Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2012

TỰ HÀO LÀ QUÊ HƯƠNG DI SẢN THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI PHONG NHA - KẺ BÀNG

Thuyết trình của nhiếp ảnh gia lừng danh Carsten Peter khi đặt chân đến hang động lớn nhất thế giới Sơn Đoòng (Tiếp theo)


Những khối thạch nhũ cạnh người đang đứng có thể hình dung giúp bạn chúng lớn đến cỡ nào. Đó là điều rất rất khác thường mà tôi chưa từng nhìn thấy trước đó. Hiện tượng này được gọi là Phytokarst (hang động do thực vật).


Chúng là những vi sinh vật thích hút calcite để sinh trưởng, một số loài giống như đá có thể sinh trưởng, chúng phát triển về phía có ánh sáng. Vi sinh vật tự xây cho chúng những toà lâu đài riêng trong những vỏ cứng có đá và đá sinh trưởng về phía ánh sáng, quả là điều hết sức kỳ diệu.

Cửa trời trong Sơn Đoòng. Ảnh: National geographic


Trong hố sụt thứ nhất, có ánh sáng mờ và bạn có thể thấy kích thước của khối đá này. Nó quả là rất lớn. Bạn cũng sẽ thấy có một cánh rừng nhỏ ở phía trên và có nhiều cây dây leo, một số chúng trông giống như những dạng cây hoá thạch, rũ xuống … đó cũng là một dạng phytokarst ... Ở đây có nhiều thực vật. Đó là một nơi mà chúng tôi đặt tên là “Watch out for Dinosaurs” (Coi chừng có Khủng long). Tôi tưởng tượng nếu có ai đó canh chừng hai bên rìa … và rống lên, bạn sẽ nghe thấy những âm thanh kinh khủng trong hang động này.

Một góc Sơn Đoòng. Ảnh: National geographic


Và ở đây bạn sẽ gặp lại loại đá hình thành xung quanh các loài thực vật và loài thực vật này hoàn toàn thích nghi với môi trường sống đó. Đó là đá .. chẻ vào thân cây. Đối với tôi điều này thật kỳ diệu. Tôi yêu thích tìm hiểu đặc điểm sinh học nằm sau sự phát triển kỳ lạ này.



Ở đây bạn thấy khối thạch nhũ khổng lồ nằm ở giữa; nó cao khoảng 200 feet[1] và được tạo nên bởi các vi sinh vật này. Vào mùa mưa, ở đây có thác nước hoặc nếu trời mưa nước chảy xuống bạn sẽ thấy sự tăng trưởng của thực vật ở đây ảnh hưởng đến đá và thực vật phát triển thành dạng những cái cánh, ngón tay vươn dài đến phía ánh sáng, chúng không giống sự hình thành thông thường của đá. Điều này thật kỳ diệu. Mỗi khi có nước chảy qua, thực vật lại tiếp nhận calcite và phát triển và sinh trưởng về phía ánh sáng. Chúng có kiến tạo hết sức kỳ lạ.

Đường xuống rừng trong hang. Ảnh: National geographic


Đó là khi bạn nhìn từ phía trên. Bây giờ bạn nhìn xuống phòng hang rộng lớn. Nó cao khoảng 300 feet. Kích thước này là ngoại lệ và để chụp được những bức ảnh đẹp, việc chiếu sáng quả la một thử thách. Hang động này có phòng hang ở phía trước và có một ban công kỳ lạ ở giếng hang. Những mảng kiến tạo này dài khoảng 6m/18feet đến 20 feet trong phòng hang. Đây là một loại đá đang sinh trưởng và tất cả các hiện tượng này là do hiện tượng tạo hang động do thực vật (phytokarst). 



Và tiếp đến chúng tôi chứng kiến một cơn sấm, tiếng ầm ầm, tiếng vọng lại. Bất thình lình bạn nghe thấy tiếng nước bắn, ầm ầm giống như tiếng nước chảy qua những ống nước lớn. Mọi âm thanh ở đây làm bạn có cảm giác đang ở một nơi khác. Dòng nước chảy ra như thác đổ và tôi phản ứng thật nhanh để ghi lại hình ảnh … không biết là trong bao lâu. Tuyệt thật.

Hang Én đường dẫn đến Sơn Đoòng.
Ảnh:National geographic


Thông thường âm thanh như thế sẽ làm bạn hoảng sợ, nhất là khi bạn đang ở trong hang động có nước chảy vào. Nó có thể khá nguy hiểm. Nhưng hang động này thật sự lớn đến nỗi mà bạn không cần phải lo sợ rằng nước sẽ không chảy đến chỗ bạn hoặc bạn có thể chết đuối. Đây không phải là vấn đề. Bạn có thể tưởng tượng tiếng ồn do nước chảy; điều đó làm chúng tôi gặp khó khăn trong nói chuyện, trao đổi thông tin với nhau nhất là hướng dẫn những điều cần làm để chiếu sáng, giúp tôi chụp được những bức ảnh đẹp. Bạn thực sự cần phản ứng nhanh nhạy.

Giữa kỳ quan thế giới, chén thánh của khoa học địa mạo.
Ảnh: National geographic


Và đây là cách tôi xử lý ánh sáng. Tôi muốn chỉ cho các bạn một số cách chiếu sáng khác nhau sẽ cho thấy sự khác nhau của hiện tượng phytokarst rộng lớn ở đây. Chúng tôi để ánh sáng cả bên dưới và trên mặt nước một cách cân xứng trong một ngày sương mù bao phủ như thường lệ … quả là khó để chụp được bức ảnh đẹp. Nếu bạn so sánh mối liên quan giữa đỉnh của khối thạch nhũ ở đây so với kích thước người đang đứng ở bên dưới bạn có thể hình dung nó to lớn đến như thế nào.







Thật luôn khó tin để công nhận kích thước rộng lớn này. Chúng tôi đi về phía lối hang động đó, tới địa điểm tiếp theo của hố sụt nơi chúng tôi gọi là “Vườn Địa đàng”. Ở đây chúng tôi thấy một cách hình thành phytokarst trong môi trường có ánh sáng yếu, rong rêu và mọi vật trông càng kỳ lạ khi chúng càng vươn mình về phía ánh sáng trong hố sụt này. Ở đây chúng tôi gặp lại một số vi sinh vật sinh trưởng về phía có ánh sáng. Và đây chúng ta thấy khu vực trắng nhờ nhờ. Đây là nơi các vi sinh vật sinh trưởng về phía ánh sáng, nơi nhận sự quang hợp. Đó là ánh sáng tự nhiên. Nếu tôi chiếu sáng ở đây bạn có thể nhìn thấy chất diệp lục và khu vực tiếp nhận sự quang hợp. 
Chuyên gia địa chất tìm kiếm nguyên nhân có Sơn Đoòng.
Ảnh: National geographic


Chi tiết này làm ta liên tưởng đến bề mặt của Sao Hoả. Nó giống như có thêm một có thêm một hành tinh vậy. Đó là nơi có ánh sáng tự nhiên nhưng nếu tôi chiếu trực tiếp ánh sáng nhân tạo vào bạn sẽ thấy sự hình thành karst nơi đây thật kỳ lạ. Tôi rất muốn khám phá ra sự kiến tạo này. Tôi chưa bao giờ thấy, nghe đến hiện tượng tương tự như thế này từ trước  đến nay và đây bạn tình cờ thấy nó… Đó là thân đá cứng có một ít cây dương xỉ mọc trên đỉnh đá, nó như đang tăng trưởng trên bề mặt đường. Mọi thứ đều là đá, không có màu xanh. Nó trong giống hiện tượng hoá thạch, thực sự giống như kỷ Jura nhưng nó lại có màu xanh trên đỉnh, nó không bị hoá đá mà là sự sống và sống rất hoang dã, rất sống động ở đây.   

Bàn luận về đường đứt gãy.
Ảnh: National geographic


Điều đó là mối liên quan đến Nettle. Một Utica – một loại hiện tượng lạ bởi nó không giống bất kỳ chỗ nào khác trên thế giới. Tiếp đó bạn sẽ thấy cộng đồng thực vật của hiện tượng phytokarst. Tất cả đều có màu sắc khác nhau, màu xanh với chút màu đỏ điểm xuyết, tất cả đều liên quan đến những vi sinh vật khác nhau. Thật sự sẽ rất thú vị để tiến hành nghiên cứu về sinh vật ở đây để xác định được loài vi sinh vật nào. Có thể chúng sẽ rất thú vị đối với khoa học, có thể chúng chỉ là những loài thích nghi với môi trường để tiếp nhận được ánh sáng để sinh trưởng … Quả là thú vị nếu được khám phá thêm ở đây.
Howard Limbert người đầu tiên tuyên bố Sơn Đoong lớn nhất thế giới
Ảnh: National geographic


Và đây là Vườn địa đàng. Hang động này có một khu rừng ở trong nó. Thật không thể tin được và chúng ta có khối phytokarst lớn đến như thế, những khối thạch nhũ ở phía trước, sau đó là rừng rậm … nó thật sự kỳ lạ. Chúng tôi có một chuyên gia thực vật học trong đoàn. Anh tìm kiếm những loài cây có thể là loài mới, nhưng anh không thể tìm ra loài mới nào. Ở đây mỗi cây đều là một loài được phát triển theo một cách khác vì thế anh nghiên cứu điều này … đặc biệt là cây ở đây có thân rất mảnh, chúng không tiếp cận được với nhiều ánh sáng như những loài cây ở trên mặt đất. Chúng cao khoảng 100 feet, nhưng có thân rất mảnh và gầy. Đây quả là một môi trường sống thú vị, một sự khác biệt …  được gọi là sự tạo hình. Đây không phải là sự di truyền mà đó chỉ là hiện tượng cây cối được hình thành theo một cách khác.

Nhà sinh học đến từ nửa bán cầu để tìm kiếm loài mới.
Ảnh: National geographic


Một số loài cây có quả nhỏ. Bạn có thể trông thấy hoa nữa. Đây quả là một trải nghiệm vĩ đại, được chứng kiến những điều kỳ thú sinh trưởng trong hố sụt này.

Ban đêm chúng tôi nghe nhiều tiếng động kỳ lạ, tiếng vỗ cánh của những chú chim và tiếng dội lại rấ lớn từ nhiều phía. Chúng tôi không thể tượng tượng được đó là tiếng gì. Bạn có thể tưởng tượng ra đó là loài Pterodactyl - một loài cú nhưng chúng tôi không bao giờ thấy chúng cả mà chỉ nghe tiếng động.

Đây quả là một môi trường sống kỳ lạ.



Đối với tôi, đây quả là điều thực sự khó tin để chứng kiến.

Hiện tượng ở lối thông của hang động này quả là khác thường. Ở đây có ánh nắng mặt trời chiếu xuống. Ở đây khá ẩm và có mây bay lên. Khi bạn ở đây bạn sẽ có cảm giác như được leo lên bầu trời, leo lên Thiên đường và bạn đang ở giữa những đám mây. Với tôi, điều đó thực sự rất rất đặc biệt và tuyệt vời. Tôi cứ như đang đứng ở giữa Thiên đường được giữ lại trong hang động này và điều đó thực sự khác thường. Tôi chỉ biết tận hưởng niềm vui này.

Thảo nguyên trong kỳ quan Sơn Đoòng


Và đây là cảnh sau chuyến đi. Mọi người đều tả tơi và có cảm giác hoàn thành công việc. Những người dân địa phương là những ngôi sao thực sự cho chuyến thám hiểm của chúng tôi. Họ là những người bạn mang vác tuyệt vời và nếu không có họ thì việc thám hiểm không thể thực hiện được. Tôi muốn gửi đến họ những lời cảm ơn lớn lao, cảm ơn kênh truyền hình National Geographic, cảm ơn Hội Thám hiểm hang động Hoàng gia Anh và tất cả các thành viên trong Đoàn thám hiểm. Cảm ơn các bạn đã chú ý theo dõi.

Hết
[1] 1 foot (số nhiều: feet) bằng 30.48cm.
Một độc giả từ GIZ gửi cho Cu Làng Cát
http://culangcat.blogspot.com/2012/04/thuyet-trinh-cua-nhiep-anh-gia-lung_29.html#more

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét