Nhân chuyện tranh luận/cãi về tên của cụ bà Lê Hiền Đức, mình vào đọc entry này của bác Dương Đức Quảng
http://webwarper.net/ww/blog.yahoo.com/_VNVAPND2CV7Z3CTOQHBGCSYQIA/articles/329759/index
qua đấy mới biết bác Quảng đã từng ở Quảng Bình và theo bác thì đây cũng là xuất phát điểm cho sự nghiệp báo chí của bác, vì thế, mình có "còm" để cùng bác ôn cố tri tân. Cuộc "trao đổi còm" này được công khai ở phần comment của entry trên. Mình mang về đây để kỷ niệm với một người Hà Nội cũng đã ở Quảng Bình thời máu lửa như mình.
Mời các bạn đọc nhé !
Xin trân trọng cảm ơn !
( Nghe như MC của VTV ấy nhỉ ? )Trở về vùng đất lửa
http://webwarper.net/ww/blog.yahoo.com/_VNVAPND2CV7Z3CTOQHBGCSYQIA/articles/329759/index
qua đấy mới biết bác Quảng đã từng ở Quảng Bình và theo bác thì đây cũng là xuất phát điểm cho sự nghiệp báo chí của bác, vì thế, mình có "còm" để cùng bác ôn cố tri tân. Cuộc "trao đổi còm" này được công khai ở phần comment của entry trên. Mình mang về đây để kỷ niệm với một người Hà Nội cũng đã ở Quảng Bình thời máu lửa như mình.
Mời các bạn đọc nhé !
Xin trân trọng cảm ơn !
( Nghe như MC của VTV ấy nhỉ ? )
- Jun 11, 2012 2:42 AM
Đọc blog của bác mới biết bác đã từng ở Quảng Bình hồi chiến tranh phá hoại miền Bắc.
Tôi nhớ lại, hồi ấy tôi cũng có gặp bác ở Quảng Bình 2 lần :
Lần thứ nhất : có một phóng viên của Phân xã TTXVN tại Quảng Bình bị thương ở chân, phải chuyển ra Hà Nội bằng xe hồng thập tự (hồi ấy ở QB không gọi là xe cứu thương) của bệnh viện tỉnh từ Troóc, Phúc Trạch về do tài xế là anh Khanh lái. Hôm chúng tôi tới đón bệnh nhân, đêm tối, trời mưa rất to. Về tới Hà Nội, tôi nhớ : được mời vào chơi một gia đình, và ở đấy, lần đầu tiên được thấy/giới thiệu cái mô hình máy bay SU (dân dụng) của Liên Xô, vì trước đấy chỉ biết Liên Xô có TU, AN, MIG,...
Lần thứ hai : tôi đi cùng đoàn làm phim như bác đã kể từ Quảng Bình ra Hà Nội bằng xe tải, phục vụ chiến dịch VT 5 sau khi Mỹ ngừng ném bom miền Bắc (01/11/1968), lên xe ở trạm y tế phục vụ chiến dịch đóng ở Đại Trạch, Bố Trạch.
Thời chiến tranh, phóng viên TTXVN các bác được ưu ái lắm.
Chẳng biết bác còn nhớ không ?
Bác Dương Đức Quảng có hay trở lại Quảng Bình không bác ?
Tôi nhớ lại, hồi ấy tôi cũng có gặp bác ở Quảng Bình 2 lần :
Lần thứ nhất : có một phóng viên của Phân xã TTXVN tại Quảng Bình bị thương ở chân, phải chuyển ra Hà Nội bằng xe hồng thập tự (hồi ấy ở QB không gọi là xe cứu thương) của bệnh viện tỉnh từ Troóc, Phúc Trạch về do tài xế là anh Khanh lái. Hôm chúng tôi tới đón bệnh nhân, đêm tối, trời mưa rất to. Về tới Hà Nội, tôi nhớ : được mời vào chơi một gia đình, và ở đấy, lần đầu tiên được thấy/giới thiệu cái mô hình máy bay SU (dân dụng) của Liên Xô, vì trước đấy chỉ biết Liên Xô có TU, AN, MIG,...
Lần thứ hai : tôi đi cùng đoàn làm phim như bác đã kể từ Quảng Bình ra Hà Nội bằng xe tải, phục vụ chiến dịch VT 5 sau khi Mỹ ngừng ném bom miền Bắc (01/11/1968), lên xe ở trạm y tế phục vụ chiến dịch đóng ở Đại Trạch, Bố Trạch.
Thời chiến tranh, phóng viên TTXVN các bác được ưu ái lắm.
Chẳng biết bác còn nhớ không ?
Bác Dương Đức Quảng có hay trở lại Quảng Bình không bác ?
- ducquang
- Jun 11, 2012 9:01 AM
Thưa anh Trở về vùng đất lửa
Cám ơn anh đã gợi lại cho tôi những kỷ niệm thời chiến tranh ở Quảng Bình. Tôi có nhớ chuyện anh kể. Phân xã TTXVN ở Quảng Bình thời chiến tranh có hai đồng chí hy sinh (anh Ân, anh Quế; sau này còn có thêm anh Vũ Bình hy sinh ở chiến trường Trị Thiên). và môt vài đồng chí bị thương. Tôi nhớ không chính xác lắm, có thể lần anh ra Hà Nội có đến nhà tôi, vì ở nhà tôi có một chiếc mô hình máy bay của Liên Xô do anh trai tôi học lái máy bay ở Liên Xô hòi đó mang về. Còn nếu anh công tác trong ngành y tế ở Quảng Bình, chắc anh biết bác sĩ Tam, hy sinh năm 1965 ở Bệnh viện Đồng Hới trong một trận bị máy bay Mỹ ném bom. Đó là người anh rể, lấy con gái của chị mẹ tôi. Quảng Bình đối với tôi là vùng đất không bao giờ quên. Tôi có bài thơ "Với Quảng Bình" đăng ngay trên Blog này, trong đó có mấy câu:
“Xa Quảng Bình mới đó mấy mươi năm
Giờ trở lại đắm mình cùng Nhật Lệ
Dù đã trải bao chân trời góc bể
Về với Quảng Bình lòng lại rưng rưng.
Quảng Bình
Nơi bạn tôi nằm lại mãi không về
Nơi tôi đến, rồi đi, rồi trở lại
Mấy chục năm rồi dẫu còn xa ngái
Tôi hiểu vì sao lại đắm đuối đất này..."
Chúc anh vui, khỏe
Cám ơn anh đã gợi lại cho tôi những kỷ niệm thời chiến tranh ở Quảng Bình. Tôi có nhớ chuyện anh kể. Phân xã TTXVN ở Quảng Bình thời chiến tranh có hai đồng chí hy sinh (anh Ân, anh Quế; sau này còn có thêm anh Vũ Bình hy sinh ở chiến trường Trị Thiên). và môt vài đồng chí bị thương. Tôi nhớ không chính xác lắm, có thể lần anh ra Hà Nội có đến nhà tôi, vì ở nhà tôi có một chiếc mô hình máy bay của Liên Xô do anh trai tôi học lái máy bay ở Liên Xô hòi đó mang về. Còn nếu anh công tác trong ngành y tế ở Quảng Bình, chắc anh biết bác sĩ Tam, hy sinh năm 1965 ở Bệnh viện Đồng Hới trong một trận bị máy bay Mỹ ném bom. Đó là người anh rể, lấy con gái của chị mẹ tôi. Quảng Bình đối với tôi là vùng đất không bao giờ quên. Tôi có bài thơ "Với Quảng Bình" đăng ngay trên Blog này, trong đó có mấy câu:
“Xa Quảng Bình mới đó mấy mươi năm
Giờ trở lại đắm mình cùng Nhật Lệ
Dù đã trải bao chân trời góc bể
Về với Quảng Bình lòng lại rưng rưng.
Quảng Bình
Nơi bạn tôi nằm lại mãi không về
Nơi tôi đến, rồi đi, rồi trở lại
Mấy chục năm rồi dẫu còn xa ngái
Tôi hiểu vì sao lại đắm đuối đất này..."
Chúc anh vui, khỏe
- Trở về vùng đất lửa
- Jun 11, 2012 10:01 AM
Cảm ơn bác đã có trả lời nhận xét của tôi !
Bác đã ở Quảng Bình thời chiến, tôi tin là bác đã chứng kiến sự chịu đựng, đóng góp của người Quảng Bình cho cuộc chiến mặc dù họ nghèo và vất vả.
Tới nay, sự giàu có là tiêu chuẩn đánh giá đẳng cấp trong ý niệm của nhiều người. Ngay cả người Quảng Bình cũng vậy. Nhưng rất tiếc không phải ai cũng có cơ hội để giàu.
Tôi chắc rằng bác cũng biết Quảng Bình đang rộ lên chuyện "sưa tặc", những "tặc" này đã ra đầu thú. Họ là dân của vùng Phúc-Lâm-Xuân (Trạch). Vào thời kỳ bác làm việc ở phân xã Quảng Bình, tôi tin là bác đã tới đây và bác đã biết sự đóng góp của người dân vùng này cho cuộc chiến. Nhưng tới nay thì họ vẫn nghèo (theo tiêu chuẩn hộ nghèo), rừng đã bị tàn phá và thuộc quyền sử dụng của ai đó mặc dù ở ngay sau lưng nhà họ... Và thế là họ trở thành "lâm tặc" để làm giàu cho các vị thi hành công vụ giữ rừng và các đại gia, đầu nậu buôn gỗ, nếu không muốn bỏ quê. Đói đầu gối phải bò mà bác ! Có ai lo cho họ đâu, họ cũng chẳng kêu ai được...
Bác thử viết một bài kể về những người nông dân Quảng Bình thời bác ở đó để so sánh với hiện tại đi bác. Họ đang cần những tiếng nói bênh vực họ vì họ thân cô, thế cô lại không có trình độ...như nhiều người... Bác viết đi bác nhé !
Tôi có biết và đã ở cùng BS Nguyễn Đình Tam nhà ở phố Thi Sách, vợ là chị Ngọc. Khi BS Tam hy sinh cháu bé của BS còn rất nhỏ.
Ba BS hy sinh hôm đó có hai BS người Hà Nội và một BS người Hải Phòng.
Cũng xin tự giới thiệu với bác tôi là Nguyễn Xuân Liên, chủ blog < Trở về vùng đất lửa > này. Khi nào rảnh rỗi, mời bác ghé chơi.
Chúc bác khỏe !
Bác đã ở Quảng Bình thời chiến, tôi tin là bác đã chứng kiến sự chịu đựng, đóng góp của người Quảng Bình cho cuộc chiến mặc dù họ nghèo và vất vả.
Tới nay, sự giàu có là tiêu chuẩn đánh giá đẳng cấp trong ý niệm của nhiều người. Ngay cả người Quảng Bình cũng vậy. Nhưng rất tiếc không phải ai cũng có cơ hội để giàu.
Tôi chắc rằng bác cũng biết Quảng Bình đang rộ lên chuyện "sưa tặc", những "tặc" này đã ra đầu thú. Họ là dân của vùng Phúc-Lâm-Xuân (Trạch). Vào thời kỳ bác làm việc ở phân xã Quảng Bình, tôi tin là bác đã tới đây và bác đã biết sự đóng góp của người dân vùng này cho cuộc chiến. Nhưng tới nay thì họ vẫn nghèo (theo tiêu chuẩn hộ nghèo), rừng đã bị tàn phá và thuộc quyền sử dụng của ai đó mặc dù ở ngay sau lưng nhà họ... Và thế là họ trở thành "lâm tặc" để làm giàu cho các vị thi hành công vụ giữ rừng và các đại gia, đầu nậu buôn gỗ, nếu không muốn bỏ quê. Đói đầu gối phải bò mà bác ! Có ai lo cho họ đâu, họ cũng chẳng kêu ai được...
Bác thử viết một bài kể về những người nông dân Quảng Bình thời bác ở đó để so sánh với hiện tại đi bác. Họ đang cần những tiếng nói bênh vực họ vì họ thân cô, thế cô lại không có trình độ...như nhiều người... Bác viết đi bác nhé !
Tôi có biết và đã ở cùng BS Nguyễn Đình Tam nhà ở phố Thi Sách, vợ là chị Ngọc. Khi BS Tam hy sinh cháu bé của BS còn rất nhỏ.
Ba BS hy sinh hôm đó có hai BS người Hà Nội và một BS người Hải Phòng.
Cũng xin tự giới thiệu với bác tôi là Nguyễn Xuân Liên, chủ blog < Trở về vùng đất lửa > này. Khi nào rảnh rỗi, mời bác ghé chơi.
Chúc bác khỏe !
- ducquang
- Jun 11, 2012 1:55 PM
Thì ra anh có biết anh Tam, bác sĩ, chồng chị Hiển (chứ không phải là Ngọc) chị họ tôi. Chị Hiển cùng gia đình đã chuyển vào TP Hồ Chí Minh sông từ nhiều năm nay, không còn ở phố Thi Sách nữa.
Thưa anh, tôi bây giờ không có điều kiện sức khỏe và công việc hiện tại cũng không cho phép vào Quảng Bình, đến những vùng mà anh nói để tim hiểu sự việc, viết bài đăng báo, song tôi vẫn đọc báo (cả báo in, báo mạng) để biết thông tin. Khi nào có điều kiện đến tận nơi và biết rõ sự việc thì tôi mới viết anh ạ.
Cám ơn anh đã giới thiệu Blog của anh. Tôi sẽ vào đọc
Thưa anh, tôi bây giờ không có điều kiện sức khỏe và công việc hiện tại cũng không cho phép vào Quảng Bình, đến những vùng mà anh nói để tim hiểu sự việc, viết bài đăng báo, song tôi vẫn đọc báo (cả báo in, báo mạng) để biết thông tin. Khi nào có điều kiện đến tận nơi và biết rõ sự việc thì tôi mới viết anh ạ.
Cám ơn anh đã giới thiệu Blog của anh. Tôi sẽ vào đọc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét