế 3 nước Việt Nam-Lào-Thái Lan trao đổi kinh nghiệm, quảng bá và giới thiệu sản phẩm nhằm tiến tới hội nhập cùng phát triển.
Trả lời câu hỏi của chúng tôi về cảm nhận khi đến tham quan hội chợ lần này, chị Nguyễn Ngọc Hương tâm sự: Tôi rất ngạc nhiên vì hội chợ lần này có quy mô lớn và có nhiều sản phẩm hàng hóa đến như vậy. Những lần hội chợ trước, tôi thường chủ yếu đi tham quan, nhưng lần này mua được rất nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu của cuộc sống hàng ngày. Còn anh Trần Văn Hùng, 39 tuổi thì cho biết: Tôi thích nhất là các sản phẩm mộc mỹ nghệ của doanh nghiệp đến từ nước bạn Lào. Không những có tính thẩm mỹ cao, các sản phẩm ở đây còn có giá cả hợp với túi tiền của mọi đối tượng người dân.
Để góp phần tạo nên dấu ấn của hội chợ thương mại-du lịch quốc tế Việt Nam-Lào-Thái Lan năm 2012, thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của Bộ Công thương, UBND tỉnh, Sở Công thương đã giao cho Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh phối hợp với Công ty cổ phần Bắc Hà miền Trung chuẩn bị chu đáo mọi điều kiện từ bố trí địa điểm, trang trí, quảng bá đến việc lựa chọn các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tham gia hội chợ.
Trong các ngày diễn ra hội chợ, công tác tổ chức, quản lý các gian hàng và những hoạt động khác được phối hợp thực hiện một cách chặt chẽ. Nhờ vậy, hội chợ được tổ chức thành công tốt đẹp, mang đến sự hài lòng cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong, ngoài nước và cả du khách đến tham quan mua sắm.
Hội chợ thương mại-du lịch quốc tế Việt Nam-Lào-Thái Lan năm 2012 đã góp phần khẳng định thêm những bước đi quan trọng trong việc tăng cường tình đoàn kết hữu nghị, hợp tác chặt chẽ và hội nhập cùng phát triển kinh tế, văn hóa xã hội giữa tỉnh Quảng Bình với các tỉnh, thành phố trong cả nước và các tỉnh nước bạn Lào, Thái Lan.
Đây còn là dịp để thành phố Đồng Hới và tỉnh Quảng Bình giới thiệu, quảng bá với du khách và bạn bè quốc tế những tiềm năng, lợi thế về du lịch sinh thái, những khám phá mới về vương quốc hang động và những nét văn hóa đặc sắc của địa phương; đồng thời kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư đến với Quảng Bình thông qua các hoạt động xuyên suốt được tổ chức trong tháng 6, tháng du lịch Quảng Bình năm 2012.
Hiền Chi
http://baoquangbinh.vn/kinh-te/201206/dau-an-hoi-cho-2100249/
Hội chợ: Nơi thanh lý hàng tồn?
Theo ông Đinh Minh Chất, Phó Giám đốc Sở Công thương thì hội chợ thương mại-du lịch quốc tế Việt Nam-Lào-Thái Lan năm 2012 là hội chợ có quy mô lớn nhất từ trước đến nay được tổ chức tại Quảng Bình với mục đích chung là quảng bá và giới thiệu sản phẩm, thông qua đó để các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế có thể trao đổi kinh nghiệm, tìm kiếm cơ hội kinh doanh, hợp tác đầu tư và mở rộng thị trường.
Tham gia hội chợ lần này có 380 gian hàng được bố trí trên tổng diện tích 10.000m2 của 268 doanh nghiệp và tổ chức kinh tế trong, ngoài nước; trong đó có 40 gian hàng đến từ các tỉnh: Khăm Muộn, Savannakhet và Bolykhămxay (nước CHDCND Lào), Sakon Nakhom, Mukdhan và Bưng Càn (Vương quốc Thái Lan). Hội chợ đã trưng bày và giới thiệu những sản phẩm hàng hóa mới, phong phú, đa dạng, phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân và trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: sản phẩm thức ăn, đồ uống, dệt may, đồ gia dụng, điện tử, điện lạnh, sản phẩm gỗ, mộc mỹ nghệ, thời trang, dịch vụ giải trí, ẩm thực, cây cảnh... Song song với các hoạt động trưng bày và mua bán sản phẩm hàng hóa, hội chợ còn tổ chức các cuộc hội thoại, chương trình tư vấn, hoạt động văn hóa văn nghệ phục vụ khách tham quan.
Gian hàng trưng bày sản phẩm cốm thuốc nam của một doanh nghiệp đến từ tỉnh Bưng Càn (Thái Lan) luôn thu hút đông đảo khách hàng. |
Ông Đỗ Đức Tú, Giám đốc bán hàng Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn (thành phố Hà Nội) cho biết: Đây là lần đầu tiên doanh nghiệp đưa các sản phẩm đến giới thiệu và quảng bá tại hội chợ. Sau những ngày tham gia hội chợ, doanh nghiệp vừa có cơ hội quảng bá thương hiệu sản phẩm của mình, vừa tìm được đối tác kinh doanh để tiến tới có những định hướng mới về phát triển kinh tế, đẩy mạnh hơn nữa sự hội nhập về hoạt động thương mại và dịch vụ du lịch với cả nước, đặc biệt là các tỉnh trong khu vực miền Trung và các tỉnh của nước bạn Lào và Thái Lan.
Còn bà Thôông Lang, đến từ một cơ sở sản xuất cốm thuốc nam truyền thống của tỉnh Bưng Càn (Thái Lan) thì bộc bạch: Tôi rất vui vì được tạo mọi điều kiện thuận lợi để đến thành phố Đồng Hới tham gia hội chợ lần này. Sản phẩm cốm thuốc nam mà chúng tôi giới thiệu tại hội chợ được người dân Quảng Bình và du khách đến hội chợ rất ưa thích và mua với số lượng rất lớn. Tôi không ngờ sản phẩm của chúng tôi lại được người dân Đồng Hới nói riêng và Việt Nam nói chung ưa chuộng đến như vậy. Hội chợ là cơ hội tốt để các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế 3 nước Việt Nam-Lào-Thái Lan trao đổi kinh nghiệm, quảng bá và giới thiệu sản phẩm nhằm tiến tới hội nhập cùng phát triển.
Trả lời câu hỏi của chúng tôi về cảm nhận khi đến tham quan hội chợ lần này, chị Nguyễn Ngọc Hương tâm sự: Tôi rất ngạc nhiên vì hội chợ lần này có quy mô lớn và có nhiều sản phẩm hàng hóa đến như vậy. Những lần hội chợ trước, tôi thường chủ yếu đi tham quan, nhưng lần này mua được rất nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu của cuộc sống hàng ngày. Còn anh Trần Văn Hùng, 39 tuổi thì cho biết: Tôi thích nhất là các sản phẩm mộc mỹ nghệ của doanh nghiệp đến từ nước bạn Lào. Không những có tính thẩm mỹ cao, các sản phẩm ở đây còn có giá cả hợp với túi tiền của mọi đối tượng người dân.
Để góp phần tạo nên dấu ấn của hội chợ thương mại-du lịch quốc tế Việt Nam-Lào-Thái Lan năm 2012, thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của Bộ Công thương, UBND tỉnh, Sở Công thương đã giao cho Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh phối hợp với Công ty cổ phần Bắc Hà miền Trung chuẩn bị chu đáo mọi điều kiện từ bố trí địa điểm, trang trí, quảng bá đến việc lựa chọn các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tham gia hội chợ.
Trong các ngày diễn ra hội chợ, công tác tổ chức, quản lý các gian hàng và những hoạt động khác được phối hợp thực hiện một cách chặt chẽ. Nhờ vậy, hội chợ được tổ chức thành công tốt đẹp, mang đến sự hài lòng cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong, ngoài nước và cả du khách đến tham quan mua sắm.
Hội chợ thương mại-du lịch quốc tế Việt Nam-Lào-Thái Lan năm 2012 đã góp phần khẳng định thêm những bước đi quan trọng trong việc tăng cường tình đoàn kết hữu nghị, hợp tác chặt chẽ và hội nhập cùng phát triển kinh tế, văn hóa xã hội giữa tỉnh Quảng Bình với các tỉnh, thành phố trong cả nước và các tỉnh nước bạn Lào, Thái Lan.
Đây còn là dịp để thành phố Đồng Hới và tỉnh Quảng Bình giới thiệu, quảng bá với du khách và bạn bè quốc tế những tiềm năng, lợi thế về du lịch sinh thái, những khám phá mới về vương quốc hang động và những nét văn hóa đặc sắc của địa phương; đồng thời kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư đến với Quảng Bình thông qua các hoạt động xuyên suốt được tổ chức trong tháng 6, tháng du lịch Quảng Bình năm 2012.
Hiền Chi
http://baoquangbinh.vn/kinh-te/201206/dau-an-hoi-cho-2100249/
Hội chợ: Nơi thanh lý hàng tồn?
(Dân trí) - Rất nhiều sản phẩm "đại hạ giá" từ 50 - 70% được bày bán la liệt tại Hội chợ thương mại quốc tế Việt Nam - Lào – Thái Lan khiến nhiều người đặt câu hỏi: Liệu đây có phải là cơ hội thanh lý hàng tồn của thương nhân?!
Được tổ chức tại Quảng Bình từ ngày 15/6 – 20/6, Hội chợ thương mại quốc tế Việt Nam - Lào – Thái Lan là hội chợ quốc tế quy mô lớn nhất từ trước đến nay tại Quảng Bình với sự tham gia của 268 doanh nghiệp trong và ngoài nước, trong đó, có 19 gian hàng của ba tỉnh Khăm Muộn, Savannakhet, Bolykhamxay (Lào); 21 gian hàng của ba tỉnh Sakon Nakhon, Mucdahan, Bưng Càn (Thái Lan).
Đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp các nước hợp tác đầu tư, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa, đẩy mạnh hơn nữa hội nhập thương mại.
Áo sơ mi cao cấp giảm xuống còn 50 ngàn/chiếc
Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV Dân trí, Hội chợ này lại đầy rẫy các gian hàng “đại hạ giá” với mức giảm từ 50 - 70% khiến người tiêu dùng tỏ ra nghi ngờ về chất lượng, xuất xứ của sản phẩm?.
Khi hội chợ thương mại biến thành nơi để "xả" hàng thanh lý
Những mặt hàng giảm giá mạnh nhất là các loại hàng tiêu dùng thiết yếu như quần áo, giày dép, các loại thực phẩm phục vụ nhu cầu ăn uống, sinh hoạt…và những đồ gia dụng như nồi, xoong chảo, chăn màn.
Dạo qua một vòng hội chợ, không khó để có thể mua được những mặt hàng tiêu dùng như quần áo, dày dép…với mức giá bất ngờ từ 100 – 150 nghìn đồng/sản phẩm, tức là đã giảm đến hơn 50% giá sản phẩm. Hầu hết người dân tập trung rất đông để xem và mua các sản phẩm quần áo. Một chiếc áo sơ mi có thương hiệu, giá bình thường trên 300 nghìn đồng thì nay đã được giảm xuống từ 200 – 250 nghìn, có hiệu chỉ cần 100 nghìn đã mua được 3 chiếc áo, tức mỗi chiếc chỉ tầm 35 nghìn đồng. Các loại áo thun, cộc tay chỉ có giá từ 40 – 80 nghìn đồng/chiếc.
"Đại hạ giá" đến mức "kinh ngạc"
Chỉ với 50 -120 nghìn đồng là người mua đã có thể lựa chọn cho mình 1 đôi dép ưng ý với kiểu loại bắt mẳt. Tương tự, nếu thực tế một đôi giày bên ngoài có giá từ 300 – 400 nghìn thì tại hội chợ cỏn rẻ hơn nhiều chỉ từ 250 – 320 nghìn đồng.
Chị Nguyễn Thị Thu, chủ hiệu quần áo ở Quảng Nam cho biết: Việc giảm giá nhằm để thu hút người mua hàng, dù chỉ lời chút ít nhưng nếu bán với số lượng nhiều thì cũng đỡ hơn.
“Thời trang dành cho các bạn trẻ vẫn thu hút nhiều khách mua hơn, vì chỉ giảm giá một chút so với giá gốc thì lúc nào hàng hoá sẽ bán chạy hơn. Những người có thu nhập bình thường họ cũng dễ chọn và dễ mua hơn”, anh Nguyễn Hưng, chủ cửa hàng giày dép cho biết.
Hội chợ thương mại Việt Nam - Lào - Thái Lan: Ở đây cái gì cũng rẽ...
Tuy nhiên, việc giảm giá đến mức “kinh ngạc” tại Hội chợ thương mại Việt Nam – Lào – Thái Lan đã khiến người mua tỏ ra lo lắng về chất lượng sản phẩm?. Nhất là trong hội chợ Thương mại với sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài.
Chị Oanh, một cán bộ công chức, chia sẻ: “Nghe tổ chức hội chợ tôi cũng dẫn chồng con đi xem, tuy nhiên thấy quầy nào cũng treo biển hạ giá, đại hạ giá và chỉ toàn là hàng trong nước. Tôi đồng ý việc giảm giá sẽ khuyến khích người mua nhưng giảm ở mức độ sao cho vừa phải, hợp lý cho người tiêu dùng, tránh để các doanh nghiệp nước ngoài đánh giá không tốt về các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá hay là dịp để các doanh nghiệp thanh lý hàng tồn kho, hàng hết hạn sử dụng”.