Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2012

QUẢNG BÌNH - ĐỒNG HỚI QUA ẢNH XƯA

QUẢNG BÌNH - ĐỒNG HỚI QUA ẢNH XƯA




Hoành Sơn Quan trên đỉnh đèo Ngang

Cầu Roòn,nằm trên QL1A cách đèo Ngang chừng 20km về phía nam và cách Đồng Hới chừng 60km, được biết cầu này do Hoàng thân Xuphanuvông (Vương quốc Lào) thiết kế.
Cầu đã bị đánh sập để tiêu thổ kháng chiến trong chiến tranh chống Pháp.
Đến đầu những năm 60 của thế kỷ 20, những nhịp cầu này vẫn còn nằm lại trên sông bên cạnh phà Ròon.
Trong bộ phim truyện Việt Nam "CHỊ TƯ HẬU",di tích cây cầu này được dùng làm bối cảnh cho cảnh quay khi chị Tư Hậu tiễn chồng đi kháng chiến. Năm 1962, khi quay phim chị Tư Hậu tại Quảng Bình, ngoài cầu Ròon còn có cầu Lý Hòa cũng được xử dụng làm bối cảnh cho phim này

Phim Chị Tư Hậu (cảnh quay ở cầu Ròon)



Phim Chị Tư Hậu  (cảnh quay ở cầu Lý Hòa - lô cốt đầu cầu phía bắc)




Cổng thành Đồng Hới



Nhà thờ Tam Tòa


Một đoạn QL1 đi qua Đồng Hới (nay là đường Nguyễn Trãi, đoạn từ đường Lâm Úy đến đường Hùng Vương)

 
Ngôi nhà này theo tôi, nằm trên đường dọc theo sông Nhật Lệ từ bờ hào thành Đồng Hới tới Tam Tòa hồi trước chiến tranh phá hoại.

Thầy trò trường Trung học Chơn Phước Phượng - Đồng Hới năm 1953.

5 nhận xét:

  1. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  2. Thưa anh, ảnh có con đường đi giữa 2 tòa nhà một bên là Sở Thuế (Đoan), bên kia là Sở Lâm nghiệp

    Ảnh tòa nhà ở bên dưới phía xa có tháp nước (nay vẫn còn), vị trí có lẽ ở khu vực trường PTTH ĐÀo Duy Từ ngày nay!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tấm ảnh Sở Thuế và Sở Lâm nghiệp đã có chú thích trên ảnh, tôi muốn biết vị trí của hai cơ quan này nằm ở đường phố nào trong TP Đồng Hới hiện nay.

      Đúng như anh đã nhận xét về tấm ảnh dưới, hồi trước chiến tranh từ khoảng đầu cầu Nhật Lệ trở ra biển, không có đường ven sông, vì trường Đào Duy Từ (ở vị trí khách sạn Hữu Nghị hiện nay) nằm sát mép sông. Chỉ có một con đường đất đi ra Tam Tòa, điểm đầu từ bên hông trường Đào Duy Từ. Trên đường này hồi trước chiến tranh có nhiều biệt thự cũ kiểu đó được dùng làm trụ sở cơ quan.

      Tôi còn nhớ có ngôi biệt thự của nhà anh Lân (hay gọi là Lân Tiệp) còn nguyên vẹn và đẹp.

      Cảm ơn anh đã trao đổi để nhớ lại Đồng Hới thuở yên bình.

      Xóa
  3. Theo ngu ý của tại hạ, bức ảnh thứ hai là cầu Trường Tiền ở Huế thời đầu thế kỷ XIX. Thứ nhất, bức ảnh trên được trích lại trong một tạp chí tiếng Pháp nhưng bị chú thích nhầm. Thứ hai, ở góc nhìn này không thể là Cầu sông Roòn trước đây. Topic này rất hay, mong có thêm những bức ảnh tư liệu để phong phú hơn

    Trả lờiXóa
  4. Có thể cho mình xin lại hình được không. Hình trên trang đã hỏng không vào được nữa

    Trả lờiXóa