Thứ Hai, 30 tháng 4, 2012

CẢM ƠN BẠN CŨ : LAM GIANG - ĐÌNH THẮNG

Thứ Bảy, 28/04/2012, 05:34 (GMT+7)

Khu du lịch Vực Quành đang lụi dần

TT - Ra đời tại xã Nghĩa Ninh, Đồng Hới, Quảng Bình từ năm 2004, khu du lịch văn hóa sinh thái lịch sử Vực Quành được xem như một bảo tàng chiến tranh ngoài trời, thu hút hàng chục ngàn lượt du khách.




Nhưng giờ đây bảo tàng ngoài trời có một không hai này đang đứng trước sự tàn lụi...

Lẽ nào rồi đây sẽ không còn những cảnh khách đến tham quan như thế này tại Vực Quành? - Ảnh: Lam Giang

Đến khu du lịch Vực Quành những ngày này, đập vào mắt mọi người là khung cảnh đìu hiu, cỏ cây mọc lấn hết đường đi lối lại.
Ở khu bảo tàng chính, những ngôi nhà lợp tranh đã mục nát, mái thủng lỗ chỗ trơ cả rui mèn và lộ những khoảng trời lớn. Những đoạn đường hào giao thông do không có người tu bổ nên bây giờ cây cỏ mọc che lấp cả. Trong những căn nhà tranh làm nửa nổi nửa chìm - mô phỏng lớp học, nhà giữ trẻ, nhà cứu thương... trong chiến tranh của người dân Quảng Bình, các dụng cụ như nôi trẻ em, bàn ghế học trò, phản gỗ cứu thương... đều đã rách nát, lấm bụi. Những căn nhà kho trưng bày bao gạo, hòm đạn, quân cụ (tất cả đều được tạo dựng lại mới, mô phỏng theo kiểu dáng có thật từ những ngày chiến tranh)... cũng đang xập xệ dần...
Mọi người đến tham quan khu du lịch Vực Quành vào dịp kỷ niệm 30-4 và 1-5 năm nay đành tiếc rẻ quay gót. Ông Trần Văn Thế - cựu chiến binh ở TP Đồng Hới, Quảng Bình - nói: “Năm nào đến dịp kỷ niệm 30-4, tôi cũng rủ thêm vài đồng đội lên Vực Quành. Năm nay lên thấy khung cảnh vắng vẻ quá nên rất buồn. Nếu không còn nó nữa thì tiếc lắm!”.
“Tôi không còn tiền để duy trì nữa”
Anh Lê Thanh Toàn, người trông coi khu du lịch này, cho biết: “Nhà cửa kiểu tranh tre nứa lá như ngày xưa thế này phải được tu bổ hằng năm mới chịu được gió mưa. Nhưng lâu nay không được đầu tư nên xuống cấp là không tránh khỏi”. Còn ông Nguyễn Xuân Liên, chủ nhân của khu du lịch Vực Quành, ngậm ngùi nói: “Tôi không còn tiền để duy trì nữa. Nó đã tồn tại chừng ấy năm, bằng với thời gian tôi đã sống và chiến đấu trên mảnh đất Quảng Bình rồi. Tôi đã làm khu du lịch này để tri ân con người và mảnh đất Quảng Bình với tất cả tấm lòng và khả năng tài chính của mình...”.
"Bảo tàng này vừa có phần du lịch lịch sử, phần ký ức chiến tranh nhằm lưu giữ những kinh nghiệm sống và chiến đấu dưới bom đạn của tỉnh Quảng Bình. Tại đây, trên diện tích 3ha, ông Liên đã xây dựng một ngôi làng có những mái nhà tranh trải dài dọc theo những con đường hào thô sơ. Mỗi căn nhà tranh tái hiện một khía cạnh của đời sống làng quê như nhà ở, trường học, nhà giữ trẻ, bệnh viện... Nếu họ không làm gì để ghi lại câu chuyện của họ bằng cách nào đó, những kinh nghiệm chiến tranh của mảnh đất này sẽ biến mất vào những cánh rừng bạt ngàn của Trường Sơn huyền thoại"
Trích giới thiệu về điểm du lịch Vực Quành trong cuốn cẩm nang du lịch mang tên Vietnam của nhà xuất bản tư nhân chuyên về du lịch lớn nhất thế giới Lonely planet.
Năm 2003, ông Nguyễn Xuân Liên - một người Hà Nội gốc - đã bán căn nhà của mình ở thủ đô Hà Nội để vào với Quảng Bình. Và đến nay ông đã bỏ ra trên 4,6 tỉ đồng làm nên khu du lịch văn hóa sinh thái lịch sử Vực Quành cho Quảng Bình. Đến nay ông cũng đã sưu tầm, mua được hàng trăm hiện vật chiến tranh như vỏ bom đạn, phuy xăng dầu, xác máy bay Mỹ, cây nhiệt đới Mỹ, xác ôtô chở hàng bị cháy và nhiều loại quân cụ của Mỹ, của bộ đội ta và đồ dùng của người dân địa phương... Nhưng từ đó đến nay ông chưa hề đòi hỏi cho cá nhân mình một điều lợi gì.
Và dù số lượng khách tham quan đông, từ đó đến nay khu du lịch chưa lấy một đồng tiền vé hay lệ phí nào của khách. Anh Toàn băn khoăn: “Một mình ông Liên bỏ tiền túi ra làm thì không thể chịu nổi. Cần có sự chung tay của xã hội và cả
Nhà nước nữa mới duy trì được”.
Cần bàn tay của người làm du lịch?
“Tôi vẫn mang nặng tình cảm với khu du lịch này, bởi sự tri ân không bao giờ có giới hạn. Tôi đang vận động những đứa con của tôi giúp tôi thêm tiền để duy trì và bảo tồn khu du lịch cho mai sau, nhưng hiện vì nhiều lý do nên chưa có đứa nào đồng ý. Trước mắt tôi vẫn mong tỉnh Quảng Bình có chính sách giúp đỡ, ít nhất cũng miễn thuế đất 10 năm để tôi dành tiền tiếp tục đầu tư tu bổ cho bảo tàng này. Chứ hiện tôi đang nợ tiền thuế thuê đất hơn 380 triệu đồng, khổ lắm...” - ông Liên thổ lộ.
Ông Nguyễn Văn Kỳ, phó giám đốc Sở VH-TT&DL Quảng Bình, nói: “Không phải nơi đâu cũng có được khu du lịch như của ông Liên. Nhưng để duy trì và phát triển lâu dài, kể cả mua thêm hiện vật mới thì phải có nguồn thu, có thể là từ bán vé hoặc từ các sản phẩm du lịch khác nữa. Như vậy ông Liên phải hoàn thiện nó và xin phép ủy ban tỉnh được bán vé, cũng như phải mở các dịch vụ du lịch khác và có thủ tục gửi ủy ban tỉnh để được hỗ trợ về chính sách đầu tư... Hoặc ông Liên nên liên kết với các doanh nghiệp làm du lịch khác để sinh lợi”.
Đồng ý kiến với ông Nguyễn Văn Kỳ, ông Trần Tiến Dũng - phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình - cho rằng: “Đây là một mô hình rất tốt, đầy tâm huyết và lâu nay tôi vẫn đánh giá rất cao. Nhưng một mình ông Liên không thể duy trì lâu dài được, vì vậy cần có bàn tay của những người làm du lịch chuyên nghiệp góp vào. Về phía tỉnh, sẽ tạo mọi điều kiện cho ông Liên như chuyển đổi mục đích sử dụng đất và các chính sách ưu đãi trong đầu tư để ông duy trì và phát triển khu du lịch này”.
Ở góc nhìn khách quan, lãnh đạo tỉnh khuyên vậy. Nhưng cùng với thời gian, cùng với sự thừa nhận của hàng chục ngàn du khách trong và ngoài nước, Vực Quành đã không chỉ là “của riêng”, là “việc nhà” của một cá nhân nào. Cùng góp phần làm nên sức hút lịch sử cho một vùng đất giàu có lịch sử như Quảng Bình cũng có thể là một việc chung của nhiều người, nhiều ngành.
LAM GIANG

CẢM ƠN BẠN CŨ : ĐÌNH THẮNG - LAM GIANG

Thứ Hai, 30/04/2012, 07:40 (GMT+7)

Đừng để ký ức lụi tàn

TT - Bốn năm trước, cùng vài bạn bè, chúng tôi tìm đến Vực Quành, không phải với tư cách những du khách thưởng ngoạn, càng không phải với tư cách nhà báo.
Những người bạn làm du lịch đi tìm tác giả, người đã phục dựng ký ức miền đất lửa Quảng Bình bằng chính tiền túi của mình, để cố gắng hình dung công thức mà TS Ernst Sagemueller (Đức) - một chuyên gia về du lịch, trong các khóa huấn luyện của mình - luôn cho không gian Vực Quành là chuẩn mực của du lịch sinh thái - lịch sử...
Ông Nguyễn Xuân Liên (phải) giới thiệu với khách tham quan về nhà hầm giữ trẻ ở Vực Quành (ảnh chụp năm 2009) - Ảnh: Lam Giang

Nhưng tất cả đều lắc đầu. Bởi chuẩn mực đó rất khó với tới được. Lý do: tác giả, cựu chiến binh trên chiến trường Quảng Bình Nguyễn Xuân Liên, khi phục dựng những ký ức chiến tranh như một bảo tàng sinh động, với tâm nguyện “trả một phần món nợ với mảnh đất này và các đồng đội tôi đã nằm lại đây vĩnh viễn”, đã tạo tác nên một Vực Quành trên tinh thần vô-vụ-lợi...
Những doanh nghiệp du lịch đi cùng đã lắc đầu. Cái lắc đầu ngưỡng phục.
Khi ngồi lại cùng nhau, chúng tôi thử đi tìm câu trả lời, vì sao một người chưa kinh qua một khóa đào tạo nào lại có thể chuyên nghiệp đến thế khi đến với du lịch. Câu trả lời cuối cùng vẫn không khác: tấm lòng vô vụ lợi!
Vực Quành, những năm tháng đó trở thành một điểm đến, không phải chỉ với du khách, không phải chỉ với người Quảng Bình...
Nhiều đoàn làm phim truyện về chiến tranh chọn Vực Quành làm phim trường: không phải tốn tiền phục dựng bất kỳ một tiểu cảnh nào, lại hoàn toàn miễn phí, chưa kể được hỗ trợ tối đa từ chủ nhân của nó.
Nhiều đạo diễn ca nhạc chọn Vực Quành để quay ngoại cảnh vì thiên nhiên đẹp, sạch, có nhà tranh vách lá, có sông, suối, chim muông...
Nhiều đôi uyên ương chọn Vực Quành để chụp hình cưới. Nhiều thầy cô giáo đưa học sinh đến Vực Quành để học bài học lịch sử trực quan về chiến tranh. Nhiều đoàn sinh viên chọn Vực Quành để kiến tập, thực tập...
Chưa thấy ai trở về mà không vừa ý.
Tất cả đều không tốn một xu.
Dĩ nhiên, làm du lịch chuyên nghiệp phải cần một nguồn thu, chí ít cũng để trùng tu, tôn tạo, nuôi sống bộ máy cơ hữu. Và “cái chết” của Vực Quành sẽ đến như tất yếu, trên chính tinh thần vô vụ lợi của tác giả (“Khu du lịch Vực Quành đang lụi dần”,  Tuổi Trẻ 28-4)...
Song, nếu hiểu rằng những ký ức máu lửa một thời sẽ dần khô kiệt, chỉ còn trong các nhà bảo tàng khép kín và trên những trang giấy đôi khi vô hồn, thì việc gìn giữ cho Vực Quành sống sinh động là điều mà những nhà du lịch, những người làm lịch sử, những ai có trách nhiệm... phải thật sự quan tâm.
Khái niệm bảo tàng sống (living museum) ra đời ở châu Âu và đang được nhân bản trên khắp thế giới. Khái niệm “sống” (living) ở đây nôm na là chính cộng đồng góp sức vào, gìn giữ, tôn tạo, phát triển... “Lợi nhuận” cuối cùng chính là việc lưu giữ ký ức, lưu giữ văn hóa và lịch sử, tạo nên thương hiệu và chắc chắn sẽ có tác động đến kinh tế.
Nếu Vực Quành trở thành một bảo tàng sống, nếu Vực Quành được quan tâm chăm chút như một thực thể của lịch sử, của du lịch, chứ không phải chỉ là 12ha đất tư nhân (trong đó 3ha dành làm khu bảo tàng) của một cá nhân, chắc chắn sẽ không có “cái chết” tức tưởi đang được dự báo.
Vẫn chưa muộn, nếu thật sự chính quyền sở tại hoặc những người làm du lịch chuyên nghiệp bằng tình cảm thật sự của mình cộng đồng trách nhiệm với Vực Quành.
ĐÌNH THẮNG

NỖI BUỒN 30/4 !


NGÀY 30/4 NHỚ VỀ EM TRAI NGUYỄN XUÂN CẢNH:

XA NHÀ ĐÃ 45 NĂM.

GIỜ ĐÂY, NGÀY NÀY EM ĐANG NẰM Ở NƠI ĐÂU ?


CẦU MONG NƠI EM YÊN NGHỈ KHÔNG CÓ "DỰ ÁN ĐƯỢC CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT"

ĐỂ NẮM XƯƠNG TÀN CỦA CON TRAI MẸ KHÔNG BỊ CHÚNG ĐÀO BỚI; HỦY HOẠI NHƯ Ở VĂN GIANG NGÀY 24/4.

" KHI TIỄN CON RA ĐI, MẸ CẦU MONG CON CỦA MẸ LÀNH LẶN, KHỎE MẠNH TRỞ VỀ MÁI NHÀ XƯA ĐỂ MẸ VẪN LÀ MẸ CỦA CON.

MẸ KHÔNG MONG CON THÀNH LIỆT SĨ ĐỂ MẸ THÀNH MẸ LIỆT SĨ/MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG ! "

Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2012

ĐƯỜNG ĐẾN 30/4 Ở HẬU PHƯƠNG : TỪ QUẢNG BÌNH THỜI CHỐNG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI MIỀN BẮC...







ẢNH CỦA CORBIS (ĐẦU NĂM 1973)








                                                   Ảnh chưa chú thích vì chưa chú thích

Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012

VỰC QUÀNH ...BUỒN !

Ngày xưa không cũ

Cập nhật lúc 23:38, Thứ Bảy, 28/04/2012 (GMT+7)
(QBĐT) - Ngày xưa này diễn ra chưa lâu,  trên mảnh đất quê hương tôi khốc liệt đạn bom; nhưng cũng đã có được một khoảng lùi cần thiết, để trở thành cổ tích. Đó là một ngày xưa mà tôi vừa mục sở thị, vừa tham dự. Trước cuộc chiến, làng quê còn nghèo khó, nhưng thật yên bình.
Chiến tranh xảy ra, cả quê hương chuyển xuống lòng đất, xe chưa qua nhà không tiếc để  kháng chiến. Cũng như mọi người, tôi được đất mẹ bảo lãnh, chở che, để tồn tại và trưởng thành. Nhưng cũng có những người vĩnh viễn phải nằm lại trong lòng đất này, không thể tiếp tục trường chinh xuyên qua cuộc chiến.



<><>
<>
<><>
Đất mẹ, thương thay phải chịu nhiều vết sẹo chiến tranh. Để chế ngự cuộc chiến, không còn cách nào khác phải chiến đấu giỏi, sản xuất giỏi. Quảng Bình hai giỏi của một thời hoa lửa đã làm nên bản lĩnh của một vùng quê.

Trường Sơn Tây anh đi / thương em bên ấy mưa nhiều con đường gánh gạo / muỗi bay rừng già cho dài tay áo / hết rau rồi em có lấy măng không?... (Phạm Tiến Duật).
<><>
<>
<><>


Những câu hỏi mà đáp án không có nhiều sự lựa chọn như thế đã dính kết cả cộng đồng thành một khối, dường như bất diệt. Và lẽ thường, dính kết cả lứa đôi, nồng nàn bất chấp cả bom đạn và cả không tính toán đến lễ nghi, lẫn vật chất để vui duyên mới không quên nhiệm vụ.
<><>
<>

<><>


Ngày xưa chưa xa này đã được định dạng. Các giá trị tinh thần của trùng trùng những ngày xưa bi tráng và oai hùng ấy sẽ được bảo tồn và phát huy đúng với chân giá trị của nó. Còn những khoảnh khắc ngày xưa vật chất mà mọi người có thể nhìn ngắm, sờ nắn và chiêm nghiệm ở đây, được thực hiện tại một địa điểm cụ thể, không xa lạ ở TP Đồng Hới: Vực Quành, từ một đoàn làm phim đang tái hiện ngày xưa...
Sống trong lòng đất, tôi thường xuyên chạm mặt với vô vàn hoa cỏ mà thân phận chủ đạo là yếu ớt và khiêm nhường. Nay, trở lại một chút  ngày xưa, cảnh quan, kỷ niệm ít nhiều đã thay đổi, duy chỉ có hoa cỏ là giữ nguyên được sự tươi mới, tràn trề sinh khí, một ngày xưa không cũ, khiến tôi giật mình rưng rưng...

                                                                                                 Trần Hùng

ĐƯỜNG ĐẾN 30/4 Ở HẬU PHƯƠNG : GIÁO DỤC QUẢNG BÌNH THỜI CHỐNG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI MIỀN BẮC...







Chưa có chú thích vì chưa chú thích

ĐƯỜNG ĐẾN 30/4 Ở HẬU PHƯƠNG : Y TẾ QUẢNG BÌNH THỜI CHỐNG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI MIỀN BẮC... (Tiếp theo)









Chưa có chú thích vì chưa chưa chú thích

VĂN GIANG

Nhộn nhịp đầu tư bất động sản tại Văn Giang

Bài báo sau đây vạch rõ tại sao người ta quyết liệt cưỡng chế nông dân Văn Giang đến như vậy: đền bù chỉ 100.000 đ/m2 trong khi giá bán căn hộ là 20.000.000đ/m2, còn biệt thự và nhà phố là 45.000.000đ/m2. Trong bộ Tư bản, Marx từng trích dẫn lời nói sau đây của nhà hoạt động công đoàn người Anh T. J. Dunning: “Với một lợi nhuận thích đáng thì tư bản trở nên can đảm. Được bảo đảm 10% lợi nhuận thì người ta có thể dùng tư bản vào đâu cũng được, được 20% thì nó hoạt bát hẳn lên, được 50% thì nó trở nên thật sự táo bạo, được 100% thì nó chà đạp lên mọi luật lệ của loài người, được 300% thì không còn tội ác nào là nó không dám phạm, dù có nguy cơ bị treo cổ” (Các Mác, Tư bản, tập I, quyển I, phần 2, Chương XXIV, Nxb Tiến bộ - Mat-xcơ-va, Nxb Sự Thật – Hà nội, 1984, tr. 315, chú thích số 250).
Nhưng…
Chế độ chúng ta là xã hội chủ nghĩa cơ mà!!!
Đảng ta đường đường là Đảng Cộng sản cơ mà!!!
Bauxite Việt Nam
clip_image001
Lễ cất nóc tòa tháp D, dự án Rừng Cọ thuộc Ecopark vào cuối năm 2011. Vị thế đắc địa đã khiến cho Văn Giang đặc biệt hấp dẫn các nhà đầu tư bất động sản.
Vị thế đắc địa đã khiến huyện Văn Giang (Hưng Yên) trở thành một địa chỉ đầu tư hấp dẫn về bất động sản.
Lợi thế vị trí
Theo UBND tỉnh Hưng Yên, bản quy hoạch vùng tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã xác định huyện Văn Giang đến năm 2020 sẽ trở thành đô thị loại 4 sau đó sẽ là thị xã. Khi trở thành đô thị loại 4 thì theo UBND tỉnh Hưng Yên, “căn bản người dân Văn Giang được chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp và kinh doanh dịch vụ thương mại; từ người dân nông thôn trở thành người dân đô thị”.
Tái lập tháng 9/1999, huyện Văn Giang có 10 xã và 1 thị trấn. Về vị trí địa lý, Văn Giang nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Hưng Yên, bên bờ tả ngạn sông Hồng, phía Bắc và Tây Bắc giáp huyện Gia Lâm, phía Tây giáp huyện Thanh Trì và phía Tây Nam giáp huyện Thường Tín của thành phố Hà Nội.
Tính trên bản đồ, có thể thấy thị trấn Văn Giang chỉ cách hồ Gươm khoảng 12 km trong khi điểm gần nhất của huyện này là điểm đầu của khu đô thị Ecopark cũng chỉ cách hồ Gươm khoảng 9 km theo đường chim bay. Với các cầu Thanh Trì, Vĩnh Tuy và Vĩnh Tuy giai đoạn 2 đang xây dựng, khoảng cách từ Văn Giang về Hà Nội đã và đang được rút ngắn đáng kể so với trước đây.
Về mặt giao thông, ngoài tuyến đường đê sông Hồng và đường 5 hiện nay, trong tương lai các tuyến đường quan trọng như đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên, đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và đường vành đai 4 của Hà Nội đều chạy qua huyện này.
Vị thế đắc địa đã khiến cho Văn Giang đặc biệt hấp dẫn các nhà đầu tư bất động sản, trong đó đáng kể nhất là Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng (Vihajico), được thành lập bởi 7 pháp nhân và 2 thể nhân, được giới thiệu là “những tên tuổi quen thuộc trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, khách sạn, dịch vụ, du lịch, xây dựng”.
Năm 2003, công ty này đã được phép đầu tư dự án khu đô thị thương mại du lịch Văn Giang (Ecopark) với tổng diện tích 500 ha, trở thành một trong những dự án bất động sản lớn nhất tại miền Bắc. Đến nay, dự án đã và đang triển khai một số dự án thành phần như khu căn hộ Rừng Cọ, khu nhà phố Phố Trúc và các khu biệt thự Vườn Tùng và Vườn Mai.
Theo tìm hiểu của VnEconomy, giá căn hộ tại dự án này hiện đang được rao bán với giá trên dưới 20 triệu đồng/m2 và giá bán biệt thự và nhà phố trên dưới 45 triệu đồng/m2, đã bao gồm phần xây thô.
Đánh giá chung của giới đầu tư là dự án này đã và đang được triển khai khá bài bản, tuy nhiên liên tục gặp rắc rối do vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, mà đỉnh điểm là việcUBND tỉnh Hưng Yên đã phải tiến hành một đợt cưỡng chế trong ngày 24/4 vừa qua.
Nóng chuyện đầu tư
Tuy nhiên, Văn Giang không chỉ có Ecopark. Trên thực tế hàng loạt công ty khác đã và đang triển khai các dự án bất động sản tại đây.
Đáng kể nhất trong số này phải kể đến Công ty Cổ phần Vincom, nhà đầu tư của hàng loạt dự án bất động sản lớn trên toàn quốc.
Theo đề xuất của Vincom, đã được UBND tỉnh Hưng Yên tiếp nhận và đang xem xét, công ty này muốn lập quy hoạch xây dựng một dự án khu đô thị sinh thái trên địa bàn xã Nghĩa Trụ và Long Hưng (Văn Giang).
Tháng 8/2011, UBND tỉnh Hưng Yên đã báo cáo Thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên về đề xuất này, theo đó Vincom có trách nhiệm ứng trước kinh phí để thực hiện việc nghiên cứu, khảo sát, lập quy hoạch của dự án; trường hợp sau này được thực hiện dự án này thì các chi phí này sẽ được tính vào chi phí dự án theo quy định.
Tỉnh cũng cho biết cơ chế để thực hiện dự án là theo hình thức BT, theo đó chủ đầu tư sẽ xây dựng công trình khu liên hợp thể dục thể thao của tỉnh này trên địa bàn thành phố Hưng Yên để “đối ứng”.
Theo danh mục các dự án kêu gọi đầu tư dạng BOT, BT mà tỉnh Hưng Yên công bố cuối năm ngoái, khu liên hợp thể dục thể thao của tỉnh này sẽ “đủ tiêu chuẩn thi đấu các giải trong nước và quốc tế; khán đài sân vận động trung tâm đến 35.000 chỗ ngồi, khán đài nhà thi đấu đa năng đến 3.500 chỗ ngồi” với vốn đầu tư dự kiến là 1.140 tỷ đồng.
Công ty TNHH Xuân Cầu, một nhà đầu tư có trụ sở tại Hà Nội cũng đã được UBND tỉnh Hưng Yên “thống nhất về nguyên tắc” về việc triển khai dự án “Khu đô thị nhà vườn sinh thái” và “Khu nghỉ dưỡng Văn Giang” trên địa bàn thị trấn Văn Giang và xã Liên Nghĩa, với diện tích 243 ha.
Công ty TNHH Xuân Cầu cho biết dự án này có tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 10 ngàn tỷ đồng. Trên thực tế, Xuân Cầu là chủ đầu tư lập quy hoạch chung xây dựng cho 980 ha vùng bãi huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, trong đó có các dự án thành phần nói trên; trong đó khu đô thị nhà vườn sinh thái với quy mô 198 ha tại thị trấn Văn Giang nằm trong vùng quy hoạch chung vùng bãi phía ngoài đê sông Hồng là đô thị cao cấp với các khu biệt thự, nhà vườn có mật độ xây dựng thấp.
Techconvina, một công ty nổi tiếng với hoạt động xây dựng công nghiệp hiện cũng đang triển khai một dự án mang tên “Khu đô thị mới đông Văn Giang” tại xã Long Hưng với diện tích 117 ha, dự kiến tổng vốn đầu tư 35 triệu USD. Nhà đầu tư này cho biết dự án sẽ bao gồm các khu nhà liền kề, biệt thự và chung cư cao tầng.
Ở quy mô khiêm tốn hơn, Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng thương mại Thăng Long có trụ sở tại Hưng Yên cũng đã đề xuất một dự án mang tên “Khu vui chơi giải trí và nghỉ dưỡng Thăng Long” trên diện tích 5,5 ha trên địa bàn thị trấn Văn Giang.
Trong khi đó, Công ty Cổ phần Hanec, một công ty cũng có trụ sở tại Hưng Yên đã đề xuất dự án “Chợ và nhà ở thương mại huyện Văn Giang” trên diện tích 6 ha tại thị trấn Văn Giang.
Theo nhận định của một số chuyên gia bất động sản, vị trí của Văn Giang có nhiều điểm tương đồng với Mê Linh (Vĩnh Phúc) trước đây và phần nào đó là Từ Sơn (Bắc Ninh) hiện nay. Các địa phương này đều ở gần với Hà Nội nhưng về chính sách ưu đãi đầu tư, khung giá đất thì thấp hơn đáng kể so với Hà Nội, do đó chi phí triển khai dự án thấp hơn nhiều so với các quận, huyện nội thành Hà Nội.
H. N.
Nguồn: vneconomy.vn

VĂN GIANG

Tóm tắt vài con số về vụ cưỡng chế đất tại Văn Giang

Phạm Quang Tuấn
Những con số sau đây giúp chúng ta hiểu thêm tại sao người dân Văn Giang phải liều mạng giữ đất của mình.
Theo vneconomy.vn[a] thì “giá căn hộ tại dự án này hiện đang được rao bán với giá trên dưới 20 triệu đồng/m2 và giá bán biệt thự và nhà phố trên dưới 45 triệu đồng/ m2, đã bao gồm phần xây thô”. Tức là rao bán với giá 1000-2000 USD/m2. Trong khi đó thì, theo BBC dẫn lời chính quyền Hưng Yên, dân được “đền bù” 135000 đồng/m2 (6 USD/ m2)[b].
Cũng theo vneconomy.vn[c] “còn lại 5,8 ha thuộc 166 hộ không nhận tiền đền bù, hỗ trợ phải tiến hành cưỡng chế”, tức là mỗi hộ có trung bình 349 m2 (gần một sào), nếu “đền bù” theo giá trên thì sẽ được chừng 2100 USD! Thử hỏi làm sao người ta sinh sống? Nếu họ trở thành ăn mày hay trộm cướp thì tại ai?
Theo BBC[d] thì “[Ecopark] cho biết từ khi triển khai dự án sau quyết định hồi tháng 6/2004 của chính phủ, công ty Việt Hưng đã bỏ ra 200 tỷ đồng tiền Việt Nam, tương đương với 10 triệu USD để ‘hỗ trợ ba xã Phụng Công, Cửu Cao, Xuân Quan đã có diện tích thu hồi gần 500 ha với gần 5.000 hộ dân’”. Những con số này cho thấy mỗi hộ được chừng 2000 USD (nếu quan lại không bỏ túi 1 phần quan trọng của số 200 tỷ đồng đó), cũng phù hợp với phép tính trên.
Theo một tin khác của vnecomony.vn[e], khu Văn Giang chỉ cách trung tâm Hà Nội hơn 10 km (có chỗ chỉ cách 9 km). Như vậy đầu tư đất ở đây gần như hoàn toàn không nằm trong diện có nguy cơ (risk-free), lời lãi chắc chắn, và giá đất phải tính theo giá đất ngoại thành chứ không phải là giá đất nông nghiệp. Người dân ở đây không những không được hưởng trị giá gia tăng của đất tổ tiên của họ mà lại còn bị cướp trắng tay.
Nói tóm lại đây là một sự bất công khủng khiếp, một vụ cướp ngày trắng trợn. Chẳng khác nào dân da trắng cướp đất của da đỏ, da đen ở Mỹ, Úc cách đây vài thế kỷ. Tuy nhiên, hồi đó các chính phủ Mỹ, Úc (Anh) không đồng lõa, thậm chí chủ mưu ăn cướp một cách trắng trợn như ta thấy trong bản thông cáo sau đây của chính quyền Hưng Yên[f]:
“Quán triệt tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, dưới sự chỉ đạo trực tiếp tại hiện trường của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy và đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, các cơ quan chức năng của tỉnh, các lực lượng thực hiện hỗ trợ thi công và cưỡng chế của huyện Văn Giang, sự hỗ trợ của Bộ Công an và Công an tỉnh, đã thực hiện tốt phương án đề ra, đảm bảo an toàn tuyệt đối về người, tài sản của nhân dân và các lực lượng tham gia hỗ trợ thi công, cưỡng chế. Đến 10 giờ 30 phút cùng ngày, bộ phận dân trên đã giải tán về nhà. Tình hình an ninh trật tự trên địa bàn ổn định, Nhà đầu tư đã hoàn thành nhiệm vụ thi công và nhận bàn giao mặt bằng lúc 16 giờ 30 phút.
“Trong quá trình tổ chức hỗ trợ thi công và cưỡng chế giải phóng mặt bằng bàn giao đất tại xã Xuân Quan đã thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, đảm bảo tuyệt đối an toàn về người và phương tiện; được đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân huyện Văn Giang nói chung, xã Xuân Quan nói riêng đồng tình ủng hộ”.
clip_image002
P.Q.T.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN



http://webwarper.net/ww/boxitvn.blogspot.com/2012/04/tom-tat-vai-con-so-ve-vu-cuong-che-at.html

TỰ HÀO LÀ QUÊ HƯƠNG DI SẢN THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI PHONG NHA - KẺ BÀNG

Thuyết trình của nhiếp ảnh gia lừng danh Carsten Peter khi đặt chân đến hang động lớn nhất thế giới Sơn Đoòng


Xin cảm ơn các bạn vì đã dành cho tôi cơ hội được giới thiệu cho các bạn biết về thế giới trong lòng đất ở Việt Nam. Tôi muốn trích câu nói của trưởng đoàn thám hiểm hang động: anh Howard Limbert - người đã tìm ra hang động rộng lớn - hang Sơn Đoòng tại Việt Nam ‘“Chuyến thám hiểm này giống như bạn được thám hiểm đỉnh núi Everest bí ẩn trước đây”.


 Anh ấy cũng cho rằng chúng tôi mới chỉ thám hiểm trên bề mặt của dãy núi ở nơi đây. Chúng tôi không biết được chính xác độ sâu, độ rộng dưới những dãy núi thuộc cao nguyên đá vôi này. Đó là một thế giới chưa từng được biết đến. Hang Sơn Đoòng được thám hiểm lần đầu tiên vào năm 2009 và được thám hiểm lại trong năm 2010. Trong lần thám hiểm thứ hai chúng tôi đã khám phá nhiều hơn, muốn tiếp tục tìm hiểu những đường đứt gãy … và tiến sâu hơn vào hệ thống hang động rộng lớn hơn. Nhưng có một điều đã làm tôi hơi lo lắng ban đầu đó là làm thế nào để chiếu ánh sáng và chụp ảnh ở những phòng hang lớn nhất, những phòng hàng có hố sụt sâu. Tôi sẽ cho các bạn biết thêm ở phần các hình ảnh thực từ chuyến thám hiểm.

 

Tôi muốn nói qua một chút về nơi chúng tôi đã đến. Đó là Miền Trung Việt Nam. Khu vực này là Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, một cao nguyên/khu vực đá vôi rộng lớn, rộng lớn nhất Châu Á. Tất cả các phần màu xám trên bản đồ này là đá vôi. Nơi đây có nhiều hệ thống sông, suối khác nhau. Hệ thống hang động được thể hiện bằng màu đỏ và hệ thống hang Vòm thì được vẽ bằng màu xanh. Có nhiều dòng sông ngầm với nhiều lối dẫn vào hang động đã được biết đến. Đây là hang Sơn Đoòng và phòng hang lớn nhất mà chúng tôi tìm thấy. 


Tôi cũng muốn giới thiệu qua về cảnh quan nơi đây. Đây là rìa cao nguyên/khu vực núi đá vôi - dạng karst hình nón và hình tháp. Nơi đây chúng tôi thấy một số hồ nước mà người dân địa phương thường cho trâu đằm. Và đây là những diện tích đất đai mà người dân địa phương canh tác lúa nước. Quang cảnh ở đây đẹp như tranh vậy. Nhưng dãy núi thì rất gồ ghề và rất khó vượt qua. Đây cũng là rìa của hệ thống … mà bạn cần phải leo lên, leo xuống để vượt qua những dãy đá sắc nhọn như dao và đây quả là một chặng đường dài. Đôi lúc để đi được một dặm, bạn phải mất cả ngày. Khu vực này quả là hẻo lánh. Có một dòng sông ngầm lớn chảy ra từ dãy núi đá vôi này. Đây là dòng sông ngầm đầu tiên, chảy lộ trên bền mặt và chúng tôi cho rằng đây là sợi dây kết nối đời sống của con người. Người dân địa phương chăn trâu và trẻ em nô đùa xung quanh. Một số người thì đang đánh bắt cá … nơi cuộc sống thật thanh bình.


Đây là quang cảnh của một ngôi làng nơi chúng tôi đến tại xã Sơn Trạch. Nơi đây đã phát triển rất nhiều so với 10 năm trước đây, có nhiều ngôi nhà xây hơn. Đây là điểm mà chúng khởi hành chuyến thám hiểm vào rừng sâu. Chúng tôi phải đi qua rừng rậm … nhưng chúng tôi có những người trợ lý tuyệt vời - những người dân chuyên đi rừng hỗ trợ mang vác đồ dùng, thực phẩm vượt qua những khu vực núi non hiểm trở. Khi là người dẫn đường bạn phải là người chỉ cho những người đi sau vượt qua các bụi râm, cây cối và bạn sẽ vấp phải nhiều mạng nhện. Nếu là người đi ở giữa đoàn, bạn có thể gặp một vài chú rắn độc hoặc rết và nếu đi vào cuối đoàn bạn sẽ bị lũ vắt tấn công.

Đối với tôi, Việt Nam là một đất nước có nhiều loài bướm. Bạn thấy nhiều loài bướm ở mọi nơi và nơi có nhiều bướm đẹp là nơi có nhiều sâu bướm. Những loài sâu này có rất nhiều lông. Một điều không may đã xảy ra đối với Howard. Anh ấy cởi đôi giày ướt ra và để ở đó, dưới gốc cây. Thế là lũ sâu bướm rơi vào giày, để lại lông trong giày của anh ấy. Anh ấy đổ lũ sâu ra khỏi giày và mang đi tiếp vào hang động … nhưng rồi anh ấy bắt đầu thấy ngứa ở lưng, đau rát và khó chịu … và cả độc nữa … Đây quả là khoảng thời gian thực sự khó khăn đối với Howard. Anh ấy phải chạy ra khỏi hang và cố làm tất cả những gì có thể … anh ấy cảm thấy đau thực sự. Ban đầu, những người địa phương cười Howard nhưng khi họ nhận ra vấn đề anh ấy gặp phải trở nên nghiêm trọng hơn, họ đã cố tìm cách giúp Howard. Họ đã đốt lửa để lấy hơi ấm … và cuối cùng thì sau -5 tiếng đồng hồ, cơn đau đã dịu lại. Đó chỉ là một câu chuyện nhỏ bên lề. Những gì mà bạn có thể trải nghiệm qua chuyến thám hiểm như thế này. Nhưng điều khó tin là có rất nhiều loài bướm và đôi khi bọn chúng lớn như chim, với đôi cánh trải rộng. Quả thật đáng ngạc nhiên.


Để thám hiểm hang động bạn phải len lỏi đi vào những rãnh nứt nhỏ. Ban đầu thật khó để tìm thấy các hệ thống chính của hang động. Với hang động, bạn không thể quan sát giống như bạn thấy núi, nghĩa là bạn phải bò vào những khe nứt để thám hiểm. Chúng tôi đã không may mắn trong chuyến đi vì thế cần có nhiều nỗ lực, cần đi bộ nhiều nhưng không có kết quả lớn thực sự. Chúng tôi chỉ tìm thấy nhưng kết quả không đáng kể. Có lẽ nếu chúng tôi đi xa hơn thì sẽ gặp được hệ thống hang động lớn nhưng chúng tôi không bao giờ biết được điều đó. Thế nên chúng tôi phải bỏ đi 20 m thôi và điều này luôn làm chúng tôi thất vọng.


Mặt khác, chúng tôi cũng gặp một số nhóm người. Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng là Di sản Thiên nhiên Thế giới nhưng vẫn còn những người khai thác gỗ trái phép cũng như băn bắt động vật hoang dã. Bạn sẽ thực sự ngạc nhiên bởi trọng lượng mà họ có thể vác trên lưng. Có lẽ là một người đàn ông nặng khoảng 100 pound[1] phải vác trên lưng 200 pound để vượt qua đường đi gồ ghề và hiểm trở bằng những đôi dép nhựa. Thật khó tin là họ có thể xoay sở được.



Chúng tôi đang ở lối vào hang động. Nó giống như một vật thể sống. Hang động này có thể thở, có mây ở phía trong và mọi thứ bay ra cửa hang tựa như những trận gió bão, làm lá cây chuyển động. Đó là một luồng gió lạnh. Đối với một nhiếp ảnh gia như tôi, tôi luôn thấy không an tâm khi phải chụp ảnh ở những nơi có nhiều sương mù. Tôi không trong đợi điều đó nhưng phải chấp nhận. Luôn có sự ngưng tụ của hơi nước và thật phức tạp để có được tầm nhìn rõ, đặc biệt là ở lối vào hang động nơi sương ngưng tự nhiều và luồng khí lạnh di chuyển từ trong hang và ngưng tụ ở cửa hang.


Bây giờ là lối hàn nhỏ. Nơi đây có rất nhiều khối thạch nhũ lớn rất đẹp và ấn tượng. Tôi đã cố gắng chiếu sáng khu vực này để chụp ảnh và mặc dù có rất nhiều mây mù nhưng nó thật ấn tượng để chiêm ngưỡng sự thay đổi của mọi thứ dưới các cách chiếu sáng khác nhau. Tôi đặt một vài hình ảnh lên nhau để bạn có thể hình dung mọi thứ ở đây. Quả là một nơi rất thú vị.



Tiếp đó chúng tôi tiến vào một lối hang lớn, cách cửa hang ½ dặm[2] nơi chúng tôi đặt tên là “Hand of Dog”. Sau đó là nơi để quan sát những khối thạch nhũ đầu tiên nằm cách đó ½ dặm. Khu vực này cách cửa động khoảng 1km/1 dặm???. Ở đây bạn được ngắm nhìn những khối thạch nhũ khổng lồ … tôi tưởng tượng những khối thạch nhũ này lớn hơn cả toà nhà 10 tầng. Bạn có thể so sánh độ lớn của chúng với người đang đứng ở đó. Quả thật không thể tin được những khối thạch nhũ lại lớn đến thế. Thật khó để đưa ra được tỷ lệ của độ lớn … Bây giờ tôi chuyển sang vị trí chính xác nơi có người đang đứng để chúng ta có thể thấy ở phía sau. Đây là những khối thạch nhũ lớn mà chúng tôi đã thấy trong khung cảnh vừa rồi. Những hình ảnh vừa rồi giúp bạn hình dung phòng hang động này lớn như thế nào. Và ở vị trí từ đây đến chỗ những khối thạch nhũ to lớn kia chúng tôi cần khoảng 1 người để hỗ trợ chiếu sáng phòng hang động. Quả thật rất khó để chiếu sáng phòng hang động này, làm thế nào để sương mù không ảnh hưởng đến hệ thống chiếu sáng – đó quả là một thách thức lớn để bấm được bức ảnh đẹp.


Chúng tôi cũng gặp nhiều trở ngại về vấn đề giao tiếp. Có nhiều người Việt Nam cùng đi với đoàn thám hiểm. Bạn có thể hình dung khó khăn để có thể điều phối mọi việc trong một hoàn cảnh như thế này. Chúng tôi chỉ có một số máy bộ đàm và trong khi đó các ý kiến chuyển tải đều phải dịch qua lại giữa tiếng Anh và tiếng Việt. Đôi lúc mọi thứ thật hỗn độn.



Và đây rồi chúng tôi đang ở gần hố sụt thứ nhất và hình ảnh thay đổi từ hệ thống chiếu sáng tự nhiên đến có thêm hệ thống chiếu sáng hơi nhân tạo để bạn có thể thấy một vài khối đá sụt từ trần hang động xuống lớn đến cỡ nào. Những toà nhà nhiều tầng bị rơi xuống. Thật không thể tin nỗi những khối đá có kích thước lớn đến vậy.






[1] 1 pound tương đương với 0.454 kg.


[2] 1 dặm tương đương với 1.609 m.
(Còn nữa)
Một độc giả ở GIZ gửi bản dịch cho Cu Làng Cát
 

TỰ HÀO LÀ QUÊ HƯƠNG DI SẢN THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI PHONG NHA - KẺ BÀNG

Thuyết trình của nhiếp ảnh gia lừng danh Carsten Peter khi đặt chân đến hang động lớn nhất thế giới Sơn Đoòng (Tiếp theo)


Những khối thạch nhũ cạnh người đang đứng có thể hình dung giúp bạn chúng lớn đến cỡ nào. Đó là điều rất rất khác thường mà tôi chưa từng nhìn thấy trước đó. Hiện tượng này được gọi là Phytokarst (hang động do thực vật).


Chúng là những vi sinh vật thích hút calcite để sinh trưởng, một số loài giống như đá có thể sinh trưởng, chúng phát triển về phía có ánh sáng. Vi sinh vật tự xây cho chúng những toà lâu đài riêng trong những vỏ cứng có đá và đá sinh trưởng về phía ánh sáng, quả là điều hết sức kỳ diệu.

Cửa trời trong Sơn Đoòng. Ảnh: National geographic


Trong hố sụt thứ nhất, có ánh sáng mờ và bạn có thể thấy kích thước của khối đá này. Nó quả là rất lớn. Bạn cũng sẽ thấy có một cánh rừng nhỏ ở phía trên và có nhiều cây dây leo, một số chúng trông giống như những dạng cây hoá thạch, rũ xuống … đó cũng là một dạng phytokarst ... Ở đây có nhiều thực vật. Đó là một nơi mà chúng tôi đặt tên là “Watch out for Dinosaurs” (Coi chừng có Khủng long). Tôi tưởng tượng nếu có ai đó canh chừng hai bên rìa … và rống lên, bạn sẽ nghe thấy những âm thanh kinh khủng trong hang động này.

Một góc Sơn Đoòng. Ảnh: National geographic


Và ở đây bạn sẽ gặp lại loại đá hình thành xung quanh các loài thực vật và loài thực vật này hoàn toàn thích nghi với môi trường sống đó. Đó là đá .. chẻ vào thân cây. Đối với tôi điều này thật kỳ diệu. Tôi yêu thích tìm hiểu đặc điểm sinh học nằm sau sự phát triển kỳ lạ này.



Ở đây bạn thấy khối thạch nhũ khổng lồ nằm ở giữa; nó cao khoảng 200 feet[1] và được tạo nên bởi các vi sinh vật này. Vào mùa mưa, ở đây có thác nước hoặc nếu trời mưa nước chảy xuống bạn sẽ thấy sự tăng trưởng của thực vật ở đây ảnh hưởng đến đá và thực vật phát triển thành dạng những cái cánh, ngón tay vươn dài đến phía ánh sáng, chúng không giống sự hình thành thông thường của đá. Điều này thật kỳ diệu. Mỗi khi có nước chảy qua, thực vật lại tiếp nhận calcite và phát triển và sinh trưởng về phía ánh sáng. Chúng có kiến tạo hết sức kỳ lạ.

Đường xuống rừng trong hang. Ảnh: National geographic


Đó là khi bạn nhìn từ phía trên. Bây giờ bạn nhìn xuống phòng hang rộng lớn. Nó cao khoảng 300 feet. Kích thước này là ngoại lệ và để chụp được những bức ảnh đẹp, việc chiếu sáng quả la một thử thách. Hang động này có phòng hang ở phía trước và có một ban công kỳ lạ ở giếng hang. Những mảng kiến tạo này dài khoảng 6m/18feet đến 20 feet trong phòng hang. Đây là một loại đá đang sinh trưởng và tất cả các hiện tượng này là do hiện tượng tạo hang động do thực vật (phytokarst). 



Và tiếp đến chúng tôi chứng kiến một cơn sấm, tiếng ầm ầm, tiếng vọng lại. Bất thình lình bạn nghe thấy tiếng nước bắn, ầm ầm giống như tiếng nước chảy qua những ống nước lớn. Mọi âm thanh ở đây làm bạn có cảm giác đang ở một nơi khác. Dòng nước chảy ra như thác đổ và tôi phản ứng thật nhanh để ghi lại hình ảnh … không biết là trong bao lâu. Tuyệt thật.

Hang Én đường dẫn đến Sơn Đoòng.
Ảnh:National geographic


Thông thường âm thanh như thế sẽ làm bạn hoảng sợ, nhất là khi bạn đang ở trong hang động có nước chảy vào. Nó có thể khá nguy hiểm. Nhưng hang động này thật sự lớn đến nỗi mà bạn không cần phải lo sợ rằng nước sẽ không chảy đến chỗ bạn hoặc bạn có thể chết đuối. Đây không phải là vấn đề. Bạn có thể tưởng tượng tiếng ồn do nước chảy; điều đó làm chúng tôi gặp khó khăn trong nói chuyện, trao đổi thông tin với nhau nhất là hướng dẫn những điều cần làm để chiếu sáng, giúp tôi chụp được những bức ảnh đẹp. Bạn thực sự cần phản ứng nhanh nhạy.

Giữa kỳ quan thế giới, chén thánh của khoa học địa mạo.
Ảnh: National geographic


Và đây là cách tôi xử lý ánh sáng. Tôi muốn chỉ cho các bạn một số cách chiếu sáng khác nhau sẽ cho thấy sự khác nhau của hiện tượng phytokarst rộng lớn ở đây. Chúng tôi để ánh sáng cả bên dưới và trên mặt nước một cách cân xứng trong một ngày sương mù bao phủ như thường lệ … quả là khó để chụp được bức ảnh đẹp. Nếu bạn so sánh mối liên quan giữa đỉnh của khối thạch nhũ ở đây so với kích thước người đang đứng ở bên dưới bạn có thể hình dung nó to lớn đến như thế nào.







Thật luôn khó tin để công nhận kích thước rộng lớn này. Chúng tôi đi về phía lối hang động đó, tới địa điểm tiếp theo của hố sụt nơi chúng tôi gọi là “Vườn Địa đàng”. Ở đây chúng tôi thấy một cách hình thành phytokarst trong môi trường có ánh sáng yếu, rong rêu và mọi vật trông càng kỳ lạ khi chúng càng vươn mình về phía ánh sáng trong hố sụt này. Ở đây chúng tôi gặp lại một số vi sinh vật sinh trưởng về phía có ánh sáng. Và đây chúng ta thấy khu vực trắng nhờ nhờ. Đây là nơi các vi sinh vật sinh trưởng về phía ánh sáng, nơi nhận sự quang hợp. Đó là ánh sáng tự nhiên. Nếu tôi chiếu sáng ở đây bạn có thể nhìn thấy chất diệp lục và khu vực tiếp nhận sự quang hợp. 
Chuyên gia địa chất tìm kiếm nguyên nhân có Sơn Đoòng.
Ảnh: National geographic


Chi tiết này làm ta liên tưởng đến bề mặt của Sao Hoả. Nó giống như có thêm một có thêm một hành tinh vậy. Đó là nơi có ánh sáng tự nhiên nhưng nếu tôi chiếu trực tiếp ánh sáng nhân tạo vào bạn sẽ thấy sự hình thành karst nơi đây thật kỳ lạ. Tôi rất muốn khám phá ra sự kiến tạo này. Tôi chưa bao giờ thấy, nghe đến hiện tượng tương tự như thế này từ trước  đến nay và đây bạn tình cờ thấy nó… Đó là thân đá cứng có một ít cây dương xỉ mọc trên đỉnh đá, nó như đang tăng trưởng trên bề mặt đường. Mọi thứ đều là đá, không có màu xanh. Nó trong giống hiện tượng hoá thạch, thực sự giống như kỷ Jura nhưng nó lại có màu xanh trên đỉnh, nó không bị hoá đá mà là sự sống và sống rất hoang dã, rất sống động ở đây.   

Bàn luận về đường đứt gãy.
Ảnh: National geographic


Điều đó là mối liên quan đến Nettle. Một Utica – một loại hiện tượng lạ bởi nó không giống bất kỳ chỗ nào khác trên thế giới. Tiếp đó bạn sẽ thấy cộng đồng thực vật của hiện tượng phytokarst. Tất cả đều có màu sắc khác nhau, màu xanh với chút màu đỏ điểm xuyết, tất cả đều liên quan đến những vi sinh vật khác nhau. Thật sự sẽ rất thú vị để tiến hành nghiên cứu về sinh vật ở đây để xác định được loài vi sinh vật nào. Có thể chúng sẽ rất thú vị đối với khoa học, có thể chúng chỉ là những loài thích nghi với môi trường để tiếp nhận được ánh sáng để sinh trưởng … Quả là thú vị nếu được khám phá thêm ở đây.
Howard Limbert người đầu tiên tuyên bố Sơn Đoong lớn nhất thế giới
Ảnh: National geographic


Và đây là Vườn địa đàng. Hang động này có một khu rừng ở trong nó. Thật không thể tin được và chúng ta có khối phytokarst lớn đến như thế, những khối thạch nhũ ở phía trước, sau đó là rừng rậm … nó thật sự kỳ lạ. Chúng tôi có một chuyên gia thực vật học trong đoàn. Anh tìm kiếm những loài cây có thể là loài mới, nhưng anh không thể tìm ra loài mới nào. Ở đây mỗi cây đều là một loài được phát triển theo một cách khác vì thế anh nghiên cứu điều này … đặc biệt là cây ở đây có thân rất mảnh, chúng không tiếp cận được với nhiều ánh sáng như những loài cây ở trên mặt đất. Chúng cao khoảng 100 feet, nhưng có thân rất mảnh và gầy. Đây quả là một môi trường sống thú vị, một sự khác biệt …  được gọi là sự tạo hình. Đây không phải là sự di truyền mà đó chỉ là hiện tượng cây cối được hình thành theo một cách khác.

Nhà sinh học đến từ nửa bán cầu để tìm kiếm loài mới.
Ảnh: National geographic


Một số loài cây có quả nhỏ. Bạn có thể trông thấy hoa nữa. Đây quả là một trải nghiệm vĩ đại, được chứng kiến những điều kỳ thú sinh trưởng trong hố sụt này.

Ban đêm chúng tôi nghe nhiều tiếng động kỳ lạ, tiếng vỗ cánh của những chú chim và tiếng dội lại rấ lớn từ nhiều phía. Chúng tôi không thể tượng tượng được đó là tiếng gì. Bạn có thể tưởng tượng ra đó là loài Pterodactyl - một loài cú nhưng chúng tôi không bao giờ thấy chúng cả mà chỉ nghe tiếng động.

Đây quả là một môi trường sống kỳ lạ.



Đối với tôi, đây quả là điều thực sự khó tin để chứng kiến.

Hiện tượng ở lối thông của hang động này quả là khác thường. Ở đây có ánh nắng mặt trời chiếu xuống. Ở đây khá ẩm và có mây bay lên. Khi bạn ở đây bạn sẽ có cảm giác như được leo lên bầu trời, leo lên Thiên đường và bạn đang ở giữa những đám mây. Với tôi, điều đó thực sự rất rất đặc biệt và tuyệt vời. Tôi cứ như đang đứng ở giữa Thiên đường được giữ lại trong hang động này và điều đó thực sự khác thường. Tôi chỉ biết tận hưởng niềm vui này.

Thảo nguyên trong kỳ quan Sơn Đoòng


Và đây là cảnh sau chuyến đi. Mọi người đều tả tơi và có cảm giác hoàn thành công việc. Những người dân địa phương là những ngôi sao thực sự cho chuyến thám hiểm của chúng tôi. Họ là những người bạn mang vác tuyệt vời và nếu không có họ thì việc thám hiểm không thể thực hiện được. Tôi muốn gửi đến họ những lời cảm ơn lớn lao, cảm ơn kênh truyền hình National Geographic, cảm ơn Hội Thám hiểm hang động Hoàng gia Anh và tất cả các thành viên trong Đoàn thám hiểm. Cảm ơn các bạn đã chú ý theo dõi.

Hết
[1] 1 foot (số nhiều: feet) bằng 30.48cm.
Một độc giả từ GIZ gửi cho Cu Làng Cát
http://culangcat.blogspot.com/2012/04/thuyet-trinh-cua-nhiep-anh-gia-lung_29.html#more