Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

NHIỆT LIỆT HOAN NGHÊNH CÁC VỊ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI ĐÃ BIỂU QUYẾT THÔNG QUA LUẬT BIỂN VIỆT NAM.

NHIỆT LIỆT HOAN NGHÊNH CÁC VỊ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI ĐÃ BIỂU QUYẾT THÔNG QUA LUẬT BIỂN VIỆT NAM.
14:55 21 thg 6 2012Công khai0 Lượt xem 0



Theo Luật quốc tế, chủ quyền của một nước được căn cứ vào quá trình xác lập và thực thi chủ quyền cấp Nhà Nước. Ngày 21/6/2012, cả Việt Nam và Trung Quốc đều đã có những hành động và phát ngôn khẳng định chủ quyền của mình tại Biển Đông mà ...Trung Quốc gọi là Nam Hải.

Trang web Bộ Dân chính Trung Quốc đăng “Thông báo về việc Quốc vụ viện phê chuẩn thành lập thành phố cấp địa khu Tam Sa” chính quyền nhân dân thành phố Tam Sa sẽ đặt tại đảo Vĩnh Hưng (Tây Sa) tức đảo Phú Lâm – quần đảo Hoàng Sa (Việt Nam ).

Cũng trong ngày này, Quốc Hội Việt Nam đã chính thức thông qua Luật Biển với 495/496 đại biểu tham gia tán thành. Trong đó điều 1 của Luật này qui định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các đảo, quần đảo được xác định theo quy định tại các điều 9, 11, 13, 15 và 17 của luật này và được thể hiện bằng hải đồ, bản kê toạ độ địa lý do Chính phủ công bố. Ngay sau đó, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân đã triệu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Nguyễn Văn Thơ đến, đưa ra phản ứng nghiêm khắc về việc Quốc hội Việt Nam thông qua "Luật Biển Việt Nam" xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc.

Việt Nam khẳng định chủ quyền của mình với quá trình xác lập và thực thi chủ quyền liên tục trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đặc biệt là dưới triều Nguyễn mà tiêu biểu là hoạt động của đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải. Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa còn tồn tại đến ngày nay tại đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) nhằm tri ân những binh phu bỏ mạng trên biển là chứng cứ khó có thể chối cãi.


Hình ảnh: Theo Luật quốc tế, chủ quyền của một nước được căn cứ vào quá trình xác lập và thực thi chủ quyền cấp Nhà Nước. Ngày 21/6/2012, cả Việt Nam và Trung Quốc đều đã có những hành động và phát ngôn khẳng định chủ quyền của mình tại Biển Đông mà Trung Quốc gọi là Nam Hải.

Trang web Bộ Dân chính Trung Quốc đăng “Thông báo về việc Quốc vụ viện phê chuẩn thành lập thành phố cấp địa khu Tam Sa” chính quyền nhân dân thành phố Tam Sa sẽ đặt tại đảo Vĩnh Hưng (Tây Sa) tức đảo Phú Lâm – quần đảo Hoàng Sa (Việt Nam). 

Cũng trong ngày này, Quốc Hội Việt Nam đã chính thức thông qua Luật Biển với 495/496 đại biểu tham gia tán thành. Trong đó điều 1 của Luật này qui định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các đảo, quần đảo được xác định theo quy định tại các điều 9, 11, 13, 15 và 17 của luật này và được thể hiện bằng hải đồ, bản kê toạ độ địa lý do Chính phủ công bố. Ngay sau đó, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Trương Chí Quân đã triệu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Nguyễn Văn Thơ đến, đưa ra phản ứng nghiêm khắc về việc Quốc hội Việt Nam thông qua "Luật Biển Việt Nam" xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Trung Quốc.

Việt Nam khẳng định chủ quyền của mình với quá trình xác lập và thực thi chủ quyền liên tục trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đặc biệt là dưới triều Nguyễn mà tiêu biểu là hoạt động của đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải. Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa còn tồn tại đến ngày nay tại đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) nhằm tri ân những binh phu bỏ mạng trên biển là chứng cứ khó có thể chối cãi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét