Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012

TỰ HÀO LÀ QUÊ HƯƠNG DI SẢN THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI PHONG NHA - KẺ BÀNG

Thuyết trình của nhiếp ảnh gia lừng danh Carsten Peter khi đặt chân đến hang động lớn nhất thế giới Sơn Đoòng


Xin cảm ơn các bạn vì đã dành cho tôi cơ hội được giới thiệu cho các bạn biết về thế giới trong lòng đất ở Việt Nam. Tôi muốn trích câu nói của trưởng đoàn thám hiểm hang động: anh Howard Limbert - người đã tìm ra hang động rộng lớn - hang Sơn Đoòng tại Việt Nam ‘“Chuyến thám hiểm này giống như bạn được thám hiểm đỉnh núi Everest bí ẩn trước đây”.


 Anh ấy cũng cho rằng chúng tôi mới chỉ thám hiểm trên bề mặt của dãy núi ở nơi đây. Chúng tôi không biết được chính xác độ sâu, độ rộng dưới những dãy núi thuộc cao nguyên đá vôi này. Đó là một thế giới chưa từng được biết đến. Hang Sơn Đoòng được thám hiểm lần đầu tiên vào năm 2009 và được thám hiểm lại trong năm 2010. Trong lần thám hiểm thứ hai chúng tôi đã khám phá nhiều hơn, muốn tiếp tục tìm hiểu những đường đứt gãy … và tiến sâu hơn vào hệ thống hang động rộng lớn hơn. Nhưng có một điều đã làm tôi hơi lo lắng ban đầu đó là làm thế nào để chiếu ánh sáng và chụp ảnh ở những phòng hang lớn nhất, những phòng hàng có hố sụt sâu. Tôi sẽ cho các bạn biết thêm ở phần các hình ảnh thực từ chuyến thám hiểm.

 

Tôi muốn nói qua một chút về nơi chúng tôi đã đến. Đó là Miền Trung Việt Nam. Khu vực này là Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, một cao nguyên/khu vực đá vôi rộng lớn, rộng lớn nhất Châu Á. Tất cả các phần màu xám trên bản đồ này là đá vôi. Nơi đây có nhiều hệ thống sông, suối khác nhau. Hệ thống hang động được thể hiện bằng màu đỏ và hệ thống hang Vòm thì được vẽ bằng màu xanh. Có nhiều dòng sông ngầm với nhiều lối dẫn vào hang động đã được biết đến. Đây là hang Sơn Đoòng và phòng hang lớn nhất mà chúng tôi tìm thấy. 


Tôi cũng muốn giới thiệu qua về cảnh quan nơi đây. Đây là rìa cao nguyên/khu vực núi đá vôi - dạng karst hình nón và hình tháp. Nơi đây chúng tôi thấy một số hồ nước mà người dân địa phương thường cho trâu đằm. Và đây là những diện tích đất đai mà người dân địa phương canh tác lúa nước. Quang cảnh ở đây đẹp như tranh vậy. Nhưng dãy núi thì rất gồ ghề và rất khó vượt qua. Đây cũng là rìa của hệ thống … mà bạn cần phải leo lên, leo xuống để vượt qua những dãy đá sắc nhọn như dao và đây quả là một chặng đường dài. Đôi lúc để đi được một dặm, bạn phải mất cả ngày. Khu vực này quả là hẻo lánh. Có một dòng sông ngầm lớn chảy ra từ dãy núi đá vôi này. Đây là dòng sông ngầm đầu tiên, chảy lộ trên bền mặt và chúng tôi cho rằng đây là sợi dây kết nối đời sống của con người. Người dân địa phương chăn trâu và trẻ em nô đùa xung quanh. Một số người thì đang đánh bắt cá … nơi cuộc sống thật thanh bình.


Đây là quang cảnh của một ngôi làng nơi chúng tôi đến tại xã Sơn Trạch. Nơi đây đã phát triển rất nhiều so với 10 năm trước đây, có nhiều ngôi nhà xây hơn. Đây là điểm mà chúng khởi hành chuyến thám hiểm vào rừng sâu. Chúng tôi phải đi qua rừng rậm … nhưng chúng tôi có những người trợ lý tuyệt vời - những người dân chuyên đi rừng hỗ trợ mang vác đồ dùng, thực phẩm vượt qua những khu vực núi non hiểm trở. Khi là người dẫn đường bạn phải là người chỉ cho những người đi sau vượt qua các bụi râm, cây cối và bạn sẽ vấp phải nhiều mạng nhện. Nếu là người đi ở giữa đoàn, bạn có thể gặp một vài chú rắn độc hoặc rết và nếu đi vào cuối đoàn bạn sẽ bị lũ vắt tấn công.

Đối với tôi, Việt Nam là một đất nước có nhiều loài bướm. Bạn thấy nhiều loài bướm ở mọi nơi và nơi có nhiều bướm đẹp là nơi có nhiều sâu bướm. Những loài sâu này có rất nhiều lông. Một điều không may đã xảy ra đối với Howard. Anh ấy cởi đôi giày ướt ra và để ở đó, dưới gốc cây. Thế là lũ sâu bướm rơi vào giày, để lại lông trong giày của anh ấy. Anh ấy đổ lũ sâu ra khỏi giày và mang đi tiếp vào hang động … nhưng rồi anh ấy bắt đầu thấy ngứa ở lưng, đau rát và khó chịu … và cả độc nữa … Đây quả là khoảng thời gian thực sự khó khăn đối với Howard. Anh ấy phải chạy ra khỏi hang và cố làm tất cả những gì có thể … anh ấy cảm thấy đau thực sự. Ban đầu, những người địa phương cười Howard nhưng khi họ nhận ra vấn đề anh ấy gặp phải trở nên nghiêm trọng hơn, họ đã cố tìm cách giúp Howard. Họ đã đốt lửa để lấy hơi ấm … và cuối cùng thì sau -5 tiếng đồng hồ, cơn đau đã dịu lại. Đó chỉ là một câu chuyện nhỏ bên lề. Những gì mà bạn có thể trải nghiệm qua chuyến thám hiểm như thế này. Nhưng điều khó tin là có rất nhiều loài bướm và đôi khi bọn chúng lớn như chim, với đôi cánh trải rộng. Quả thật đáng ngạc nhiên.


Để thám hiểm hang động bạn phải len lỏi đi vào những rãnh nứt nhỏ. Ban đầu thật khó để tìm thấy các hệ thống chính của hang động. Với hang động, bạn không thể quan sát giống như bạn thấy núi, nghĩa là bạn phải bò vào những khe nứt để thám hiểm. Chúng tôi đã không may mắn trong chuyến đi vì thế cần có nhiều nỗ lực, cần đi bộ nhiều nhưng không có kết quả lớn thực sự. Chúng tôi chỉ tìm thấy nhưng kết quả không đáng kể. Có lẽ nếu chúng tôi đi xa hơn thì sẽ gặp được hệ thống hang động lớn nhưng chúng tôi không bao giờ biết được điều đó. Thế nên chúng tôi phải bỏ đi 20 m thôi và điều này luôn làm chúng tôi thất vọng.


Mặt khác, chúng tôi cũng gặp một số nhóm người. Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng là Di sản Thiên nhiên Thế giới nhưng vẫn còn những người khai thác gỗ trái phép cũng như băn bắt động vật hoang dã. Bạn sẽ thực sự ngạc nhiên bởi trọng lượng mà họ có thể vác trên lưng. Có lẽ là một người đàn ông nặng khoảng 100 pound[1] phải vác trên lưng 200 pound để vượt qua đường đi gồ ghề và hiểm trở bằng những đôi dép nhựa. Thật khó tin là họ có thể xoay sở được.



Chúng tôi đang ở lối vào hang động. Nó giống như một vật thể sống. Hang động này có thể thở, có mây ở phía trong và mọi thứ bay ra cửa hang tựa như những trận gió bão, làm lá cây chuyển động. Đó là một luồng gió lạnh. Đối với một nhiếp ảnh gia như tôi, tôi luôn thấy không an tâm khi phải chụp ảnh ở những nơi có nhiều sương mù. Tôi không trong đợi điều đó nhưng phải chấp nhận. Luôn có sự ngưng tụ của hơi nước và thật phức tạp để có được tầm nhìn rõ, đặc biệt là ở lối vào hang động nơi sương ngưng tự nhiều và luồng khí lạnh di chuyển từ trong hang và ngưng tụ ở cửa hang.


Bây giờ là lối hàn nhỏ. Nơi đây có rất nhiều khối thạch nhũ lớn rất đẹp và ấn tượng. Tôi đã cố gắng chiếu sáng khu vực này để chụp ảnh và mặc dù có rất nhiều mây mù nhưng nó thật ấn tượng để chiêm ngưỡng sự thay đổi của mọi thứ dưới các cách chiếu sáng khác nhau. Tôi đặt một vài hình ảnh lên nhau để bạn có thể hình dung mọi thứ ở đây. Quả là một nơi rất thú vị.



Tiếp đó chúng tôi tiến vào một lối hang lớn, cách cửa hang ½ dặm[2] nơi chúng tôi đặt tên là “Hand of Dog”. Sau đó là nơi để quan sát những khối thạch nhũ đầu tiên nằm cách đó ½ dặm. Khu vực này cách cửa động khoảng 1km/1 dặm???. Ở đây bạn được ngắm nhìn những khối thạch nhũ khổng lồ … tôi tưởng tượng những khối thạch nhũ này lớn hơn cả toà nhà 10 tầng. Bạn có thể so sánh độ lớn của chúng với người đang đứng ở đó. Quả thật không thể tin được những khối thạch nhũ lại lớn đến thế. Thật khó để đưa ra được tỷ lệ của độ lớn … Bây giờ tôi chuyển sang vị trí chính xác nơi có người đang đứng để chúng ta có thể thấy ở phía sau. Đây là những khối thạch nhũ lớn mà chúng tôi đã thấy trong khung cảnh vừa rồi. Những hình ảnh vừa rồi giúp bạn hình dung phòng hang động này lớn như thế nào. Và ở vị trí từ đây đến chỗ những khối thạch nhũ to lớn kia chúng tôi cần khoảng 1 người để hỗ trợ chiếu sáng phòng hang động. Quả thật rất khó để chiếu sáng phòng hang động này, làm thế nào để sương mù không ảnh hưởng đến hệ thống chiếu sáng – đó quả là một thách thức lớn để bấm được bức ảnh đẹp.


Chúng tôi cũng gặp nhiều trở ngại về vấn đề giao tiếp. Có nhiều người Việt Nam cùng đi với đoàn thám hiểm. Bạn có thể hình dung khó khăn để có thể điều phối mọi việc trong một hoàn cảnh như thế này. Chúng tôi chỉ có một số máy bộ đàm và trong khi đó các ý kiến chuyển tải đều phải dịch qua lại giữa tiếng Anh và tiếng Việt. Đôi lúc mọi thứ thật hỗn độn.



Và đây rồi chúng tôi đang ở gần hố sụt thứ nhất và hình ảnh thay đổi từ hệ thống chiếu sáng tự nhiên đến có thêm hệ thống chiếu sáng hơi nhân tạo để bạn có thể thấy một vài khối đá sụt từ trần hang động xuống lớn đến cỡ nào. Những toà nhà nhiều tầng bị rơi xuống. Thật không thể tin nỗi những khối đá có kích thước lớn đến vậy.






[1] 1 pound tương đương với 0.454 kg.


[2] 1 dặm tương đương với 1.609 m.
(Còn nữa)
Một độc giả ở GIZ gửi bản dịch cho Cu Làng Cát
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét