Công ty TNHH Đại Đồng kinh doanh trong lĩnh vực Du lịch ( Lữ hành và Tổ chức Sự kiện) vừa trao đổi qua điện thoại với chủ nhân "BẢO TÀNG CHIẾN TRANH NGOÀI TRỜI VỰC QUÀNH" để thông báo một tin rất vui :
Sau khi đọc các bài viết về "BẢO TÀNG CHIẾN TRANH NGOÀI TRỜI VỰC QUÀNH", đăng trên các báo in, báo điện tử và blog, nhận thấy đây là một địa chỉ có giá trị - một sản phẩm đặc biệt - làm phong phú thêm chương trình tham quan, du lịch để thu hút khách mua tour đến Quảng Bình vào thăm động Phong Nha, Thiên Đường, tắm biển Nhật Lệ của công ty trong "THÁNG DU LỊCH QUẢNG BÌNH NĂM 2012" Ban Giám đốc Công ty đã họp khẩn cấp để bàn về vấn đề này. Hội nghị kéo dài trong một ngày với nhiều ý kiến sôi nổi, chân thành và bổ ích của các thành viên trong ban lãnh đạo công ty, sau khi nghe đồng chí giám đốc tổng kết cuộc họp và cho nhiều ý kiến chỉ đạo quý báu, hội nghị đã nhất trí cao (99% ) với đề xuất của đồng chí giám đốc : HỖ TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI SỐ TIỀN 5 000 000 000 VND (NĂM TỶ ĐỒNG CHẴN) cho bảo tàng ngay trong ngày hôm nay (01 THÁNG TƯ) để bảo tàng có tiền sửa chữa, nâng cấp kịp thời phục vụ "THÁNG DU LỊCH QUẢNG BÌNH NĂM 2012".
Ôi ! Sướng quá !
Phải khoe ngay để bà con mừng cho mình một phát.
Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2012
Thứ Năm, 29 tháng 3, 2012
LỊCH SỬ, ĐỊA LÝ LÀ MÔN HỌC PHỤ TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG ?
Hai nữ sinh phổ thông, một VN, một Trung Quốc cùng tham gia chương trình Giao lưu văn hóa ở Mỹ (học 1 năm phổ thông và ở nhà cha mẹ nuôi là người Mỹ), được sắp xếp ở chung một nhà. Tất cả là ngẫu nhiên, có học sinh giao lưu văn hóa VN ở chung cùng một nhà với bạn Đức, Tây Ban Nha, Nhật, Thái Lan, Hàn Quốc...
Nhưng ngay những ngày đầu tiên, bạn học sinh TQ, trong một lần nói chuyện với cả nhà về đất nước mình, đã "tranh thủ" giới thiệu Hoàng Sa, Trường Sa là của TQ; bạn học sinh VN bị bất ngờ, chỉ biết phản ứng lại trong thế bị động rằng: "Hoàng Sa, Trường Sa là của VN"…
Sự việc không chỉ dừng lại ở đó. Đến cuối năm học, khi có dịp thuyết trình về một đề tài lịch sử trong lớp của mình, bạn TQ đăng ký ngay đề tài về Hoàng Sa, Trường Sa. Buổi thuyết trình được thầy giáo khen về mặt chuẩn bị tư liệu. Lời khen đó trở thành đề tài trong bữa cơm tối ở nhà cha mẹ nuôi người Mỹ. Bạn VN phản ứng bằng cách... bỏ cơm.
Trên đây là câu chuyện có thật, được một học sinh VN tại Mỹ kể lại.
Chúng ta không thể chê con cái chúng ta chậm, thực tế là người lớn chúng ta chậm, hay nói đúng ra là quá chậm.
Chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa là vấn đề trọng đại của cả dân tộc và các thế hệ người VN, nhưng dường như chúng ta chưa có kế hoạch toàn diện một cách bài bản. Câu chuyện trên đây chỉ là một trong những điểm yếu. Nhìn lại toàn bộ chương trình lịch sử ở cả 3 cấp học, không có chương nào, bài nào nêu rõ quá trình làm chủ không thể chối cãi và quá trình khai thác Hoàng Sa, Trường Sa của ông cha ta; quá trình lấn chiếm có “lộ trình” của TQ… Hoàng Sa, Trường Sa có chăng chỉ là một vài câu chữ ở môn địa lý. Tìm hiểu thêm trên các website chính thức, không thấy có trang nào hệ thống các bằng chứng, lý lẽ của VN trong vấn đề chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa một cách bài bản, mạch lạc để học sinh và người dân (không phải là các học giả) có thể lấy đó làm vũ khí lý luận, đấu tranh mọi lúc mọi nơi.
Hàng trăm ngàn du học sinh chúng ta hiện đang học tập và làm việc ở nhiều nơi trên thế giới. Lực lượng này có thể làm cho giới trẻ quốc tế, những nhà lãnh đạo tương lai của thế giới hiểu đúng và ủng hộ chúng ta trong vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa. Nhưng tài liệu không đầy đủ thì kêu gọi con cái chúng ta làm thế nào để chiến thắng?
Vấn đề là làm sao để câu chuyện "Hoàng Sa, Trường Sa là của VN" không chỉ là khẩu hiệu mà đi kèm theo đó phải là những luận cứ thuyết phục ăn sâu vào máu thịt của từng người VN.
Cái trước mắt có thể làm được ngay là đưa các bài học lịch sử về Hoàng Sa, Trường Sa vào sách giáo khoa các cấp, từ tiểu học cho đến đại học; tùy theo trình độ hiểu biết của người học mà biên soạn nội dung phù hợp. Qua các website chính thức, trang bị ngay cho học sinh, nhất là du học sinh VN, những kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu, dịch ra nhiều thứ tiếng để du học sinh trên toàn thế giới có thể sử dụng làm tư liệu trong các bài thuyết trình, giới thiệu với bạn bè quốc tế về các bằng chứng của VN.
Nhưng ngay những ngày đầu tiên, bạn học sinh TQ, trong một lần nói chuyện với cả nhà về đất nước mình, đã "tranh thủ" giới thiệu Hoàng Sa, Trường Sa là của TQ; bạn học sinh VN bị bất ngờ, chỉ biết phản ứng lại trong thế bị động rằng: "Hoàng Sa, Trường Sa là của VN"…
Sự việc không chỉ dừng lại ở đó. Đến cuối năm học, khi có dịp thuyết trình về một đề tài lịch sử trong lớp của mình, bạn TQ đăng ký ngay đề tài về Hoàng Sa, Trường Sa. Buổi thuyết trình được thầy giáo khen về mặt chuẩn bị tư liệu. Lời khen đó trở thành đề tài trong bữa cơm tối ở nhà cha mẹ nuôi người Mỹ. Bạn VN phản ứng bằng cách... bỏ cơm.
Trên đây là câu chuyện có thật, được một học sinh VN tại Mỹ kể lại.
Chúng ta không thể chê con cái chúng ta chậm, thực tế là người lớn chúng ta chậm, hay nói đúng ra là quá chậm.
Chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa là vấn đề trọng đại của cả dân tộc và các thế hệ người VN, nhưng dường như chúng ta chưa có kế hoạch toàn diện một cách bài bản. Câu chuyện trên đây chỉ là một trong những điểm yếu. Nhìn lại toàn bộ chương trình lịch sử ở cả 3 cấp học, không có chương nào, bài nào nêu rõ quá trình làm chủ không thể chối cãi và quá trình khai thác Hoàng Sa, Trường Sa của ông cha ta; quá trình lấn chiếm có “lộ trình” của TQ… Hoàng Sa, Trường Sa có chăng chỉ là một vài câu chữ ở môn địa lý. Tìm hiểu thêm trên các website chính thức, không thấy có trang nào hệ thống các bằng chứng, lý lẽ của VN trong vấn đề chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa một cách bài bản, mạch lạc để học sinh và người dân (không phải là các học giả) có thể lấy đó làm vũ khí lý luận, đấu tranh mọi lúc mọi nơi.
Hàng trăm ngàn du học sinh chúng ta hiện đang học tập và làm việc ở nhiều nơi trên thế giới. Lực lượng này có thể làm cho giới trẻ quốc tế, những nhà lãnh đạo tương lai của thế giới hiểu đúng và ủng hộ chúng ta trong vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa. Nhưng tài liệu không đầy đủ thì kêu gọi con cái chúng ta làm thế nào để chiến thắng?
Vấn đề là làm sao để câu chuyện "Hoàng Sa, Trường Sa là của VN" không chỉ là khẩu hiệu mà đi kèm theo đó phải là những luận cứ thuyết phục ăn sâu vào máu thịt của từng người VN.
Cái trước mắt có thể làm được ngay là đưa các bài học lịch sử về Hoàng Sa, Trường Sa vào sách giáo khoa các cấp, từ tiểu học cho đến đại học; tùy theo trình độ hiểu biết của người học mà biên soạn nội dung phù hợp. Qua các website chính thức, trang bị ngay cho học sinh, nhất là du học sinh VN, những kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu, dịch ra nhiều thứ tiếng để du học sinh trên toàn thế giới có thể sử dụng làm tư liệu trong các bài thuyết trình, giới thiệu với bạn bè quốc tế về các bằng chứng của VN.
ĐĂNG LẠI MỘT BÀI CŨ NHÂN CHUYỆN KHÔNG ĐƯỢC KHẮC DANH HIỆU ANH HÙNG LÊN BIA MỘ LIỆT SĨ TRẦN VĂN PHƯƠNG
TỔ QUỐC GHI CÔNG LIỆT SĨ ĐOÀN CHUYÊN GIA QUÂN SỰ (TRUNG QUỐC) ĐIỀU TRA VỊNH BẮC BỘ ???
Sự kiện ngày Mười bốn tháng Ba năm 1988 được cộng đồng các Bloggers làm nóng lên trên các trang mạng liên tục trong nhiều ngày qua với cùng chung một nỗi niềm : ĐỜI ĐỜI TƯỞNG NHỚ NHỮNG ANH HÙNG LIỆT SĨ ĐÃ HY SINH VÌ SỰ TOÀN VẸN CỦA TỔ QUỐC.
Trong các bài viết đó, có nhiều bài viết của các Bloggers người Quảng Bình : Quê Choa, Cu Vinh, Cu Làng Cát, Người Ba Đồn,... (vì trình độ IT i-tờ nên xin cóp nguyên xi các đường dẫn) :
http://webwarper.net/ww/nguoibadon.blogspot.com/2012/03/sao-hiu-quanh-anh-hung-liet-sy-tran-van.html
Các anh là đồng hương huyện Quảng Trạch với Anh hùng Liệt sĩ Trần Văn Phương, trong bài viết của Cu Làng Cát và Người Ba Đồn có nói về mộ phần, mộ chí của Anh hùng Liệt sĩ Trần Văn Phương trong NTLS xã Quảng Phúc " Sao hiu quạnh thế..."
Mình chợt nhớ : Có lần đi lấy thông tin về mộ Liệt sĩ trong các NTLS Liệt sĩ ở Quảng Bình , mình đã gặp một "nghĩa trang liệt sĩ đặc biệt" như các ảnh đã được chụp vào ngày 11/9/2005 dưới đây :
Cái nghĩa trang này nằm trên địa phận xã Quảng Thuận, huyện Quảng Trạch (bên trái QL 1A theo hướng Bắc-Nam). Không biết đến nay nó có thay đổi gì không ?
Mình là dân ngụ cư nên không biết gì hơn ngoài mấy tấm ảnh này, với một câu hỏi chưa được trả lời : Không biết những người nằm dưới mồ này, họ "hy sinh" vì nhiệm vụ gì trên lãnh thổ Việt Nam ?
Thứ Tư, 28 tháng 3, 2012
CHUYỆN NHÀ HÀNG XÓM
Bến Hải - đôi bờ di sản
Thứ Tư, 28.3.2012 | 08:18 (GMT + 7)
Sông Bến Hải từ thượng nguồn đổ ra biển Đông làm giàu có thêm cho hai “kho vàng” là bãi tắm Cửa Tùng - Cửa Việt của Quảng Trị (QT). Và cũng dòng sông này, cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại đã biến nơi đây thành mốc son lịch sử sáng ngời, để lại cho các thế hệ mai sau di sản của lòng yêu nước, khát vọng hoà bình mang tên Việt Nam.
Cầu Hiền Lương trước năm 1975 - ảnh internet
Đã sau 40 năm hoà bình, người dân đôi bờ sông Bến Hải - cầu Hiền Lương vẫn ngồn ngộn lo toan rằng những chứng tích, dấu tích được làm nên bởi rất nhiều máu, nước mắt và sự sống e rồi sẽ mất đi...
Cầu Hiền Lương trong ngày hội thống nhất non sông. Ảnh: HỒ CẦU |
Bây giờ đứng trên cây cầu di tích lịch sử quốc gia Hiền Lương nhìn về phía nào cũng thấy màu xanh của sự sống căng đầy xa ngút mắt. Biển Cửa Tùng và địa đạo Vịnh Mốc tấp nập du khách đến từ năm châu bốn bể, vùng đồng bằng Vĩnh Linh - Gio Linh hai bờ sông Tuyến như cách gọi của Nguyễn Tuân xanh điệp trùng của lúa, hồ tiêu khiến cho những cựu binh năm xưa không còn nhận ra nơi đây từng là đất chết trong chiến tranh nữa, nhìn lên phía tây, bạt ngàn caosu trải thành một thảm xanh bao la, lẫn trong đó những cột khói nhà máy bay lên, hoà cùng gió từ biển thổi vào, làm ngất ngây lòng người tri ân bên dòng sông giới tuyến.
Phạm Thị Thuỷ - nữ nhân viên của Ban quản lý (BQL) di tích đôi bờ Hiền Lương - nói: “Do vị trí của di tích nằm ngay bên quốc lộ 1A nên rất thuận lợi cho du khách thăm viếng, tìm hiểu, hằng ngày tụi em chứng kiến rất nhiều người đến thăm cầu Hiền Lương, dâng hương ở kỳ đài giới tuyến đã oà khóc nức nở, họ bảo chỉ cần đặt được bước chân lên cây cầu lịch sử là cả một niềm hạnh phúc vô cùng lớn rồi, huống hồ còn được nhìn thấy cả một sự đổi thay đầy sức sống trên “miền đất chết” của đồng bào đôi bờ Bến Hải như thế này.
Địa đạo Vịnh Mốc cũng vậy, vô cùng hấp dẫn du khách, ai đến đây rồi cũng nói Vịnh Mốc quả là một công trình kỳ vĩ trong lòng đất chứa đựng nhiều điều muốn tìm hiểu, khám phá. Nhưng, anh chị em quản lý di tích ở đây vẫn vô cùng lo lắng rằng còn quá nhiều di tích lịch sử độc đáo, chẳng nơi nào có được ở đôi bờ Bến Hải đang trước nguy cơ mai một, mất đi do chưa được quan tâm đầu tư bảo vệ, trùng tu kịp thời, xứng tầm. Em là người con được vinh dự sinh ra trên mảnh đất, dòng sông nổi tiếng này, nên em rất biết sự yêu quý của người dân quê em đối với từng dấu tích chiến tranh đã làm nên cuộc sống hoà bình hôm nay”.
“Tồn tại hay không tồn tại!”
Nằm ở phía nam sông Bến Hải là di tích quốc gia hàng rào điện tử McNamara đang hằng ngày đối mặt với sự mất đi bởi sự bào mòn của thời gian - mưa nắng của đất trời và mòn mỏi đợi chờ kinh phí trùng tu, tôn tạo. Hàng rào điện tử McNamara là hệ thống bao gồm 17 căn cứ quân sự, kết hợp với hệ thống vật cản là hàng rào dây thép gai, bãi mìn, các phương tiện điện tử phát hiện thâm nhập được quân đội Mỹ xây dựng ở vĩ tuyến 17 năm 1966, được bố trí trên chiều rộng từ 10 - 20km, dài 100km từ cảng Cửa Việt kéo dài lên đường mòn Hồ Chí Minh và tới tận biên giới Việt - Lào. Được xếp hạng di tích quốc gia từ sau ngày đất nước thống nhất, nhưng mãi tới nay, việc đầu tư cho các hoạt động bảo vệ, trùng tu, tôn tạo hầu như rất nhỏ giọt, không đáng kể.
Ông Ngô Thanh Bảo - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích - danh thắng tỉnh QT - cố kìm nén nỗi bức xúc: “Dự án bảo vệ, phục hồi di tích hàng rào điện tử McNamara luôn được xếp hạng là tối cần thiết, cấp bách, nhưng hết năm này sang năm khác, cả chục năm rồi, đến khi đã được chấp nhận cho khởi động thì lại trúng vào thời điểm khủng hoảng, siết chặt đầu tư, vậy là kéo dài cho đến bây giờ. Điều chúng tôi vô cùng lo lắng và phải khẩn thiết báo động là nếu không kịp thời khởi động dự án thì những gì còn sót lại đến hôm nay rồi cũng sẽ mất nốt. Hôm vừa rồi, Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh cho rằng dự án hàng rào điện tử McNamara cũng phải xếp vào danh sách ngừng đầu tư mới, tôi nói rằng, nếu hiểu như vậy là... không hiểu gì về di tích cả, đầu tư khẩn cấp để bảo vệ, khôi phục một di sản quý giá sao lại xếp ngang hàng với các công trình dân sinh xây dựng mới”.
Di tích đồ sộ nhất ở bờ bắc sông Bến Hải là hệ thống làng hầm, mà trong đó địa đạo Vịnh Mốc là... đồ sộ của đồ sộ. Toàn huyện Vĩnh Linh có 114 làng hầm với tổng chiều dài trên 40km cùng với hệ thống giao thông hào dài 2.000km, đó thực sự là những làng ngầm đưa sự sống lặn sâu xuống lòng đất thời chiến tranh, có nơi âm hơn 20m, có đầy đủ chức năng như căn hộ, hội trường, bệnh xá, nhà trẻ, trường học, trụ sở chính quyền...
TS sử học Nguyễn Bình nói rằng, hệ thống làng hầm Vĩnh Linh hoàn toàn xứng đáng để được Tổ chức Giáo dục - Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc xem xét, vinh danh. Thế nhưng, thực trạng của hệ thống di sản làng hầm Vĩnh Linh đã, đang nhận được sự ứng xử chưa tương xứng, ngoài địa đạo Vịnh Mốc được đầu tư “chừng mực” để bảo vệ, chống xuống cấp, số phận hàng trăm địa đạo khác gần như bị bỏ rơi hoàn toàn trong cả một thời gian dài, trong bối cảnh phải ưu tiên đất đai cho canh tác, trồng trọt kiếm cái ăn trước đã. Chưa kể hàng trăm địa đạo lớn - nhỏ khác, chỉ riêng địa đạo Vịnh Mốc cũng đang đứng trước nhiều thách thức bởi các giải pháp gia cường kè bảo vệ, gia cố chống sập... cho địa đạo đang ngày càng đòi hỏi cao hơn trước nhiều áp lực của thiên nhiên.
Trong ngôi nhà trưng bày (sắp xây) tại khu di tích làng hầm Vĩnh Linh treo dòng chữ cỡ lớn khắc bằng đá hoa cương “Tồn tại hay không tồn tại”, với dụng ý đó là phương châm sống của người dân Vĩnh Linh thời chiến tranh. Khi trở lại cầu Hiền Lương, tôi nói với nữ nhân viên bảo vệ di tích tên là Thuỷ rằng, vấn đề của vấn đề di tích mà em quan tâm phụ thuộc vào nhận thức của những người ra quyết định - tồn tại hay không tồn tại?
Tầm nhìn di sản từ... môn Vĩnh Hoàng
Tôi nói với ông Hoàng Anh Quyết - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư du lịch tỉnh QT - là BQL di tích - danh thắng tỉnh hai tháng cuối năm 2011 thiếu lương nhân viên do hụt nguồn thu, rồi thì tại địa đạo Vịnh Mốc ngoài việc bán vé ra, các hoạt động để tạo giá trị gia tăng từ di tích nổi tiếng này gần như bằng không... Không đợi tôi hết “cáo trạng”, ông Quyết đã “cướp diễn đàn”: “Đó là hệ lụy tất yếu của việc không biến nổi di tích thành địa chỉ du lịch do nhiều nguyên nhân, trong đó có tính cát cứ, năng lực tổ chức, hành động, sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, giữa chính quyền với ngành du lịch... Tôi đặc biệt nhấn mạnh, về cơ cấu tổ chức, không còn địa phương nào trong khu vực di sản miền Trung mà quản lý cả một hệ thống di sản đồ sộ như thế này chỉ giao cho một BQL trực thuộc Sở VHTTDL như ở QT; các địa phương khác đều là một BQL trực thuộc UBND tỉnh, chỉ khi có chiếc áo đúng tầm thì di tích, di sản mới được ứng xử, phát huy giá trị đúng tầm của nó”.
Ô hay, nghe ông Quyết nói chuyện chiếc áo và tầm nhìn “khác người” sao giống chị bán hàng phục vụ khách du lịch ở di tích Vịnh Mốc quá! Chị Trần Thị Phới - người làng Vịnh Mốc, có quầy bán hàng trong khuôn viên địa đạo Vịnh Mốc - khoe với tôi mấy rổ môn củ, mấy thúng dứa biển Cồn Cỏ và những gói hồ tiêu hạt khô do chị tự mua bao nylon về đóng gói, không nhãn hiệu chi hết - đã nuôi sống gia đình và con cái chị học hành.
Chị nói: “Củ môn trồng trên đất Vĩnh Linh ngon chi lạ, những nơi khác không có, vì rứa mới sinh ra chuyện trạng Vĩnh Hoàng được chớ. Có người tới đây thấy em bán hàng nông sản quê mùa như ri cứ cười cợt ra vẻ... khó hiểu lắm, em thì nghĩ khác, không cứ phải hàng lưu niệm cao cấp sản xuất từ máy móc cao siêu này nọ mới là sang trọng, mới là làm du lịch, em rất tự hào khi dân làng Vịnh Mốc bán được cho khách tây, ta những sản vật dân dã được làm ra từ chính đất đai này. Em vừa bán môn vừa kể cho khách nghe chuyện trạng Vĩnh Hoàng rằng môn, khoai Vĩnh Linh ăn phải đeo kiếng, không thì bột môn văng mù mắt... Rứa là khách mua một trả tiền thành hai, nói là “boa” cho em “kể chiện có diên”...”.
Câu hỏi tại sao “chiếc áo” quản lý di tích của tỉnh QT lại “khác người” như vậy được tôi đặt ra với ông Nguyễn Văn Hùng - Uỷ viên Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ QT. Ông Hùng thẳng thắn: “Việc xếp BQL di tích tỉnh thành một phòng, ban của một sở không chỉ là sự bất thường về mặt hành chính, nó chính là sự phản ánh tầm nhìn và thái độ ứng xử với di tích, di sản. Tôi cho rằng, để nâng tầm trách nhiệm và hiệu quả quản lý, hoạt động bảo tồn, khai thác giá trị di tích phục vụ kinh tế - xã hội địa phương, cần thiết phải giao cho một đơn vị quản lý trực thuộc UBND tỉnh”.
Lâm Chí Công
Thứ Hai, 26 tháng 3, 2012
BẠN ĐỒNG HÀNH 2...?
Bao giờ suối Bang...vui trở lại?
Cập nhật lúc 06:36, Thứ Sáu, 16/03/2012 (GMT+7)
(QBĐT) - Trong chiến tranh, dù trên bom dưới đạn nhưng nơi đây, suối nước khoáng Bang (Kim Thuỷ- Lệ Thuỷ) vẫn nhộn nhịp cán bộ chiến sỹ ra Bắc vào Nam ghé lại để thưởng ngoạn những điều kỳ diệu của tạo hoá và cả chữa bệnh. Binh đoàn 559 còn xây cả một bể tắm nước nóng. Và, sau chiến tranh, nơi đây là một địa chỉ cuốn hút du khách... Nhưng kể từ khi Công ty TNHH Tập đoàn Đông Dương trương cờ biểu ngữ để làm ăn lớn thì du khách "nín hẳn".
Một chiều xuân, trời còn rét, mưa bụi lất phất nhưng không gian đất trời đã sáng sủa hơn, chúng tôi tìm về một địa chỉ quen thuộc: suối nước khoáng Bang. Rừng miền tây Lệ Thuỷ vẫn trầm mặc, và bên con suối Bang với dòng nước nóng trên 105 độ C mà đất trời đã ưu ái cho vùng đất này, những làn hơi nước màu sương mai bảng lảng vương vấn vươn lên tầng không như ngàn đời... Chỉ có điều, cái gọi là Khu du lịch sinh thái... đã không như chúng tôi hình dung khi rời Đồng Hới. Một cái cổng chào với hàng chữ đã rơi rụng và hoen màu gỉ rét như một lời chào buồn bã. Tôi xăm xăm tiến vào ngôi nhà mà dạo năm trước người đại diện của chủ đầu tư đã tiếp đoàn công tác của UBND tỉnh, nhưng vấp phải những thứ vật liệu hổ lốn, hoang phế... Còn bên kia, những toà nhà uy nghi nhưng mới xây được bộ khung như bộ xương con khủng long khổng lồ đang hù dọa mọi người. Tịnh không một bóng người, cũng may chúng tôi đi mấy anh em nên cũng đỡ... sợ. Những cây cảnh khá bề thế không được chăm sóc trông thật thảm hại và cả những dòng chữ ghi dấu tích các đồng chí lãnh đạo cao cấp không còn rõ nghĩa mà tôi không tiện chép ra đây, thật phản cảm...
Lần theo vết cũ về khe nước nơi người ta vẫn tắm trong mùa đông, tôi chạnh lòng nhìn tấm biển bề thế vững chãi với dòng chữ đã nhuốm màu thời gian: Nơi đây trong kháng chiến chống Mỹ bộ đội Trường Sơn đã dùng nước khoáng Bang để điều dưỡng, chữa bệnh... Rồi chúng tôi cũng bắt gặp được với các cô gái đi làm về qua đây tắm rửa tý chút, lát nữa về nhà đỡ phải đun nước chứ chẳng phải du khách gì. Các cô cho biết ở đây độ này vắng hẳn khách, không như hồi trước. Chúng tôi thầm nghĩ, chắc du khách đang chờ đến lúc khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng hoàn tất đi chơi luôn thể... Nhưng đến khi nào khu du lịch này mới hiện hình để phục vụ du khách khi nó như bộ xương khủng long rêu phong đã bắt đầu bầu bạn?
Nhớ lại ngày... vui, tháng 9 năm 2008, khi khởi công công trình với sự có mặt đủ bàn dân thiên hạ, núi rừng như đang chuyển động trong những lời hứa, viễn cảnh huy hoàng mà chủ đầu tư... vẽ ra. Khu du lịch nghỉ dưỡng và phục hồi chức năng suối nước khoáng Bang được chia làm hai giai đoạn, giai đoạn 1 với chức năng du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng kết hợp điều trị và du lịch mạo hiểm; sau năm 2015 sẽ thực hiện giai đoạn 2...Tổng diện tích đất được quy hoạch cho dự án giai đoạn 1 hơn 300 ha, thời gian thực hiện giai đoạn 1 là 24 tháng kể từ ngày khởi công...
Hai năm trôi qua, một ngày tháng 6-2010, đoàn công tác của UBND tỉnh khi đã khá "nóng ruột" với khu du lịch nghỉ dưỡng này đã "quá bộ" lên đây. Lúc này, dù tiến độ xây dựng khu du lịch đã quá chậm chạp, nhưng dầu sao trong tiếng ồn ả của xe máy và lực lượng lao động kha khá trên hiện trường cũng phần nào làm yên lòng những người có trách nhiệm với du lịch tỉnh nhà, hy vọng về một ngày khu du lịch sẽ hình thành. Lúc đó người đại diện cho chủ đầu tư đã nói chắc như đinh đóng cột, một năm nữa dự án sẽ hoàn thành giai đoạn 1... Vâng, một năm nữa nơi đây sẽ đón hàng ngàn du khách lưu trú và vãng lai với đầy đủ tiện nghi để nghỉ dưỡng, chữa bệnh, để ngắm cảnh non xanh, suối biếc... Nhưng rồi một năm đó đã đi qua. Từ năm trước những đội quân xây dựng khu du lịch đã bỏ đi vì chẳng ai rót vốn cho...
Tìm mãi chúng tôi cũng bắt gặp một người có chút trách nhiệm ở đây, là anh bảo vệ cho chủ thầu người địa phương, anh cho biết nghe đâu tháng 4 này sẽ có vốn, khi đó các đơn vị thi công lại tiếp tục công việc... Nghe thì biết vậy, tin hay không đây? Chỉ biết rằng, suối nước khoáng Bang là một mắt xích trong cái thế chân vạc du lịch ở Lệ Thuỷ. Từ Đồng Hới du khách vào thăm nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp- vị tướng lừng danh thế giới, người con ưu tú của quê hương Quảng Bình ở Lộc Thuỷ rồi lên viếng Lăng mộ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, khai quốc công thần đã mở cõi phương Nam, ở Thác Cóc, Trường Thuỷ và đi tiếp lên suối nước khoáng Bang trong chuyến du lịch phía nam tỉnh...
Đáng tiếc là, mấy năm qua điểm du lịch hấp dẫn, có một không hai này đang phải "ngủ yên" trong liều thuốc ngủ bất đắc dĩ!
Văn Hoàng
http://baoquangbinh.vn/phong-su-ky-su/201203/Bao-gio-suoi-Bangvui-tro-lai-2098328/
Một chiều xuân, trời còn rét, mưa bụi lất phất nhưng không gian đất trời đã sáng sủa hơn, chúng tôi tìm về một địa chỉ quen thuộc: suối nước khoáng Bang. Rừng miền tây Lệ Thuỷ vẫn trầm mặc, và bên con suối Bang với dòng nước nóng trên 105 độ C mà đất trời đã ưu ái cho vùng đất này, những làn hơi nước màu sương mai bảng lảng vương vấn vươn lên tầng không như ngàn đời... Chỉ có điều, cái gọi là Khu du lịch sinh thái... đã không như chúng tôi hình dung khi rời Đồng Hới. Một cái cổng chào với hàng chữ đã rơi rụng và hoen màu gỉ rét như một lời chào buồn bã. Tôi xăm xăm tiến vào ngôi nhà mà dạo năm trước người đại diện của chủ đầu tư đã tiếp đoàn công tác của UBND tỉnh, nhưng vấp phải những thứ vật liệu hổ lốn, hoang phế... Còn bên kia, những toà nhà uy nghi nhưng mới xây được bộ khung như bộ xương con khủng long khổng lồ đang hù dọa mọi người. Tịnh không một bóng người, cũng may chúng tôi đi mấy anh em nên cũng đỡ... sợ. Những cây cảnh khá bề thế không được chăm sóc trông thật thảm hại và cả những dòng chữ ghi dấu tích các đồng chí lãnh đạo cao cấp không còn rõ nghĩa mà tôi không tiện chép ra đây, thật phản cảm...
Nơi tắm nước nóng được xây dựng từ thời đánh Mỹ. Ảnh: V.P |
Nhớ lại ngày... vui, tháng 9 năm 2008, khi khởi công công trình với sự có mặt đủ bàn dân thiên hạ, núi rừng như đang chuyển động trong những lời hứa, viễn cảnh huy hoàng mà chủ đầu tư... vẽ ra. Khu du lịch nghỉ dưỡng và phục hồi chức năng suối nước khoáng Bang được chia làm hai giai đoạn, giai đoạn 1 với chức năng du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng kết hợp điều trị và du lịch mạo hiểm; sau năm 2015 sẽ thực hiện giai đoạn 2...Tổng diện tích đất được quy hoạch cho dự án giai đoạn 1 hơn 300 ha, thời gian thực hiện giai đoạn 1 là 24 tháng kể từ ngày khởi công...
Những toà nhà xây dang dở. Ảnh: V.P |
Tìm mãi chúng tôi cũng bắt gặp một người có chút trách nhiệm ở đây, là anh bảo vệ cho chủ thầu người địa phương, anh cho biết nghe đâu tháng 4 này sẽ có vốn, khi đó các đơn vị thi công lại tiếp tục công việc... Nghe thì biết vậy, tin hay không đây? Chỉ biết rằng, suối nước khoáng Bang là một mắt xích trong cái thế chân vạc du lịch ở Lệ Thuỷ. Từ Đồng Hới du khách vào thăm nhà lưu niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp- vị tướng lừng danh thế giới, người con ưu tú của quê hương Quảng Bình ở Lộc Thuỷ rồi lên viếng Lăng mộ Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, khai quốc công thần đã mở cõi phương Nam, ở Thác Cóc, Trường Thuỷ và đi tiếp lên suối nước khoáng Bang trong chuyến du lịch phía nam tỉnh...
Đáng tiếc là, mấy năm qua điểm du lịch hấp dẫn, có một không hai này đang phải "ngủ yên" trong liều thuốc ngủ bất đắc dĩ!
Văn Hoàng
http://baoquangbinh.vn/phong-su-ky-su/201203/Bao-gio-suoi-Bangvui-tro-lai-2098328/
Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2012
BẠN ĐỒNG HÀNH...?
Vì sao nhà máy xi măng Áng Sơn ngừng sản xuất?
Cập nhật lúc 08:02, Thứ Hai, 26/03/2012 (GMT+7)
(QBĐT) - Từ sau Tết Nhâm Thìn 2012 đến nay, Nhà máy xi măng lò quay Áng Sơn, thuộc Công ty cổ phần COSEVCO6 đã ngừng sản xuất. Theo ông Phan Văn Diễn, Tổng giám đốc công ty nguyên nhân là do không có tiền để trả tiền điện, tiền than và các chi phí khác phục vụ cho hoạt động của nhà máy. Việc nhà máy xi măng công suất gần nửa triệu tấn sản phẩm/năm ngừng sản xuất không những gây thiệt hại lớn về kinh tế mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, việc làm của hàng trăm lao động.
Qua làm việc với Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Công ty cổ phần COSEVCO6 mới đây được biết hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty rất khó khăn. Bao trùm lên là Nhà máy xi măng Áng Sơn công suất 500.000 tấn sản phẩm vừa đưa vào sản xuất tháng 12-2010 đã phải đóng cửa. Mặt khác công ty đang nợ lương và các khoản chế độ từ cuối năm 2011 đến nay chưa tìm được nguồn nào để trả cho người lao động.
Dự án Xi măng Áng Sơn theo công nghệ lò quay tiên tiến, thiết bị đầu tư mới 100% của Trung Quốc, với tổng mức đầu tư khoảng 600 tỷ đồng. Sau 3 năm thi công đến tháng 12-2010, nhà máy đi vào sản xuất. Quá trình sản xuất có xảy ra một số sự cố, thiết bị trục trặc, hư hỏng nhẹ. Tuy nhiên cán bộ công nhân nhà máy cùng với các chuyên gia đã khắc phục được các sự cố. Từ tháng 8-2011 đến khi nhà máy đóng cửa (tháng 1-2012) nhà máy hoạt động bình thường, công suất đạt tối đa theo thiết kế.
Nguyên nhân nhà máy buộc phải đóng cửa là do còn nợ tiền đầu tư mua thiết bị, nguyên liệu, tiền điện, tiền than... của khách hàng trên 100 tỷ đồng không có nguồn để thanh toán. Lý giải về việc này, ông Phan Văn Diễn, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần COSEVCO6 cho rằng khi lập dự án đầu tư các ngân hàng cam kết cho vay đủ tiền để đầu tư, kể cả 50 tỷ đồng vốn lưu động. Do việc trượt giá của đồng đô la Mỹ so với đồng Việt Nam nên đã đội giá đầu tư lên cao. Thời điểm lập và phê duyệt dự án đầu tư năm 2006-2007, khi đó giá một đồng đô la Mỹ được tính bằng 11.000 đồng Việt Nam, đến khi nhà máy đi vào sản xuất phải trả 21.000 đồng/1USD; lãi suất vay 12%/năm, tăng lên 22,5%/năm và giá than 4a là 717.000 đồng/tấn vận chuyển đến nhà máy, nay phải mua với giá cao gấp 3,5 lần (2.581.000 đồng/tấn) và phải trả tiền ngay. Trước mắt để nhà máy có thể hoạt động trở lại cần ít nhất vài chục tỷ đồng vốn lưu động, giải quyết các vấn đề cấp bách phục vụ cho sản xuất và trả lương cho công nhân.
Vừa qua, công ty đã có cố gắng khắc phục sự cố, hỏng hóc của máy móc thiết bị, thuê chuyên gia giỏi để xử lý nâng cao chất lượng Clinke đạt được mác Cpc >50 theo tiêu chuẩn Việt Nam 7024:2002; đồng thời đã tổ chức lại sản xuất hợp lý hơn, tinh giảm bộ máy từ 968 người còn 698 người (số dôi dư 297 người đã được giải quyết chế độ, cho nghỉ hưu và chuyển công tác...). Bộ phận gián tiếp của công ty đã giảm 50% so với trước và giao quyền chủ động cho các giám đốc xí nghiệp đơn vị trực thuộc, nên hiệu quả sản xuất đã có chiều hướng tăng, giảm được lỗ.
Ông Phan Văn Diễn cho biết, công ty đang kêu gọi các nhà đầu tư, doanh nghiệp đến hợp tác, liên doanh với nhà máy. Trong đó công ty đã trực tiếp làm việc với tập đoàn HB (là tập đoàn mua lại Nhà máy XM Sông Gianh) để tìm giải pháp cứu vãn nhà máy, kể cả việc phải bán lại nhà máy cho tập đoàn này. Tuy nhiên cho đến nay chưa có nhà đầu tư nào ngỏ ý liên kết hoặc mua lại nhà máy. Vừa qua công ty đã kêu gọi, vận động cổ đông của công ty góp thêm được gần 10 tỷ đồng đầu tư vào nhà máy. Tuy nhiên số tiền này không thể giải quyết được sự thiếu nguồn vốn trầm trọng của công ty.
Trao đổi với chúng tôi lãnh đạo Công ty cổ phần COSEVCO6 mong được sự hỗ trợ từ phía ngân hàng. Đó là giãn nợ gốc và giảm lãi suất tiền vay (hiện nay tỷ suất huy động giảm từ 14% xuống 13%, nhưng công ty vẫn phải trả lãi 22,5 là quá cao), đồng thời cho công ty được vay đủ hạn mức như ngân hàng đã cam kết.
Tr. Thái
Qua làm việc với Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Công ty cổ phần COSEVCO6 mới đây được biết hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty rất khó khăn. Bao trùm lên là Nhà máy xi măng Áng Sơn công suất 500.000 tấn sản phẩm vừa đưa vào sản xuất tháng 12-2010 đã phải đóng cửa. Mặt khác công ty đang nợ lương và các khoản chế độ từ cuối năm 2011 đến nay chưa tìm được nguồn nào để trả cho người lao động.
Dự án Xi măng Áng Sơn theo công nghệ lò quay tiên tiến, thiết bị đầu tư mới 100% của Trung Quốc, với tổng mức đầu tư khoảng 600 tỷ đồng. Sau 3 năm thi công đến tháng 12-2010, nhà máy đi vào sản xuất. Quá trình sản xuất có xảy ra một số sự cố, thiết bị trục trặc, hư hỏng nhẹ. Tuy nhiên cán bộ công nhân nhà máy cùng với các chuyên gia đã khắc phục được các sự cố. Từ tháng 8-2011 đến khi nhà máy đóng cửa (tháng 1-2012) nhà máy hoạt động bình thường, công suất đạt tối đa theo thiết kế.
Nhà máy xi măng Áng Sơn đang ngừng sản xuất. Ảnh: Tr.T |
Vừa qua, công ty đã có cố gắng khắc phục sự cố, hỏng hóc của máy móc thiết bị, thuê chuyên gia giỏi để xử lý nâng cao chất lượng Clinke đạt được mác Cpc >50 theo tiêu chuẩn Việt Nam 7024:2002; đồng thời đã tổ chức lại sản xuất hợp lý hơn, tinh giảm bộ máy từ 968 người còn 698 người (số dôi dư 297 người đã được giải quyết chế độ, cho nghỉ hưu và chuyển công tác...). Bộ phận gián tiếp của công ty đã giảm 50% so với trước và giao quyền chủ động cho các giám đốc xí nghiệp đơn vị trực thuộc, nên hiệu quả sản xuất đã có chiều hướng tăng, giảm được lỗ.
Ông Phan Văn Diễn cho biết, công ty đang kêu gọi các nhà đầu tư, doanh nghiệp đến hợp tác, liên doanh với nhà máy. Trong đó công ty đã trực tiếp làm việc với tập đoàn HB (là tập đoàn mua lại Nhà máy XM Sông Gianh) để tìm giải pháp cứu vãn nhà máy, kể cả việc phải bán lại nhà máy cho tập đoàn này. Tuy nhiên cho đến nay chưa có nhà đầu tư nào ngỏ ý liên kết hoặc mua lại nhà máy. Vừa qua công ty đã kêu gọi, vận động cổ đông của công ty góp thêm được gần 10 tỷ đồng đầu tư vào nhà máy. Tuy nhiên số tiền này không thể giải quyết được sự thiếu nguồn vốn trầm trọng của công ty.
Trao đổi với chúng tôi lãnh đạo Công ty cổ phần COSEVCO6 mong được sự hỗ trợ từ phía ngân hàng. Đó là giãn nợ gốc và giảm lãi suất tiền vay (hiện nay tỷ suất huy động giảm từ 14% xuống 13%, nhưng công ty vẫn phải trả lãi 22,5 là quá cao), đồng thời cho công ty được vay đủ hạn mức như ngân hàng đã cam kết.
Tr. Thái
HÌNH ẢNH MỚI NHẤT VỀ VỰC QUÀNH TRÊN BLOG "TẠP HÓA FAXUCA"
"BẢO TÀNG CHIẾN TRANH" VỰC QUÀNH ĐANG CHẾT
Phạm Xuân Cần
Tôi là người rất tâm đắc với ý tưởng xây dựng một làng chiến tranh của ông Nguyễn Xuân Liên, đồng thời rất khâm phục tâm huyết và ý chí của ông. Ngay từ năm 1993, qua một số bài báo trên báo Lao Động, tôi đã chú ý theo dõi "dự án đời người" này của ông Liên.
Vào các năm 2004, 2005 tôi đã từng đưa anh em trong cơ quan đi thăm khu bảo tàng độc đáo này. Ai nấy đều rất thích thú.
Mấy hôm trước, trên trang Ba Sàm có điểm một bài viết về khu du lịch sinh thái "bảo tàng chiến tranh" này.
Hôm nay, nhân dịp cùng các bạn thanh niên trong cơ quan đi thăm Nghĩa trang Trường Sơn, Thành cổ Quảng Trị, Địa đạo Vịnh Mốc, tôi đã hào hứng kể cho các bạn trẻ về khu du lịch đặc biệt này. Mặc dù đã muộn và thấm mệt nhưng ai cũng háo hức muốn đến tận nơi. Phải rất khó khăn mới hỏi được đường đi đến đây, vì hình như dân địa phương không phải ai cũng biết địa chỉ này. Thế nhưng khi đến nơi tất thảy đều thất vọng. Hoang tàn, đổ nát, không ai quan tâm chăm sóc, trông coi. Chúng tôi đã cố gắng liên lạc với chủ nhân theo số điện thoại ghi trên biển hiệu nhưng vô hiệu. Đành vào chụp mấy kiểu ảnh rồi về.
Thật buồn cho một dự án tâm huyết, đầy ý nghĩa nhân văn lại rơi vào thảm trạng như vậy...
Thật buồn cho một dự án tâm huyết, đầy ý nghĩa nhân văn lại rơi vào thảm trạng như vậy...
Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2012
THÀNH TÍCH : GDP VÀ THU NHẬP BÌNH QUÂN TÍNH THEO ĐẦU NGƯỜI...
TƯƠNG PHẢN
Vẫn biết chuyện giàu nghèo là do khéo tu từ kiếp trước, là phước huệ, là tài năng, là may mắn và cũng có thể là do làm ăn bất chính của từng con người. Lựa chọn cách sống và một cuộc sống tiện nghi, đầy đủ là quyền của mỗi người. Và ai cũng mong muốn được sống trong hạnh phúc, đầy đủ. Nhưng sự chênh lệch giàu ghèo ở Việt Nam giờ như thể phim dương bản và âm bản. Dường như khoảng cách này càng mỗi lúc càng giãn ra sau nhiều năm kinh tế tăng trưởng và phát triển. Người nghèo nhìn về cuộc sống của người giàu không khác gì cố tìm cách chạy về phía đường chân trời…Càng chạy càng đuối sức và biết sẽ không bao giờ tới được...
Hãy thử nhìn vào các bức hình này. Những bức hình về cuộc sống giàu sang, xa hoa của những người nổi tiếng trong giới showbiz tràn ngập trên các trang mạng, không khó để tìm. Còn những bức ảnh về cuộc sống của các bé học sinh và người dân miền núi thì mình chụp được trong những chuyến đi vừa qua. Đây chưa phải là tất cả những gì mình muốn nói, chỉ muốn mời bạn bè hãy dừng lại giây phút trong ngày nghỉ cuối tuần để cùng xem và cùng…đau…Xin lỗi nếu mình làm phiền nhé.
*Nhà:
Biệt thự thiếu gia Hà Tĩnh: 130 tỷ VND |
Nhà đôi vợ chồng trẻ dân tộc Thu Lan (Tả Gia Khâu - Mường Khương - Lào Cai) |
*Ăn:
Bếp nấu ăn của các bé tiểu học Lao Chải |
Thú chơi sành điệu của người giàu VN hôm nay: món ăn có vàng... |
Bữa cơm học trò ở phân hiệu Khu Chu Phìn (Sàng ma Sáo - Bát Xát - Lào Cai) |
Bữa cơm trưa ở Lao Chải - Cái thìa cũng không đủ phải chuyền tay nhau |
*Ngủ:
Phòng nội trú của học trò Lao Chải |
Cái sập gỗ này 2 tỷ đồng của đại gia |
Những chiếc dát gường này là niềm mơ ước của các lớp mầm non vùng cao vì nhiều nơi chưa có |
*Tắm:
Bể bơi trong biệt thự của siêu mẫu Ngô Mỹ Uyên |
Phòng tắm ở căn hộ 100 tỷ |
Trên đường vào Tả Gia Khâu (nơi đây nước rất hiếm và quí) |
Tắm suối ở Kin Sáng Hồ (Sàng Ma Sáo - Lào Cai) |
*WC:
Bé ị ở đầu hồi nhà vì WC đóng cửa không có nước (Dền Thàng - Lào Cai) |
Tè ở sân trường...cũng vì thiếu nước |
*Chơi:
Đồ chơi trưng bày ở nhà một nữ diễn viên |
Thú chơi hổ tại gia của đại gia |
Cây sanh cổ thụ trên 10 tỷ đồng của đại gia |
Đồ chơi trẻ em thông dụng ở thành phố |
Đồ chơi cũ mà lần đầu các con được nhìn thấy (Pa Cheo - Lào Cai) |
Chơi với cái đĩa CD cũ |
Chơi quay - Trò chơi phổ biến của trẻ em vùng cao |
Làm bạn với hòn sỏi - chơi rải ranh |
*Mặc:
Chiếc váy do Alexander McQueen thiết kế mà Lỹ Nhã Kỳ mua giá 1,5 tỷ VND |
Cậu bé không có quần mặc trong cái lạnh 4 độ C ở Pa Cheo |
Những đứa trẻ cởi truồng |
*Phương tiện giao thông:
Du thuyền 2 triệu USD của gia đình Diễm My |
Siêu xe Bugatti Veyron đã về Việt Nam - 1,7 triệu USD - Nếu bạn có lương tháng là 3,2 triệu VND thì cần 777 năm làm việc không ăn tiêu mới mua nổi chiếc ô tô này. |
Chiếc xe đạp này có giá là 35.000 USD cũng đã có ở VN |
Kéo... |
Vác... |
Gùi... |
Trâu kéo... |
Ngựa thồ... |
Biết rằng so sánh thế này thật không cùng. Nhưng đó chính là cuộc sống của đất nước ta hôm nay...
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)