Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2012

Chương trình: Quảng Bình vẫy gọi
 Nhân vật: Nguyễn Xuân Liên

Phát sóng: 25/4/2004

Việc làm độc đáo của ông Nguyễn Xuân Liên được đưa lên sóng là rất đáng hoan nghênh. Lúc đầu ông Liên xây dựng Bảo tàng là xuất phát từ tấm lòng của mình với 1 vùng đất đã để lại những kỷ niệm 1 thời bi tráng, chứ không nghĩ làm để câu khách. Việc tái hiện khung cảnh 1 thời, nơi phát tích con đường Hồ Chí Minh lịch sử là không đơn giản.

Nhờ sự giúp đỡ của dân, của bạn bè... mà công trình ấy thể hiện được quá khứ hào hùng, có sức sống mãi trong dân. Nhờ đó các em học sinh thấy được công lao to lớn của ông cha ta trong kháng chiến. Qua trả lời các câu hỏi, người xem thấy được ông Liên là 1 người thành thật- thật với đời và thật với chính mình- con người như vậy thật đáng tôn vinh. Cảnh tái hiện lại cuộc gặp ông Tống Trần Độ khá xúc động, những hiện vật cụ thể đủ để người xem bồi hồi nghĩ về chuỗi ngày gian khổ. Việc làm sống lại được quá khứ trong hiện tại và cả trong tương lai là điều cần và rất nên làm. Ông Liên hẳn rất hạnh phúc khi hoài bão của mình thành sự thật và Người đương thời đã nhân niềm hạnh phúc ấy lớn lên nhiều lần, không chỉ cho ông Liên mà cho cả lớp trẻ sau này.





Ghi hình ở Vực Quành


Ghi hình ở trường quay VTV


Ghi hình ở trường quay VTV


 http://nguoiduongthoi.com.vn/Desktop.aspx/Cua-Hoi-Dong/Cua_Hoi_dong_Co_van/Chuong-Trinh-Quang-Binh-Vaygoi/



Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2012

NỎ BIẾT BÁO MÔ ĐÚNG ???

Dấu ấn hội chợ

Cập nhật lúc 07:52, Thứ Hai, 25/06/2012 (GMT+7)
(QBĐT) - Trong khuôn khổ các hoạt động hưởng ứng năm du lịch quốc gia khu vực Bắc Trung bộ-Huế và tháng du lịch Quảng Bình năm 2012, trong các ngày từ 15 đến 20-6, tại thành phố Đồng Hới đã diễn ra hội chợ thương mại-du lịch quốc tế 3 nước Việt Nam-Lào-Thái Lan. Không chỉ thu hút đông đảo người dân trên địa bàn và du khách đến tham quan mua sắm, hội chợ còn là cơ hội tốt để các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước trao đổi, hợp tác đầu tư trên nhiều lĩnh vực: thương mại, dịch vụ và công nghiệp.   
Theo ông Đinh Minh Chất, Phó Giám đốc Sở Công thương thì hội chợ thương mại-du lịch quốc tế Việt Nam-Lào-Thái Lan năm 2012 là hội chợ có quy mô lớn nhất từ trước đến nay được tổ chức tại Quảng Bình với mục đích chung là quảng bá và giới thiệu sản phẩm, thông qua đó để các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế có thể trao đổi kinh nghiệm, tìm kiếm cơ hội kinh doanh, hợp tác đầu tư và mở rộng thị trường.
Tham gia hội chợ lần này có 380 gian hàng được bố trí trên tổng diện tích 10.000m2 của 268 doanh nghiệp và tổ chức kinh tế trong, ngoài nước; trong đó có 40 gian hàng đến từ các tỉnh: Khăm Muộn, Savannakhet và Bolykhămxay (nước CHDCND Lào), Sakon Nakhom, Mukdhan và Bưng Càn (Vương quốc Thái Lan). Hội chợ đã trưng bày và giới thiệu những sản phẩm hàng hóa mới, phong phú, đa dạng, phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân và trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: sản phẩm thức ăn, đồ uống, dệt may, đồ gia dụng, điện tử, điện lạnh, sản phẩm gỗ, mộc mỹ nghệ, thời trang, dịch vụ giải trí, ẩm thực, cây cảnh... Song song với các hoạt động trưng bày và mua bán sản phẩm hàng hóa, hội chợ còn tổ chức các cuộc hội thoại, chương trình tư vấn, hoạt động văn hóa văn nghệ phục vụ khách tham quan.
Gian hàng trưng bày sản phẩm cốm thuốc nam của một doanh nghiệp đến từ tỉnh Bưng Càn (Thái Lan) luôn thu hút đông đảo khách hàng.
Gian hàng trưng bày sản phẩm cốm thuốc nam của một doanh nghiệp đến từ tỉnh Bưng Càn (Thái Lan) luôn thu hút đông đảo khách hàng.
Ngay sau lễ khai mạc hội chợ được tổ chức vào tối 15-6, dẫu thời tiết không mấy thuận lợi do có mưa, nhưng hội chợ vẫn thu hút hàng ngàn người dân và du khách đến Đồng Hới trong dịp này đến tham quan, mua sắm. Một điều đáng ghi nhận là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước tham gia hội chợ lần này đều có băng rôn treo trước các gian hàng ghi rõ tên đơn vị, địa chỉ và trưng bày các sản phẩm mang thương hiệu của mình nhằm giúp khách tham quan mua sắm yên tâm với  nguồn gốc và chất lượng sản phẩm hàng hóa.
Ông Đỗ Đức Tú, Giám đốc bán hàng Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Tân Trường Sơn (thành phố Hà Nội) cho biết: Đây là lần đầu tiên doanh nghiệp đưa các sản phẩm đến giới thiệu và quảng bá tại hội chợ. Sau những ngày tham gia hội chợ, doanh nghiệp vừa có cơ hội quảng bá thương hiệu sản phẩm của mình, vừa tìm được đối tác kinh doanh để tiến tới có những định hướng mới về phát triển kinh tế, đẩy mạnh hơn nữa sự hội nhập về hoạt động thương mại và dịch vụ du lịch với cả nước, đặc biệt là các tỉnh trong khu vực miền Trung và các tỉnh của nước bạn Lào và Thái Lan.
Còn bà Thôông Lang, đến từ một cơ sở sản xuất cốm thuốc nam truyền thống của tỉnh Bưng Càn (Thái Lan) thì bộc bạch: Tôi rất vui vì được tạo mọi điều kiện thuận lợi để đến thành phố Đồng Hới tham gia hội chợ lần này. Sản phẩm cốm thuốc nam mà chúng tôi giới thiệu tại hội chợ được người dân Quảng Bình và du khách đến hội chợ rất ưa thích và mua với số lượng rất lớn. Tôi không ngờ sản phẩm của chúng tôi lại được người dân Đồng Hới nói riêng và Việt Nam nói chung ưa chuộng đến như vậy. Hội chợ là cơ hội tốt để các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế 3 nước Việt Nam-Lào-Thái Lan trao đổi kinh nghiệm, quảng bá và giới thiệu sản phẩm nhằm tiến tới hội nhập cùng phát triển.
Trả lời câu hỏi của chúng tôi về cảm nhận khi đến tham quan hội chợ lần này, chị Nguyễn Ngọc Hương tâm sự: Tôi rất ngạc nhiên vì hội chợ lần này có quy mô lớn và có nhiều sản phẩm hàng hóa đến như vậy. Những lần hội chợ trước, tôi thường chủ yếu đi tham quan, nhưng lần này mua được rất nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu của cuộc sống hàng ngày. Còn anh Trần Văn Hùng, 39 tuổi thì cho biết: Tôi thích nhất là các sản phẩm mộc mỹ nghệ của doanh nghiệp đến từ nước bạn Lào. Không những có tính thẩm mỹ cao, các sản phẩm ở đây còn có giá cả hợp với túi tiền của mọi đối tượng người dân.
Để góp phần tạo nên dấu ấn của hội chợ thương mại-du lịch quốc tế Việt Nam-Lào-Thái Lan năm 2012, thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của Bộ Công thương, UBND tỉnh, Sở Công thương đã giao cho Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh phối hợp với Công ty cổ phần Bắc Hà miền Trung chuẩn bị chu đáo mọi điều kiện từ bố trí địa điểm, trang trí, quảng bá đến việc lựa chọn các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tham gia hội chợ.
Trong các ngày diễn ra hội chợ, công tác tổ chức, quản lý các gian hàng và những hoạt động khác được phối hợp thực hiện một cách chặt chẽ. Nhờ vậy, hội chợ được tổ chức thành công tốt đẹp, mang đến sự hài lòng cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong, ngoài nước và cả du khách đến tham quan mua sắm.
Hội chợ thương mại-du lịch quốc tế Việt Nam-Lào-Thái Lan năm 2012 đã góp phần khẳng định thêm những bước đi quan trọng trong việc tăng cường tình đoàn kết hữu nghị, hợp tác chặt chẽ và hội nhập cùng phát triển kinh tế, văn hóa xã hội giữa tỉnh Quảng Bình với các tỉnh, thành phố trong cả nước và các tỉnh nước bạn Lào, Thái Lan.
Đây còn là dịp để thành phố Đồng Hới và tỉnh Quảng Bình giới thiệu, quảng bá với du khách và bạn bè quốc tế những tiềm năng, lợi thế về du lịch sinh thái, những khám phá mới về vương quốc hang động và những nét văn hóa đặc sắc của địa phương; đồng thời kêu gọi, thu hút các nhà đầu tư đến với Quảng Bình thông qua các hoạt động xuyên suốt được tổ chức trong tháng 6, tháng du lịch Quảng Bình năm 2012.
  Hiền Chi
http://baoquangbinh.vn/kinh-te/201206/dau-an-hoi-cho-2100249/



Hội chợ: Nơi thanh lý hàng tồn?

(Dân trí) - Rất nhiều sản phẩm "đại hạ giá" từ 50 - 70% được bày bán la liệt tại Hội chợ thương mại quốc tế Việt Nam - Lào – Thái Lan khiến nhiều người đặt câu hỏi: Liệu đây có phải là cơ hội thanh lý hàng tồn của thương nhân?!

Được tổ chức tại Quảng Bình từ ngày 15/6 – 20/6, Hội chợ thương mại quốc tế Việt Nam - Lào – Thái Lan là hội chợ quốc tế quy mô lớn nhất từ trước đến nay tại Quảng Bình với sự tham gia của 268 doanh nghiệp trong và ngoài nước, trong đó, có 19 gian hàng của ba tỉnh Khăm Muộn, Savannakhet, Bolykhamxay (Lào); 21 gian hàng của ba tỉnh Sakon Nakhon, Mucdahan, Bưng Càn (Thái Lan).
Đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp các nước hợp tác đầu tư, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa, đẩy mạnh hơn nữa hội nhập thương mại.
Áo sơ mi cao cấp giảm xuống còn 50 ngàn/chiếc
Áo sơ mi cao cấp giảm xuống còn 50 ngàn/chiếc

Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV Dân trí, Hội chợ này lại đầy rẫy các gian hàng “đại hạ giá” với mức giảm từ 50 - 70% khiến người tiêu dùng tỏ ra nghi ngờ về chất lượng, xuất xứ của sản phẩm?.
Khi hội chợ thương mại biến thành nơi để xả hàng thanh lý
Khi hội chợ thương mại biến thành nơi để "xả" hàng thanh lý

Những mặt hàng giảm giá mạnh nhất là các loại hàng tiêu dùng thiết yếu như quần áo, giày dép, các loại thực phẩm phục vụ nhu cầu ăn uống, sinh hoạt…và những đồ gia dụng như nồi, xoong chảo, chăn màn.
Dạo qua một vòng hội chợ, không khó để có thể mua được những mặt hàng tiêu dùng như quần áo, dày dép…với mức giá bất ngờ từ 100 – 150 nghìn đồng/sản phẩm, tức là đã giảm đến hơn 50% giá sản phẩm.
Hầu hết người dân tập trung rất đông để xem và mua các sản phẩm quần áo. Một chiếc áo sơ mi có thương hiệu, giá bình thường trên 300 nghìn đồng thì nay đã được giảm xuống từ 200 – 250 nghìn, có hiệu chỉ cần 100 nghìn đã mua được 3 chiếc áo, tức mỗi chiếc chỉ tầm 35 nghìn đồng. Các loại áo thun, cộc tay chỉ có giá từ 40 – 80 nghìn đồng/chiếc.
Đại hạ giá đến mức kinh ngạc
"Đại hạ giá" đến mức "kinh ngạc"

Chỉ với 50 -120 nghìn đồng là người mua đã có thể lựa chọn cho mình 1 đôi dép ưng ý với kiểu loại bắt mẳt. Tương tự, nếu thực tế một đôi giày bên ngoài có giá từ 300 – 400 nghìn thì tại hội chợ cỏn rẻ hơn nhiều chỉ từ 250 – 320 nghìn đồng.
Chị Nguyễn Thị Thu, chủ hiệu quần áo ở Quảng Nam cho biết: Việc giảm giá nhằm để thu hút người mua hàng, dù chỉ lời chút ít nhưng nếu bán với số lượng nhiều thì cũng đỡ hơn.
“Thời trang dành cho các bạn trẻ vẫn thu hút nhiều khách mua hơn, vì chỉ giảm giá một chút so với giá gốc thì lúc nào hàng hoá sẽ bán chạy hơn. Những người có thu nhập bình thường họ cũng dễ chọn và dễ mua hơn”, anh Nguyễn Hưng, chủ cửa hàng giày dép cho biết.
 
Hội chợ thương mại Việt Nam - Lào - Thái Lan:
Hội chợ thương mại Việt Nam - Lào - Thái Lan: Ở đây cái gì cũng rẽ...
 
Tuy nhiên, việc giảm giá đến mức “kinh ngạc” tại Hội chợ thương mại Việt Nam – Lào – Thái Lan đã khiến người mua tỏ ra lo lắng về chất lượng sản phẩm?. Nhất là trong hội chợ Thương mại với sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài.
 
Chị Oanh, một cán bộ công chức, chia sẻ: “Nghe tổ chức hội chợ tôi cũng dẫn chồng con đi xem, tuy nhiên thấy quầy nào cũng treo biển hạ giá, đại hạ giá và chỉ toàn là hàng trong nước. Tôi đồng ý việc giảm giá sẽ khuyến khích người mua nhưng giảm ở mức độ sao cho vừa phải, hợp lý cho người tiêu dùng, tránh để các doanh nghiệp nước ngoài đánh giá không tốt về các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá hay là dịp để các doanh nghiệp thanh lý hàng tồn kho, hàng hết hạn sử dụng”.

Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

ANH NGHỊ ĐÃ TUYÊN BỐ

ANH NGHỊ ĐÃ TUYÊN BỐ
16:04 21 thg 6 2012Công khai0 Lượt xem 0

Người phát ngôn nói về việc thông qua Luật Biển Việt Nam


22:40 21/06/2012
Ngày 21/6/2012, Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã có tuyên bố về việc Quốc hội thông qua Luật Biển Việt Nam.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị nói: "Ngày 21/6/2012, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Biển Việt Nam. Đây là một hoạt động lập pháp bình thường nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý của Việt Nam, phục vụ cho việc sử dụng, quản lý, bảo vệ các vùng biển, đảo và phát triển kinh tế biển của Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập quốc tế và tăng cường hợp tác với các nước, vì hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới.
Đáng tiếc là Trung Quốc đã có những chỉ trích vô lý đối với việc làm chính đáng của Việt Nam. Nghiêm trọng hơn là Trung Quốc đã phê chuẩn thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” với phạm vi quản lý bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Việt Nam kiên quyết bác bỏ sự chỉ trích vô lý của phía Trung Quốc; đồng thời phản đối mạnh mẽ việc Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”.
Cần khẳng định lại rằng Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc Luật Biển Việt Nam đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là sự tiếp nối một số quy định trong các luật đã có trước đây của Việt Nam. Đây không phải là vấn đề gì mới và không ảnh hưởng đến quá trình tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài cho các tranh chấp ở Biển Đông.
Việt Nam trước sau như một chủ trương giải quyết các bất đồng, tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với Trung Quốc, sẵn sàng cùng Trung Quốc thúc đẩy mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện theo phương châm “16 chữ” và tinh thần “4 tốt” vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực và trên thế giới".

CHÀO MỪNG LUẬT BIỂN VIỆT NAM ĐÃ ĐƯỢC QUỐC HỘI BIỂU QUYẾT THÔNG QUA VỚI ĐA SỐ TUYỆT ĐỐI !

CHÀO MỪNG LUẬT BIỂN VIỆT NAM ĐÃ ĐƯỢC QUỐC HỘI BIỂU QUYẾT THÔNG QUA VỚI ĐA SỐ TUYỆT ĐỐI !
15:06 21 thg 6 2012Công khai0 Lượt xem 0

Quốc hội thông qua luật Biển Việt Nam
Cập nhật lúc 17:51, Thứ năm, 21/06/2012 (GMT+7)

Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý.  
NDĐT – Luật Biển Việt Nam đã được 495/496 đại biểu Quốc hội nhất trí thông qua. Đây là luật có tỷ lệ số đại biểu tán thành cao nhất trong số năm dự thảo luật và nghị quyết được Quốc hội biểu quyết sáng 21-6.

Thể hiện chủ quyền của Việt Nam về biển
Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý cho biết, ngày 15-6, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về dự án Luật biển Việt Nam. Các đại biểu Quốc hội đều nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật này, đồng thời đóng góp thêm ý kiến về một số vấn đề cụ thể. Nhiều ý kiến bổ sung của đại biểu đã làm tăng thêm tính mạnh mẽ của các điều luật nhằm khẳng định chủ quyền của Việt Nam với vùng biển.
Một số đại biểu đề nghị bổ sung cụm từ "toàn vẹn và đầy đủ" khi quy định về chủ quyền của Việt Nam đối với lãnh hải, vùng trời, vùng nước và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển (khoản 1 Điều 12).
Tiếp thu ý kiến này, khoản 1 điều 12 đã thể hiện như sau: "Nhà nước thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải và vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982." Điều này cũng phù hợp với tinh thần Tuyên bố của Chính phủ về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam năm 1977”.
Nhiều đại biểu đề nghị quy định rõ về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngay tại Điều 1 của dự thảo Luật. Có ý kiến đề nghị cần quy định trong Luật này vị trí địa lý của các đảo, quần đảo. Ủy ban thường vụ Quốc hội nhận thấy, vị trí của các đảo, quần đảo đã được thể hiện trên hải đồ của Việt Nam và được sử dụng chính thức trong các hoạt động quản lý biển, đảo, quy hoạch phát triển kinh tế biển, an toàn hàng hải... Vì vậy, khoản 3 Điều 20 đã được bổ sung như sau: "Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các đảo, quần đảo được xác định theo quy định tại các điều 9, 11, 13, 15 và 17 của Luật này và được thể hiện bằng hải đồ, bản kê tọa độ địa lý do Chính phủ công bố".
Các đại biểu tán thành với quy định của dự thảo Luật về việc công nhận đường cơ sở đã được Chính phủ công bố năm 1982. Đồng thời đề nghị, ở những nơi chưa có đường cơ sở cần giao Chính phủ xác định và công bố sau khi được sự đồng ý của Quốc hội.
Ủy ban thường vụ Quốc hội nhận thấy, đường cơ sở là căn cứ quan trọng cho việc xác định ranh giới tiếp theo của lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và kể cả thềm lục địa. Nội dung này liên quan trực tiếp đến chủ quyền đối với biên giới, lãnh thổ quốc gia thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội. Vì vậy, việc Quốc hội phê chuẩn hoặc giao Ủy ban thường vụ Quốc hội, là cơ quan thường trực của Quốc hội, hoạt động thường xuyên giữa hai kỳ họp Quốc hội, thực hiện việc phê chuẩn đường cơ sở do Chính phủ xác định đối với những nơi chưa có đường cơ sở trước khi Chính phủ công bố là phù hợp với các quy định của Hiến pháp và pháp luật hiện hành.
Luật phải dựa trên Công ước về Luật biển
Dựa trên Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển, nhiều đại biểu đề nghị sử dụng thuật ngữ "tranh chấp" thay cho "bất đồng" trong điều 4 về nguyên tắc quản lý và bảo vệ biển. Ủy ban thường vụ Quốc hội đã tiếp thu và thay cụm từ "giải quyết các bất đồng" bằng "giải quyết các tranh chấp" tại khoản 3 điều 4.
Tuy nhiên, cũng có một số đề nghị của các đại biểu không được tiếp thu vì liên quan các quy định chung trong Công ước này.
Cụ thể, về vấn đề tàu quân sự nước ngoài đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam (tại khoản 2 điều 12). Có ý kiến đề nghị quy định tàu quân sự nước ngoài phải xin phép cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước khi thực hiện quyền đi qua không gây hại. Một số ý kiến khác đề nghị cần quy định cụ thể về thời hạn báo trước hoặc giao Chính phủ quy định cụ thể về vấn đề này.
Ủy ban thường vụ Quốc hội nhận thấy, theo quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển, tàu thuyền của tất cả các quốc gia, có biển hay không có biển, đều được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải. Quốc gia ven biển không được cản trở việc đi qua không gây hại của các tàu thuyền nước ngoài, bao gồm cả tàu quân sự, trong lãnh hải của mình, ngoài những trường hợp mà Công ước đã quy định. Hiện tại, các quốc gia trên thế giới quy định về việc đi qua không gây hại của tàu thuyền trong lãnh hải theo nhiều cách khác nhau.
Do đó, khoản 2 điều 12 của Luật Biển Việt Nam được thông qua sáng nay được đưa theo như phương án 1, tức là quy định tàu quân sự nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam thì thông báo trước cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Mục đích của việc thông báo chủ yếu là nhằm bảo đảm an toàn hàng hải cho tàu thuyền di chuyển trong lãnh hải Việt Nam và cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trong việc quản lý, theo dõi các vùng biển của ta. Quy định việc thông báo trước cũng đã được một số quốc gia khác áp dụng.
Tuy nhiên, điều khoản này không quy định cụ thể về thời hạn thông báo như ý kiến đại biểu đề nghị, vì dễ gây hiểu lầm là Việt Nam đặt thêm điều kiện hạn chế việc thực hiện quyền đi qua không gây hại của tàu quân sự nước ngoài, trái với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển.
Biển được quản lý theo cơ chế đa ngành
Về quản lý nhà nước về biển (điều 7), có ý kiến đại biểu đề nghị Luật cần quy định một cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về biển và kinh tế biển làm đầu mối giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước trong lĩnh vực này.
Nhưng do đây là một lĩnh vực tổng hợp, đa ngành, vừa thực hiện bảo đảm an ninh, quốc phòng, chủ quyền quốc gia, vừa liên quan đến phát triển kinh tế; các nội dung quản lý nhà nước về biển và kinh tế biển hiện đang thuộc phạm vi chức năng của nhiều bộ, ngành khác nhau. Nên điều luật này đã được giữ nguyên và quy định trách nhiệm quản lý thống nhất, điều hành chung trong lĩnh vực này là của Chính phủ mà không chỉ cụ thể bộ, ngành nào, nhằm bảo đảm sự điều hành linh hoạt của Chính phủ trong trường hợp có thay đổi đối với yêu cầu quản lý nhà nước về biển và kinh tế biển trong từng thời kỳ cũng như khi có điều chỉnh về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức các bộ, cơ quan ngang bộ.
Trên thực tế, đa phần các quốc gia có biển cũng tổ chức việc quản lý các vấn đề liên quan đến biển theo cơ chế đa ngành.

Những nội dung chính của Luật Biển Việt Nam
Luật Biển Việt Nam gồm có bảy chương, 55 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2013.
Chương 1 gồm các quy định chung về phạm vi điều chỉnh, định nghĩa.
Chương 2 quy định về vùng biển Việt Nam với các quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, đảo, quần đảo…
Chương 3 quy định về hoạt động trong vùng biển Việt Nam, trong đó có các quy định: đi qua không gây hại trong lãnh hải, tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải phục vụ cho việc đi qua không gây hại, vùng cấm và khu vực hạn chế hoạt động trong lãnh hải, tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài đến Việt Nam, trách nhiệm của tàu quân sự và tàu thuyền công vụ của nước ngoài trong vùng biển Việt Nam, hoạt động của tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác của nước ngoài trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam, quyền tài phán hình sự và dân sự đối với tàu thuyền nước ngoài, quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài…
Chương 4 của Luật Biển Việt Nam dành cho phát triển kinh tế biển, với các điều khoản về nguyên tắc phát triển kinh tế biển, các ngành kinh tế biển, quy hoạch phát triển kinh tế biển, xây dựng và phát triển kinh tế biển, khuyến khích, ưu đãi đầu tư phát triển kinh tế trên các đảo và hoạt động trên biển.
Chương 5 của Luật quy định về tuần tra, kiểm soát trên biển với các điều khoản về lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển, nhiệm vụ và phạm vi trách nhiệm tuần tra, kiểm soát trên biển, cờ, sắc phục và phù hiệu.
Luật Biển Việt Nam cũng dành một chương (chương 6) để quy định về xử lý vi phạm. Chương này bao gồm các điều khoản về dẫn giải và địa điểm xử lý vi phạm, biện pháp ngăn chặn, thông báo cho Bộ Ngoại giao và xử lý vi phạm.
Chương cuối cùng của luật Biển Việt Nam quy định về điều khoản thi hành.
VÂN - MINH 

http://www.nhandan.com.vn/cmlink/nhandandientu/thoisu/chinh-tri/su-kien/qu-c-h-i-thong-qua-lu-t-bi-n-vi-t-nam-1.354266

NHIỆT LIỆT HOAN NGHÊNH CÁC VỊ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI ĐÃ BIỂU QUYẾT THÔNG QUA LUẬT BIỂN VIỆT NAM.

NHIỆT LIỆT HOAN NGHÊNH CÁC VỊ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI ĐÃ BIỂU QUYẾT THÔNG QUA LUẬT BIỂN VIỆT NAM.
14:55 21 thg 6 2012Công khai0 Lượt xem 0



Theo Luật quốc tế, chủ quyền của một nước được căn cứ vào quá trình xác lập và thực thi chủ quyền cấp Nhà Nước. Ngày 21/6/2012, cả Việt Nam và Trung Quốc đều đã có những hành động và phát ngôn khẳng định chủ quyền của mình tại Biển Đông mà ...Trung Quốc gọi là Nam Hải.

Trang web Bộ Dân chính Trung Quốc đăng “Thông báo về việc Quốc vụ viện phê chuẩn thành lập thành phố cấp địa khu Tam Sa” chính quyền nhân dân thành phố Tam Sa sẽ đặt tại đảo Vĩnh Hưng (Tây Sa) tức đảo Phú Lâm – quần đảo Hoàng Sa (Việt Nam ).

Cũng trong ngày này, Quốc Hội Việt Nam đã chính thức thông qua Luật Biển với 495/496 đại biểu tham gia tán thành. Trong đó điều 1 của Luật này qui định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các đảo, quần đảo được xác định theo quy định tại các điều 9, 11, 13, 15 và 17 của luật này và được thể hiện bằng hải đồ, bản kê toạ độ địa lý do Chính phủ công bố. Ngay sau đó, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân đã triệu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Nguyễn Văn Thơ đến, đưa ra phản ứng nghiêm khắc về việc Quốc hội Việt Nam thông qua "Luật Biển Việt Nam" xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc.

Việt Nam khẳng định chủ quyền của mình với quá trình xác lập và thực thi chủ quyền liên tục trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đặc biệt là dưới triều Nguyễn mà tiêu biểu là hoạt động của đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải. Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa còn tồn tại đến ngày nay tại đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) nhằm tri ân những binh phu bỏ mạng trên biển là chứng cứ khó có thể chối cãi.


Hình ảnh: Theo Luật quốc tế, chủ quyền của một nước được căn cứ vào quá trình xác lập và thực thi chủ quyền cấp Nhà Nước. Ngày 21/6/2012, cả Việt Nam và Trung Quốc đều đã có những hành động và phát ngôn khẳng định chủ quyền của mình tại Biển Đông mà Trung Quốc gọi là Nam Hải.

Trang web Bộ Dân chính Trung Quốc đăng “Thông báo về việc Quốc vụ viện phê chuẩn thành lập thành phố cấp địa khu Tam Sa” chính quyền nhân dân thành phố Tam Sa sẽ đặt tại đảo Vĩnh Hưng (Tây Sa) tức đảo Phú Lâm – quần đảo Hoàng Sa (Việt Nam). 

Cũng trong ngày này, Quốc Hội Việt Nam đã chính thức thông qua Luật Biển với 495/496 đại biểu tham gia tán thành. Trong đó điều 1 của Luật này qui định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các đảo, quần đảo được xác định theo quy định tại các điều 9, 11, 13, 15 và 17 của luật này và được thể hiện bằng hải đồ, bản kê toạ độ địa lý do Chính phủ công bố. Ngay sau đó, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân đã triệu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Nguyễn Văn Thơ đến, đưa ra phản ứng nghiêm khắc về việc Quốc hội Việt Nam thông qua "Luật Biển Việt Nam" xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc.

Việt Nam khẳng định chủ quyền của mình với quá trình xác lập và thực thi chủ quyền liên tục trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đặc biệt là dưới triều Nguyễn mà tiêu biểu là hoạt động của đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải. Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa còn tồn tại đến ngày nay tại đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) nhằm tri ân những binh phu bỏ mạng trên biển là chứng cứ khó có thể chối cãi.

TRUNG KHUYỂN - NGHĨA KHUYỂN

TRUNG KHUYỂN - NGHĨA KHUYỂN
01:27 20 thg 6 2012Công khai1 Lượt xem 0

19/06/2012 - 14:58
Bức ảnh vô giá về cái chết của chú chó Hachiko
Bức ảnh chụp vào năm 1935 ngay sau cái chết của chú chó huyền thoại Hachiko đang được trưng bày tại một bảo tàng ở quận Shibuya, Tokyo.

Bức ảnh vô giá về cái chết của Hachiko
 
Hachiko còn được biết với cái tên Trung khuyển (chú chó trung thành).
 
Được chụp ngày 8-3-1935, bức hình được một người chủ của Hachiko là một phụ nữ ở quận Suginami trao tặng cho Bảo tàng Dân gian và Văn học Shibuya.

Theo một quan chức của bảo tàng, bức ảnh này sẽ là một kỷ vật vô giá gợi nhớ những ngày tháng Hachiko còn sống khi mà có rất ít hình ảnh và thông tin về chú chó huyền thoại này được lưu giữ.
 
Bức hình được tin là chụp trong phòng hành lý của nhà ga Shibuya. Trong đó, Hachiko nằm yên với đôi mắt nhắm nghiền, xung quanh là những nhân viên nhà ga và nhiều người khác đang chắp tay tỏ lòng khâm phục đối với chú chó trung thành.
 
Một nhân viên bảo tàng cho biết  Hachiko được tìm thấy ở gần bờ sông Shibuya sáng cùng ngày và được mang về nhà ga. Lúc đó Hachiko đã 11 tuổi.
 
Người phụ nữ ở Suginami đã nhận nuôi Hachiko vì cha bà là một nhân viên làm việc tại nhà ga trên nơi Hachiko thường xuyên lui tới. Bức ảnh quý giá mà bà chụp được đã được đăng tải trên báo chí Tokyo sau khi Hachiko chết. Bức ảnh hiếm có này dự kiến sẽ được trưng bày trước công chúng vào ngày 22-7 tới.
 
Câu chuyện về chú chó Hachiko cũng từng được dựng thành phim và thậm chí còn có một bức tượng đồng tương đương kích cỡ thật của Hachi đặt trước cửa nhà ga Shibuya.
 
Năm 1924, Hachiko được ông chủ Hidesaburo Ueno - giáo sư thuộc khoa nông nghiệp trường Đại học Tokyo đưa về nuôi. Trong suốt khoảng thời gian sau đó, chú và ông chủ đã trở thành những người bạn không thể tách rời. Mỗi buổi sáng, Hachiko theo chân chủ tới tận nhà ga Shibuya nơi ông lên tàu đến chỗ làm việc và chờ đón ông tại đó đến khi ông trở về vào cuối ngày. Những ngày hạnh phúc đó cứ tiếp diễn cho đến một hôm vào tháng 5 -1925, ông chủ đã đột ngột từ trần vì tai biến mạch máu não ngay tại nơi làm việc và vĩnh viễn không thể trở về nhà. Thế nhưng, người ta vẫn thấy Hachiko tới nhà ga để chờ đón người bạn thân thiết của mình suốt 9 năm sau đó cho đến khi chú chó trung thành trút hơi thở cuối cùng.
Theo Đỗ Quyên (NLĐO / Yomiuri Shimbun)

LÃNH ĐẠO MÀ ĂN UỐNG CHẲNG CÓ CAO LƯƠNG MỸ VỊ GÌ NHỞI ? NƯỚC NÀY NGHÈO ???

LÃNH ĐẠO MÀ ĂN UỐNG CHẲNG CÓ CAO LƯƠNG MỸ VỊ GÌ NHỞI ? NƯỚC NÀY NGHÈO ???
01:21 20 thg 6 2012Công khai1 Lượt xem 0

18/06/2012 - 13:58
Ăn như Tổng thống Mỹ
Không ít người từng thắc mắc, Tổng thống Mỹ có chế độ ăn uống như thế nào, có phải mọi món đồ nhà lãnh đạo này dùng chỉ do đầu bếp riêng chuẩn bị không.

Thực tế là người đứng đầu nước Mỹ Barack Obama cũng ăn uống giản dị như bao người khác trong những lần đi công tác. Cùng xem Tổng thống Mỹ thưởng thức các món ăn như thế nào ?
Tổng thống Mỹ ăn món sườn trong một chuyến thăm quán Kenny BBC vào bữa trưa tại Washington.
Ông chủ Nhà Trắng dùng trứng trong bữa sáng với 5 chủ doanh nhân cỡ nhỏ tại quán cà phê Rausch tại Guttenberg, Iowa.
Tổng thống Mỹ dùng bữa trưa tại cửa hàng xúc xích Rudy tại Toledo, Ohio.
Người đứng đầu nước Mỹ thưởng thức kem mát lạnh ở DeWitt Dairy Treats tại DeWitt, Iowa
Tổng thống Obama ăn tôm bắt ở địa phương trong cuộc gặp người dân đảo Grand, Louisiana
Tổng thống Mỹ tìm mua một chiếc sandwich trước khi chủ trì hội nghị bàn tròn với các lãnh đạo doanh nghiệp nhỏ tại quán bánh Grand Central ở Seattle.
Ngày 24/6/2010, Tổng thống Nga thời đó Dmitry Medvedev và Tổng thống Obama dùng bánh hamburger cho bữa trưa tại nhà hàng Ray's Hell tại Arlington, Virginia
Tổng thống Obama ăn quả xuân đào tại siêu thị Kroger ở Bristol, Virginia
Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Anh David Cameron ăn xúc xích khi xem vòng một giải bóng rổ NCAA tại trường đại học Dayton Arena ở Ohio
Tổng thống Obama và con gái Malia ăn kem cùng các bạn bè của gia đình bên ngoài đảo tuyết khi đi nghỉ giáng sinh tại Kailua, Hawaii.
Theo Hoài Linh (VNN / Reuters)

Thứ Hai, 11 tháng 6, 2012

TRAO ĐỔI CÒM VỚI BÁC DƯƠNG ĐỨC QUẢNG

Nhân chuyện tranh luận/cãi về tên của cụ bà Lê Hiền Đức, mình vào đọc entry này của bác Dương Đức Quảng
http://webwarper.net/ww/blog.yahoo.com/_VNVAPND2CV7Z3CTOQHBGCSYQIA/articles/329759/index

qua đấy mới biết bác Quảng đã từng ở Quảng Bình và theo bác thì đây cũng là xuất phát điểm cho sự nghiệp báo chí của bác, vì thế, mình có "còm" để cùng bác ôn cố tri tân. Cuộc "trao đổi còm" này được công khai ở phần comment của  entry trên. Mình mang về đây để kỷ niệm với một người Hà Nội cũng đã ở Quảng Bình thời máu lửa như mình.

Mời các bạn đọc nhé !

Xin trân trọng cảm ơn !

( Nghe như MC của VTV ấy nhỉ ? )
Trở về vùng đất lửa
    • Jun 11, 2012 2:42 AM
Đọc blog của bác mới biết bác đã từng ở Quảng Bình hồi chiến tranh phá hoại miền Bắc.
Tôi nhớ lại, hồi ấy tôi cũng có gặp bác ở Quảng Bình 2 lần :
Lần thứ nhất : có một phóng viên của Phân xã TTXVN tại Quảng Bình bị thương ở chân, phải chuyển ra Hà Nội bằng xe hồng thập tự (hồi ấy ở QB không gọi là xe cứu thương) của bệnh viện tỉnh từ Troóc, Phúc Trạch về do tài xế là anh Khanh lái. Hôm chúng tôi tới đón bệnh nhân, đêm tối, trời mưa rất to. Về tới Hà Nội, tôi nhớ : được mời vào chơi một gia đình, và ở đấy, lần đầu tiên được thấy/giới thiệu cái mô hình máy bay SU (dân dụng) của Liên Xô, vì trước đấy chỉ biết Liên Xô có TU, AN, MIG,...
Lần thứ hai : tôi đi cùng đoàn làm phim như bác đã kể từ Quảng Bình ra Hà Nội bằng xe tải, phục vụ chiến dịch VT 5 sau khi Mỹ ngừng ném bom miền Bắc (01/11/1968), lên xe ở trạm y tế phục vụ chiến dịch đóng ở Đại Trạch, Bố Trạch.
Thời chiến tranh, phóng viên TTXVN các bác được ưu ái lắm.
Chẳng biết bác còn nhớ không ?
Bác Dương Đức Quảng có hay trở lại Quảng Bình không bác ?
Thưa anh Trở về vùng đất lửa
Cám ơn anh đã gợi lại cho tôi những kỷ niệm thời chiến tranh ở Quảng Bình. Tôi có nhớ chuyện anh kể. Phân xã TTXVN ở Quảng Bình thời chiến tranh có hai đồng chí hy sinh (anh Ân, anh Quế; sau này còn có thêm anh Vũ Bình hy sinh ở chiến trường Trị Thiên). và môt vài đồng chí bị thương. Tôi nhớ không chính xác lắm, có thể lần anh ra Hà Nội có đến nhà tôi, vì ở nhà tôi có một chiếc mô hình máy bay của Liên Xô do anh trai tôi học lái máy bay ở Liên Xô hòi đó mang về. Còn nếu anh công tác trong ngành y tế ở Quảng Bình, chắc anh biết bác sĩ Tam, hy sinh năm 1965 ở Bệnh viện Đồng Hới trong một trận bị máy bay Mỹ ném bom. Đó là người anh rể, lấy con gái của chị mẹ tôi. Quảng Bình đối với tôi là vùng đất không bao giờ quên. Tôi có bài thơ "Với Quảng Bình" đăng ngay trên Blog này, trong đó có mấy câu:
“Xa Quảng Bình mới đó mấy mươi năm
Giờ trở lại đắm mình cùng Nhật Lệ
Dù đã trải bao chân trời góc bể
Về với Quảng Bình lòng lại rưng rưng.
Quảng Bình
Nơi bạn tôi nằm lại mãi không về
Nơi tôi đến, rồi đi, rồi trở lại
Mấy chục năm rồi dẫu còn xa ngái
Tôi hiểu vì sao lại đắm đuối đất này..."
Chúc anh vui, khỏe

Cảm ơn bác đã có trả lời nhận xét của tôi !
Bác đã ở Quảng Bình thời chiến, tôi tin là bác đã chứng kiến sự chịu đựng, đóng góp của người Quảng Bình cho cuộc chiến mặc dù họ nghèo và vất vả.
Tới nay, sự giàu có là tiêu chuẩn đánh giá đẳng cấp  trong ý niệm của nhiều người. Ngay cả người Quảng Bình cũng vậy. Nhưng rất tiếc không phải ai cũng có cơ hội để giàu.
Tôi chắc rằng bác cũng biết Quảng Bình đang rộ lên chuyện "sưa tặc", những "tặc" này đã ra đầu thú. Họ là dân của vùng Phúc-Lâm-Xuân (Trạch). Vào thời kỳ bác làm việc ở phân xã Quảng Bình, tôi tin là bác đã tới đây và bác đã biết sự đóng góp của người dân vùng này  cho cuộc chiến. Nhưng tới nay thì họ vẫn nghèo (theo tiêu chuẩn hộ nghèo), rừng đã bị tàn phá và thuộc quyền sử dụng của ai đó mặc dù ở ngay sau lưng nhà họ... Và thế là họ trở thành "lâm tặc" để làm giàu cho các vị thi hành công vụ giữ rừng và các đại gia, đầu nậu buôn gỗ, nếu không muốn bỏ quê. Đói đầu gối phải bò mà bác ! Có ai lo cho họ đâu, họ cũng chẳng kêu ai được...
Bác thử viết một bài kể về những người nông dân Quảng Bình thời bác ở đó để so sánh với hiện tại đi bác. Họ đang cần những tiếng nói bênh vực họ vì họ thân cô, thế cô lại không có trình độ...như nhiều người... Bác viết đi bác nhé !
Tôi có biết và đã ở cùng BS Nguyễn Đình Tam nhà ở phố Thi Sách, vợ là chị Ngọc. Khi BS Tam hy sinh cháu bé của BS còn rất nhỏ.
Ba BS hy sinh hôm đó có hai BS người Hà Nội và một BS người Hải Phòng.
Cũng xin tự giới thiệu với bác tôi là Nguyễn Xuân Liên, chủ blog < Trở về vùng đất lửa > này. Khi nào rảnh rỗi, mời bác ghé chơi.
Chúc bác khỏe !
Thì ra anh có biết anh Tam, bác sĩ, chồng chị Hiển (chứ không phải là Ngọc) chị họ tôi. Chị Hiển cùng gia đình đã chuyển vào TP Hồ Chí Minh sông từ nhiều năm nay, không còn ở phố Thi Sách nữa.
Thưa anh, tôi bây giờ không có điều kiện sức khỏe và công việc hiện tại cũng không cho phép vào Quảng Bình, đến những vùng mà anh nói để tim hiểu sự việc, viết bài đăng báo, song tôi vẫn đọc báo (cả báo in, báo mạng) để biết thông tin. Khi nào có điều kiện đến tận nơi và biết rõ sự việc thì tôi mới viết anh ạ.
Cám ơn anh đã giới thiệu Blog của anh. Tôi sẽ vào đọc

Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2012

KHÔNG BIẾT CÓ ĐÚNG KHÔNG NHỈ ???

Cẩn thận với những điều “lạ” khi du lịch Quảng Bình

Du lịch Quảng Bình là dự định của tôi từ mấy năm nay. Dải đất miền Trung này không chỉ nổi tiếng bởi Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đã được UNESCO công nhận di sản thế giới mà còn có bờ biển đẹp cùng những câu chuyện lịch sử oai hùng. Thế nhưng lần nào đến các đại lý du lịch trên phố cổ Hà Nội chuyên tổ chức các chuyến du lịch mở (open tour) để hỏi tour du lịch Quảng bình tôi chỉ gặp được những cái lắc đầu. Trong khi đó các tour du lịch Mai Châu Bản Lác, Hạ Long, Sapa…thì luôn sẵn sàng. Vẫn muốn thực hiện dự định của mình, tôi hỏi thăm và được biết tuyến Hà Nội - Đồng Hới có xe đường dài chạy nhanh và khá thuận tiện. Rủ thêm bạn bè, chúng tôi mua vé rồi chuẩn bị lên đường.
Xuất phát từ phố Đội Cấn vào lúc tối, chúng tôi lên xe ô tô có giường nằm máy lạnh, ngủ một giấc, sáng hôm sau đã có mặt ở Đồng Hới. Gọi một chiếc taxi,  chúng tôi tiến về bãi biển Nhật Lệ. Bãi tắm trung tâm thành phố đây á? Chúng tôi ngạc nhiên trước vẻ hoang sơ có phần tiêu điều khi taxi dừng lại. Nhưng anh lái xe khẳng định đây đúng là bãi tắm trung tâm. Nào xuống xe và lấy hành lý. Biển ban mai thật trong lành. Mấy cháu bé của chúng tôi xuống xe là tung tăng như không hề mệt mỏi chút nào sau chuyến đi đường dài.
Chúng tôi tìm chỗ ăn sáng rồi tiến vào khách sạn Công đoàn để hỏi thuê phòng. Cô nhân viên lễ tân thông báo giá cả nhưng cứ nhìn chúng tôi với vẻ mặt rất kỳ lạ và vội vã cất quyển sổ nhật ký khách sạn vào ngăn kéo, rồi thờ ơ quay đi khi chúng tôi hỏi thêm thông tin. Ngạc nhiên trước cung cách phục vụ kiểu bao cấp của ba mươi năm trước, chúng tôi quay lui và quyết định tìm một khách sạn tư nhân tươm tất nào gần đó để nghỉ trong mấy ngày ở đây.
Đi ngược trở lại phía taxi đã đưa chúng tôi đến, đoạn đường này thưa vắng chỉ có vài tòa nhà đang xây dở và nhiều cây thông mọc ven đường nhưng không khí không trong trẻo chút nào bởi các thùng rác bên đường bốc mùi rất khó chịu. Rút cục thì chúng tôi cũng băng qua rồi dừng chân trước khách sạn tư nhân đầu tiên sau khi đã đi hết đoạn đường nặng mùi đó. Đó là khách sạn Đại Nam, một tòa nhà ba tầng xây kiểu hình chữ L nhìn ra biển, khá rộng rãi, có vẻ vắng khách và sạch sẽ; tuy nhiên cái ‘nặng mùi’ của nó thì chúng tôi chỉ được biết khi trả phòng. Thỏa thuận giá cả xong xuôi, chúng tôi nhận phòng, cất hành lý rồi xuống biển.
Cát và Biển Quảng Bình
Chúng tôi hỏi những người cho thuê phao bơi và được biết một cách chắc chắn đây thực sự là bãi tắm trung tâm của thành phố, nơi dành cho cả du khách và dân địa phương. Tuy nhiên, bãi biển rất vắng dù đó là sáng thứ 7 của một tuần mùa hè tháng 6. Có sự chênh lệch lớn giữa lượng du khách ít ỏi trên bãi biển và vô số những khách sạn phía bên kia đường.
Bãi cát vàng thoai thoải và sóng êm đềm mang đến cảm giác thật dễ chịu và... mau đói. Chúng tôi hỏi thăm bác cho thuê phao bơi và được chỉ dẫn nên đến Cầu Dài để thưởng thức món lẩu mắm. Cả người cho thuê phao lẫn anh lái taxi đều dặn kỹ càng về việc cần hỏi và thỏa thuận giá cả trước khi ăn uống bất kỳ món gì.
Tối đến chúng tôi thưởng thức món mực tươi hấp và cá đuối nướng dưới tán của những cây dù ngay trên bờ kè ven biển, phía trước khách sạn Công đoàn. Ông chủ quán ân cần hỏi chúng tôi nếu muốn thuê phòng ở khách sạn Công đoàn thì cứ nói với ông, ông sẽ liên hệ thu xếp, giá cả phải chăng... Chúng tôi phì cười vì quanh đây thiếu gì khách sạn, đâu có như thời bao cấp. Nhưng vẻ mặt nghiêm túc kỳ lạ của ông chủ quán ăn khiến chúng tôi liên tưởng đến vẻ kỳ lạ ‘bí ẩn’ của cô lễ tân ban sáng. Biết đâu có mối liên quan nào đó... Nhưng chúng tôi nhanh chóng bỏ qua để tận hưởng thời gian nghỉ ngơi của mình.
Đang ăn thì trời mưa, nước mưa hắt xung quanh cây dù và bàn ăn của chúng, điều đó cũng tạo nên một trải nghiệm khó quên. Bưa tối kết thúc nhanh hơn bởi mưa ngày càng nặng hạt. Phần tính tiền không quá phức tạp với những món chính đã được thỏa thuận giá cả từ trước. Tuy nhiên vì quên không hỏi giá trước khi uống, những chai bia Hà Nội đã được chủ quán tính với giá ‘đặc sản’ 25.000 đồng/chai. Lạ nhỉ! Bia Hà Nội trở thành ‘đặc sản’ ở Quảng Bình à? Hôm sau bia Hà Nội lại về với giá thường 10.000 đồng/chai sau khi hỏi và thỏa thuận giá trước khi uống. Điều này không biết có nên xem là sự ‘lạ’ không! Sự đãng trí phải trả giá thôi. Cần nhớ kỹ lời dặn của anh lái taxi và bác cho thuê phao bơi nhé.
Sáng hôm sau chúng tôi thuê một chuyến xe để tham quan  các động Thiên Đường và Phong Nha. Chuyến xe lướt nhanh trên đường Hồ Chí Minh, đường mòn năm xưa nay rộng thênh thang, rồi xe chạy xuyên qua những cánh rừng xanh mướt.
Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng
Theo câu thành ngữ ‘đi xa về gần’, chúng tôi quyết định đến Thiên Đường trước, nơi này xa hơn Phong Nha. Dừng lại trong một bãi đỗ xe khá rộng, chúng tôi xuống xe rồi tiến về phía quầy bán vé. Có hẳn hai quầy bán vé khác nhau: một quầy bán vé tham quan, một quầy bán vé xe điện. May mắn là rất vắng khách, nếu không việc xếp hàng hai lần ắt hẳn tiêu tốn khá nhiều thời gian.
Quầy bán vé tham quan có vé dành cho người lớn và trẻ em cao hơn 1m. Quên không đo chiều cao trước khi đi du lịch và rút kinh nghiệm về việc mua sắm gì cũng nên hỏi trước, chúng tôi dắt hai cháu bé ra phía trước quầy để hỏi cô bán vé xem có cần mua vé tham quan cho các cháu không. Thẩm định chiều cao của các cháu bằng mắt, cô bán vé mỉm cười thông báo: ‘Không cần mua vé tham quan cho các bé đâu chị ạ’. Chúng tôi vui vẻ quay sang quầy mua vé thuê xe điện.
Đầy đủ các loại vé trong tay, chúng tôi tiến đến cửa soát vé. Các bé tung tăng trong niềm phấn khích và thích thú ngắm nhìn mấy gốc cây tạo dáng kỳ lạ. Tại cửa soát vé, một thanh niên trong trang phục nhân viên mầu đỏ ngăn các bé lại rồi kéo một bé đến trước một cái vạch ngang. Nhân viên này thông báo cháu cao quá một mét, rồi nói rằng vạch ngang đó là thước 1m và yêu cầu chúng tôi quay lại mua vé. Chúng tôi giải thích rằng chúng tôi không thấy cái thước đo nào ở quầy bán vé nên đã mang các cháu đến trước mặt cô bán vé để hỏi và cô nói rằng không cần mua vé cho các cháu vì chúng bé quá. Cháu bé của chúng tôi thì nhanh nhảu bỏ dép để chú nhân viên đo lại. Đầu của cháu vừa vặn chạm vạch, trừ mấy sợi tóc nhô cao hơn. Mặc dù vậy, nhân viên áo đỏ vẫn kiên quyết bắt chúng tôi quay lại mua thêm 1 vé tham quan. Thôi đành đội cái nắng chang chang quay lại quầy mua thêm 1 vé nữa. Lạ thế, cùng một doanh nghiệp Trường Thịnh quản lý mà mỗi nhân viên nói một kiểu, dù có hỏi trước thì cũng vẫn gặp sự phiền.
Từ bến đỗ xe điện, sau một hồi leo bộ trên con đường nhỏ quanh co triền núi, du khách sẽ lên đến cửa động Thiên Đường. Cửa động hơi hẹp bởi một tảng đá to chẹn ngang, nhưng càng đi xuống thì càng rộng, nhiều nhũ đá có hình thù kiểu dáng đẹp mắt. Theo giới thiệu, động này có chiều dài hơn 30 km nhưng hiện mới khai thác km đầu tiên. Công ty khai thác đã đặt những bậc thang gỗ để du khách dễ đi. Tuy nhiên, trong cái ẩm ướt của những giọt nước nhỏ xuống từ vòm động, nhiều bậc thang đã trơn trượt.
Chúng tôi quay lại xe để đi đến Phong Nha thì đã quá trưa. Sau bữa ăn trưa, chúng tôi mua vé tham quan động Phong Nha ướt và mua vé thuyền. Thuyền du lịch ở đây sẽ đưa chúng tôi tham quan trong lòng động và chúng tôi sẽ được chiêm ngưỡng tận mắt những kỳ ảo được cả thế giới công nhận như những lời giới thiệu từ trước đến nay. May mắn là hai loại vé bán ở cùng một chỗ và cũng rất vắng khách nên chúng tôi không mất thời gian xếp hàng.
Xuống thuyền. Gió mát khiến cái nắng nóng dịu đi đôi chút. Thuyền chạy một quãng sông dài mà vẫn chưa thấy cửa động đâu. Rồi cũng đến một cái bến, thuyền dừng. Cậu lái thuyền chạy lên bờ để trình một loại thẻ hay giấy tờ gì đó. Chúng tôi ngồi trên thuyền chờ một lát. Trình xong, cậu lái trở lại thuyền. Thuyền đi tiếp, chỉ vài chục mét rồi dừng hẳn. Chúng tôi đã ở phía trong vòm động, chỉ cách cửa động khoảng chục mét, phía trước là một cửa động khác nhưng nước dâng cao gần sát vòm, thuyền không đi tiếp được nữa. Trước vẻ mặt chưng hửng của tất cả chúng tôi, cậu lái thuyền thông báo rằng mùa này mưa, nước lên cao bít kín gần hết các cửa động tiếp theo nên thuyền không thể đi qua, khách chỉ có thể leo bộ tham quan một phần của động Phong Nha ướt ở phía ngoài này thôi. ‘Thế quầy bán vé không báo để các anh chị biết à?’ cậu hỏi và chúng tôi chỉ còn biết lắc đầu.
Chẳng còn cảm thấy ‘lạ’ trước cung cách làm du lịch ở nơi đây nữa, mặc dù các loại vé không hề rẻ, chúng tôi đành tự an ủi: thôi thì được bao nhiêu dùng bấy nhiêu. Chúng tôi, người lớn trẻ nhỏ, cùng dắt nhau vào trong động tham quan. Lòng động khá rộng, nhiều chỗ bằng phẳng như chiếc giường nằm của người cổ đại. Những nhũ đá có kiểu dáng đa dạng như hình con rồng, con rùa, con sư tử hay đụn thóc, đụn gạo...
Cửa động Phong Nha
Ngày nghỉ cuối, rút mấy lần kinh nghiệm trong vài ngày ở đây, chúng tôi thông báo từ sáng với nhân viên khách sạn là sẽ trả phòng vào khoảng 6-7h chiều để ra bến xe. Cậu nhân viên bảo rằng vì thời gian trả phòng theo thường lệ là 12h trưa nên quãng thời gian quá giờ được tính tiền là 50% giá thuê phòng cả ngày; và chúng tôi đồng ý sẽ trả thêm tiền quá giờ đúng như cách tính đó.
Tuy nhiên đến lúc trả phòng thì người quản lý khách sạn yêu cầu chúng tôi trả thêm số tiền bằng 100% tiền thuê cả một ngày vì ‘không bán được phòng cho ai vào lúc này’ và bảo đó là quy định của khách sạn từ trước đến nay đối với khách. Khi chúng tôi hỏi họ các quy định đó được niêm yết ở đâu và yêu cầu họ xuất trình bảng giá quy định, người quản lý lục lọi mãi trong ngăn kéo không tìm ra tờ giấy nào, cậu nhân viên cũng lục đục tìm kiếm phía sau rồi lôi từ đâu đó ra một tấm biển bụi bặm, chùi bụi đi thì nhìn thấy dòng chữ ‘Nội quy khách sạn’. Trong lúc người quản lý và nhân viên khách sạn cố gắng tìm dòng chữ nào đó chưa thấy để giải thích cho việc tính tiền 50% hay 100% thì taxi đã đến trước cửa giục đón chúng tôi ra bến xe. Ngán ngẩm và không muốn lỡ chuyến xe đường dài, chúng tôi đành trả tiền như mong muốn của họ cho xong, rồi lấy lại mấy chiếc thẻ nhà báo và xách hành lý chạy ra taxi. Chúng tôi biết rằng mình đã phải trả tiền cho cái sự làm ăn ế ẩm, cố tình nhập nhèm bất tín của cái khách sạn Đại Nam, số 153 đường Trường Pháp, Đồng Hới này.
Trên chuyến xe trở về Hà nội, tôi chợt nhớ ra rằng suốt mấy ngày ở Quảng Bình, chúng tôi chỉ gặp mỗi một du khách nước ngoài đến tham quan động Thiên Đường và Phong Nha. Chụp ảnh bằng iPhone, du khách này có vẻ như đi công tác tiện đường ghé qua. Lại nhớ đến Bản Lác - Mai Châu, ngôi làng bé nhỏ nơi tôi đã đến mấy lần, cả mùa đông lẫn mùa hè, lúc nào cũng nườm nượp khách tây, khách ta mang theo cả gia đình đến du lịch. Dẫu chẳng có di sản nào được UNESCO công nhận, nhưng sự mộc mạc, chân chất của những người dân Bản Lác là cái duyên, cái tín khiến người ta đến thăm rồi muốn quay lại nhiều lần cùng bạn bè, gia đình. Giờ thì tôi hiểu tại sao các đại lý du lịch ở phố cổ Hà Nội không tổ chức được các tour du lịch Quảng Bình.
Xe chạy sang địa phận Hà Tĩnh. Đường tốt, xe chạy êm ru tôi vào giấc ngủ. Những điều khó chịu đã ở phía sau lưng, ngủ một giấc thôi, sáng mai mình đã về nhà.   
Đại YÊN

ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI HOÀNG ĐĂNG QUANG - QUẢNG BÌNH

Hoàng Đăng Quang - Quảng Bình
Kính thưa Quốc hội,
Tôi cơ bản nhất trí với báo cáo của Chính phủ và các báo cáo thẩm tra của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ở đây tôi xin tham gia 3 nhóm vấn đề như sau:
Thứ nhất, về tình hình phân giao kế hoạch năm 2012 và tác động của một số chính sách mới ban hành. Tôi cho rằng năm nay việc phân bổ vốn, đặc biệt là phân bổ vốn đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ và phân bổ cho các chương trình mục tiêu quốc gia giao cho các địa phương còn rất chậm, ảnh hưởng đến tiến độ phân bổ vốn và triển khai ở các địa phương. Nhiều công trình dự án chờ vốn thi công chậm, kéo dài, kém chất lượng, làm cho doanh nghiệp khó khăn hơn. Vấn đề này  đề nghị các bộ, ngành Trung ương rút kinh nghiệm để triển khai sớm hơn trong thời gian tới. Nhất là trong những lúc nền kinh tế đất nước đang còn khó khăn thì vấn đề phân giao, phân bổ vốn và giải ngân các nguồn vốn phải hết sức kịp thời.
Về tác động của một số chính sách mới ban hành. Vừa qua, Chính phủ đã có nhiều cơ chế, chính sách kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đã có những tín hiệu tích cực. Lạm phát tiếp tục giảm hơn kỳ vọng 7%-8%. Phải nói rằng đó là cố gắng rất lớn. Tuy nhiên, có thể thấy rằng, công tác dự báo để ban hành một số chính sách còn thiếu kịp thời. Thí dụ, khi tình hình có nhiều doanh nghiệp làm ăn khó khăn, giải thể, ngừng hoạt động, lẽ ra phải có chính sách mới ra đời để tháo gỡ ngay. Nhưng mãi đến đầu tháng 5 mới có Nghị quyết số 13 của Chính phủ và áp dụng gói giải pháp 29 nghìn tỷ đồng để hỗ trợ cho doanh nghiệp. Tôi cho rằng việc ban hành Nghị quyết số 13 của Chính phủ là hết sức cần thiết, có tính đồng bộ và toàn diện. Nhưng việc ban hành nghị quyết có tác động của những chính sách đó đối với doanh nghiệp còn chậm trễ làm cho doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động tăng lên rất nhiều so với cùng kỳ của năm trước.
Đối với những chính sách về miễn giản, giảm thuế cho doanh nghiệp. Phải nói rằng đây là những chính sách vừa qua là hết sức cần thiết. Nhưng tôi cho rằng đó mới chỉ là những giải pháp có tính chất nhất thời, có tính chất tình thế. Do đó, đề nghị phải hoạch định chính sách vĩ mô, phải có một lộ trình tương đối dài hạn, phải xem xét một cách toàn diện, bảo đảm tính cân đối. Việc thực hiện tính chất thắt chặt và chính sách kích thích tăng trưởng nhằm vừa ổn định kinh tế vĩ mô, vừa bảo đảm sự tăng cường.
Vấn đề thứ hai, về chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế. Chúng ta biết rằng trong những tháng đầu năm là thời điểm có nhiều khó khăn và là thời điểm có mức tăng trưởng thấp nhất so với cùng kỳ của nhiều năm trước đây. Trong Quý I tăng trưởng ở mức 4%. Quý II dự báo tăng trưởng ở mức 4,5%. Nếu tính bình quân chung của hai quý thì đạt thấp. Điều này cho thấy sự phục hồi, tăng trưởng của nền kinh tế chậm. Báo hiệu sự suy giảm của nền kinh tế. Khả năng không đạt chỉ tiêu của Quốc hội đề ra từ 6% đến 6,5%. Trong lúc đó, báo cáo đánh giá tốc độ tăng trưởng quý I đạt 4% cho rằng đó là mức tăng hợp lý. Tôi cho rằng, đánh giá như vậy là chưa thực sự sát với tình hình. Đề nghị xem lại vấn đề này.
Điều quan trọng hiện nay là phải duy trì được mức độ tăng trưởng không để nền kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát, gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp vẫn chưa thoát khỏi hệ lụy của việc khó tiếp cận nguồn vốn vay mặc dù lãi suất đã có giảm. Hiện nay sức hấp thụ vốn của doanh nghiệp vẫn còn yếu, số lượng ngân hàng quá lớn. Về các giải pháp tôi cơ bản nhất trí với 6 nhóm giải pháp nêu trong báo cáo. Tôi đề nghị Chính phủ kịp thời chỉ đạo hướng dẫn triển khai sớm các chính sách nêu trong Nghị quyết số 13 của Chính phủ nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp trở lại sản xuất bình thường. Tôi đề nghị Chính phủ khẩn trương chỉ đạo hướng dẫn triển khai 3 vấn đề như sau:
Thứ nhất, đề nghị Chính phủ chỉ đạo tiếp tục điều chỉnh hạ mặt bằng lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ phù hợp với mức giảm của lạm phát nhưng phải bảo đảm được tính ổn định của lãi suất và tăng khả năng vay vốn cho doanh nghiệp. Chính phủ cần có nhóm chính sách giải quyết tiêu thụ các mặt hàng tồn kho cho doanh nghiệp, kích thích doanh nghiệp ổn định sản xuất và phát triển.
Vấn đề thứ hai, ngân hàng nhà nước cần phải khẩn trương hướng dẫn cơ cấu lại các khoản nợ cho doanh nghiệp, có chính sách trả nợ thay đổi thời hạn lãi suất, có phương án xử lý nợ xấu, nợ cũ và cho vay nợ mới nhằm khơi thông dòng vốn trong nền kinh tế, khắc phục một tình trạng lãi suất giảm, ngân hàng thừa vốn, những doanh nghiệp không vay được vốn. Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp đã đuối sức tự giác phá sản, giải thể. Đồng thời tôi cũng đề nghị kiểm soát chặt chẽ các phương án xử lý nợ của các ngân hàng thương mại để không để tiêu cực xảy ra.
Vấn đề thứ ba, các giải pháp đưa ra trong Nghị quyết số 13 của Chính phủ tương đối đầy đủ và toàn diện, mở ra nhiều triển vọng cho nền kinh tế và doanh nghiệp. Nhưng điều quan trọng nhất là việc triển khai thực hiện các giải pháp đó phải hết sức khẩn trương công khai, minh bạch, đơn giản hóa thủ tục là vấn đề đáng quan tâm. Đề nghị các bộ, ngành có liên quan theo chức năng nhiệm vụ của mình cần phải sớm hướng dẫn cho các địa phương triển khai thực hiện ngay các giải pháp. Ví dụ xử lý hàng tồn kho, xử lý nợ cũ, cho vay nợ mới, việc kéo dài thời hạn nộp thuế, giảm tiền thuê đất, miễn thuế môn bài cho một số đối tượng. Rút kinh nghiệm vừa qua việc hướng dẫn tiền thuê đất cho các doanh nghiệp trong năm 2011 có một số nơi triển khai đang còn chậm.
Vấn đề thứ tư, về sản xuất nông nghiệp là một thế mạnh của nền kinh tế tuy nhiên hiện nay đầu tư cho nông nghiệp vẫn còn thấp. Trong phiên họp vừa qua Quốc hội đã tập trung thảo luận các giải pháp đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn tôi xin không phân tích thêm. Ở đây tôi đề nghị hai vấn đề:
Cùng với gói giải pháp hỗ trợ 29.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp, phải nói đây là sự chia sẻ của Chính phủ đối với các doanh nghiệp, bên cạnh đó tôi đề nghị Chính phủ dành riêng một gói giải pháp hỗ trợ cho nông dân, kích thích thị trường nông sản, hỗ trợ đầu vào, đầu ra sản xuất, ưu tiên lãi suất thấp cho chế biến nông, thủy, hải sản, có chính sách đối với hàng tồn kho là các mặt hàng nông sản, thủy sản, lúa gạo, đặc biệt quan tâm các vùng khó khăn, vùng bị thiên tai, dịch bệnh và các doanh nghiệp, các hợp tác xã kinh doanh dịch vụ nông nghiệp.
Giải pháp thứ hai, đề nghị tăng cường chỉ đạo các biện pháp huy động các nguồn vốn, ngoài nguồn vốn 2000 tỷ đồng nêu trong Nghị quyết 13 của Chính phủ để đầu tư phát triển hạ tầng giao thông nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Hiện nay xây dựng nông thôn mới có một số tiêu chí thực hiện rất khó khăn, như xây dựng cơ sở hạ tầng nếu không có giải pháp hỗ trợ kịp thời của Chính phủ, chúng ta sẽ không đạt chỉ tiêu của Quốc hội đề ra. Nhân đây tôi cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo rà soát điều chỉnh một số chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới để phù hợp với điều kiện của nông thôn Việt Nam hiện nay. Tôi xin hết.

BỘ Y TẾ KHÔNG BIẾT NHƯNG DÂN BIẾT - BIẾT NHƯNG ĐÀNH CAM CHỊU. VÌ ĐÂU ???

Có những phong bì 'khủng' bệnh nhân không biết

– Nghiên cứu “Chi phí không chính thức trong dịch vụ y tế” do Tổ chức Hướng tới Minh bạch phối hợp cùng Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng thực hiện vừa được công bố ngày 6/6 tại Hà Nội cho thấy có những bệnh nhân đưa phong bì cả chục triệu đồng cho bác sỹ.

Tuy nhiên, Tiến sĩ, bác sỹ Trần Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng – đơn vị chủ trì thực hiện nghiên cứu này – cho biết khoản phong bì này “chưa thấm vào đâu” so với “phong bì to” bệnh nhân phải chi trả nhưng họ không biết mình đã phải đưa cho bác sỹ.

Đó là “phong bì khủng” từ các cuộc đấu thầu thuốc, sinh phẩm và trang thiết bị y tế và "hoa hồng" cho bác sỹ kê đơn.
Đây là những chi phí “không chính thức” khổng lồ trong ngành y tế Việt Nam hiện nay mà những biện pháp can thiệp chưa tỏ ra có hiệu quả.
Đơn thuốc tại bệnh viện Nhi TW năm 2010 có giá bán cao hơn gấp nhiều lần so với giá thuốc nhập về. Kết quả thanh tra của Cục Quản lý Dược sau đó cũng thừa nhận thực trạng này là có thật. Theo ông Trần Tuấn, những "phong bì" núp bóng dưới các cuộc đấu thầu thuốc, sinh phẩm y tế mới thực sự là lớn. Người bệnh đều phải trả chi phí cho những chiếc phong bì này thông qua việc mua thuốc giá cao trong bệnh viện (Ảnh: C.Q)
VietNamNet đã có cuộc trao đổi với Tiến sĩ Trần Tuấn về vấn đề “nhạy cảm” này.

Ông có thể cho biết nghiên cứu này được thực hiện trong thời gian bao lâu, với phạm vi nào? Mục đích của nghiên cứu này là gì?
Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 8/2010 đến tháng 2/2011 tại Hà Nội, Sơn La, Đắk Lắk và Cần Thơ. Đây là lần đầu tiên có một nghiên cứu chính thức về vấn đề này.

Mục đích đầu tiên là để tìm hiểu về tình trạng đưa và nhận phong bì trong ngành y tế thông qua các đối tượng nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo ngành y, cán bộ y tế, người bệnh.

Mục đích thứ hai là để lãnh đạo ngành y tế phải thừa nhận một thực tế có thực đang diễn ra hàng ngày, hàng giờ tại các bệnh viện ở Việt Nam thông qua các bằng chứng khoa học.

Từ trước đến nay, câu chuyện này đã được nói đến nhiều, dưới mọi hình thức nhưng chưa có bằng chứng thuyết phục nào được đưa ra và những người làm trong ngành y cũng thường xuyên có ý phủ nhận thực tế này.
 
Tiến sĩ Trần Tuấn (Ảnh: Internet)
Ông cho biết chủ đề này đã được nói đến nhiều. Vậy kết quả nghiên cứu cuối cùng được đưa ra có gì khiến ông bất ngờ không?
Không, kết quả không có gì làm tôi bất ngờ. Nhưng tôi có một số ấn tượng đặc biệt với một trong những kết quả của nghiên cứu.
Đó là có sự trái ngược giữa bác sỹ và bệnh nhân khi họ nhận định về tính chất của “phong bì bệnh viện”.

Cụ thể: Trong khi bệnh nhân khẳng định họ đưa phong bì theo tâm lý “đám đông”, thấy người khác làm thì mình cũng làm theo, thậm chí có 1/3 bệnh nhân được hỏi cho biết họ bị cán bộ y tế gợi ý thì ngược lại, hầu hết cán bộ y tế đều cho biết họ không gợi ý, phong bì là do bệnh nhân tự nguyện đưa.

Hoặc trong khi bệnh nhân khẳng định khi đưa phong bì sẽ nhận lại dịch vụ tốt hơn hẳn (như nhẹ nhàng, từ tốn) thì cán bộ y tế khẳng định bệnh nhân có đưa phong bì hay không thì họ vẫn làm y như vậy (nghĩa là không có sự khác nhau về dịch vụ chất lượng). Điều này là rất trái ngược.

Theo ông, ngoài những phong bì trực tiếp mà bệnh nhân đưa cho bác sỹ, còn những chi phí không chính thức nào mà người bệnh đang phải chi trả không?

Còn rất nhiều. Trong đó, có những phong bì “khủng” cho bác sỹ mà bệnh nhân không biết. Đó là “phong bì khủng” từ các cuộc đấu thầu thuốc, sinh phẩm và trang thiết bị y tế.

Trong các bệnh viện, khi đấu thầu thuốc, sinh phẩm, trang thiết bị y tế, rất nhiều “chi phí trung gian” như hoa hồng cho những người có khả năng quyết định trúng thầu được cộng tất cả vào giá trúng thầu, đẩy giá trúng thầu lên cao hơn nhiều so với thực tế.

Và kết quả là người nhân phải bỏ tiền ra để trả cho cả những chi phí này (thực chất là chúng đã rơi vào túi của cán bộ y tế).

Đây mới là những chi phí không chính thức khổng lồ trong ngành y tế Việt Nam. Chúng tôi dự kiến trong thời gian tới sẽ tiến hành những nghiên cứu để đánh giá về thực trạng của những chiếc phong bì “khổng lồ” này.

Xin cảm ơn ông!

Nhiều hình thức "cảm ơn" trong lĩnh vực y tế
Nghiên cứu “Chi phí không chính thức trong dịch vụ y tế” do Tổ chức Hướng tới Minh bạch phối hợp cùng Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng được tiến hành với sự tham gia của 180 người là bác sĩ, y tá, nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng việc “cảm ơn” không chỉ là quà biếu, tiền mặt, phong bì mà còn núp dưới nhiều hình thức khác như tạo cơ hội học tập, việc làm, mua nhà ở giá gốc, xin giúp con bác sĩ vào trường học chất lượng cao, làm sổ đỏ cá nhân, vv …

Nghiên cứu này cho thấy có sự chênh lệch lớn về giá trị các khoản tiền đưa theo phong bì giữa các bệnh viện tuyến trên và tuyến dưới, giữa các cơ sở y tế ở thành thị và nông thôn. Mức “cảm ơn” dao động từ 50.000 đồng- 5.000.000 đồng, một số trường hợp ngoại lệ lên tới vài chục triệu đồng.

Cẩm Quyên
(Thực hiện)