Thứ Hai, 30 tháng 1, 2012

CHỦ TỊCH NƯỚC LÀM NÔNG DÂN TRONG LỄ TỊCH ĐIỀN

Chủ tịch nước đi cày trong lễ Tịch điền

Sáng 29-1 (mùng 7 Tết), tỉnh Hà Nam tổ chức lễ hội Tịch điền - Đọi Sơn, lễ hội truyền thống xuống đồng cày ruộng, cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tham dự lễ hội.


Chủ tịch nước Trương Tấn Sang xắn quần, chân đất xuống đồng cày ruộng trong lễ Tịch điền - Ảnh: TTXVN - Bee.net







Trong nhiều tài liệu lịch sử còn lưu lại, mùa xuân năm Đinh Hợi, niên hiệu Thiên Phúc thứ 7 (tức năm 987), vua Lê Đại Hành về chân núi Đọi làm lễ tịch điền (cày ruộng) đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, mở ra một trang sử mới cho nền nông nghiệp nước ta.
Kể từ đó, lễ hội Tịch điền trở thành một mỹ tục được các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn thực hiện một cách thành kính, trang trọng.
Đây là lễ hội truyền thống xuống đồng cày ruộng, cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, được UBND tỉnh Hà Nam phục dựng và tổ chức quy mô lớn trong nhiều năm gần đây.
Năm nay lễ hội Tịch điền được UBND tỉnh Hà Nam tổ chức với quy mô lễ hội cấp tỉnh, diễn ra trong các ngày từ 27 đến 29-1 (tức 5, 6, 7 tháng giêng năm Nhâm Thìn) với các nghi lễ truyền thống, các trò chơi dân gian thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách thập phương tham gia.

Phát biểu tại lễ hội, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định lịch sử Việt Nam đã chứng minh dù bất cứ hoàn cảnh nào, nông nghiệp, nông dân, nông thôn vẫn là cơ sở vững chắc, là nền tảng cho sự phát triển của đất nước. 

Chủ tịch nước nhấn mạnh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, cả nhân loại đang đứng trước những thách thức lớn, vấn đề an ninh lương thực càng phải được chú trọng.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang mong muốn ngày hội xuống đồng Đọi Sơn, Hà Nam tiếp tục là một sự kiện quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - văn hóa - du lịch hằng năm của tỉnh.

Chủ tịch nước đã phát lệnh xuống đồng trong lễ hội lao động sản xuất đầu năm mới Nhâm Thìn 2012.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gieo hạt xuống đồng trong lễ Tịch điền - Ảnh: bee.net

Kết thúc lễ hội, một cao niên trong làng khoác áo long bào nhập linh khí quân vương khoan thai đi đường cày đầu tiên. Tiếp đó là những đường cày của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, lãnh đạo bộ, ngành trung ương, tỉnh Hà Nam và đông đảo người dân tham gia lễ hội, lật lên những lớp đất nâu, tơi xốp.

TTXVN
 http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/475225/Chu-tich-nuoc-di-cay-gieo-hat-giong-trong-le-Tich-dien.html

3 nhận xét:

  1. thưa anh hai giỏi ,

    Theo báo chí thì mới đây (25/5), "Nhật hoàng Akihito đã khiến tất cả mọi người phải kính nể khi mặc trên mình bộ quần áo lao động, lội xuống ruộng và cần mẫn cấy từng cây lúa. Trong một ngày, ông đã cấy được 100 cây lúa nếp".
    Thành ra VUA SANG của ta củng bắt chước cái hay của người khác . Chỉ có điều Vua bắt chước Nhật hoàng chỉ một việc đó thì chưa đủ ; nếu Vua và toàn bộ cấp dưới của Vua điều hành đất nước như CP Nhật hiện nay thì đất nước này sẻ thành cường quốc . xin xem bài dưới đây .

    - - - - - -

    LÝ DO GÌ KHIẾN THUA TRẬN MÀ LẠI TRỞ THÀNH CƯỜNG QUỐC TRÊN THẾ GIỚI !!!

    Chúng ta hảy xem xét nước Nhật : từ một nước THUA TRẬN năm 1945 : với đất nước gần như là một ĐỐNG GẠCH VỤN KHỔNG LỒ sau nhiều đợt bom trải thảm của Mỷ (với hàng trăm , hàng ngàn máy bay Mỷ tham dự , ném bom nổ và bom cháy xuống thủ đô Đông kinh và các thành phố lớn , gây nhiều đám cháy khủng khiếp trong nhiều ngày ) cộng với hai quả bom nguyên tử xuống Trường kỳ và Quảng đảo ; với hàng triệu người thất nghiệp (trong đó rất nhiều cựu quân nhân vừa rả ngủ) ; với không biết cơ man người vô gia cư sống lây lắt ở đầu đường góc chợ ; với rất nhiều phụ nử phải NGỦ với lính Mỷ để có một Ổ BÁNH MÌ ; với NẠN ĐÓI đang lơ lửng trên đầu – mà theo dự báo có thể CẢ TRIỆU NGƯỜI CHẾT , v.v... Tình hình lúc đó RẤT BI ĐÁT VÀ NAN GIẢI vì rất nhiều vấn đề nẩy sinh đối với chính quyền thua trận Nhật và lực lượng chiếm đóng Mỷ . (Tôi đả có nhiều bài với hình ảnh , dịch từ báo Mỷ LIFE , trên blog của tôi) .
    Thế mà , dưới sự cai trị của người Mỷ và BỊ ÁP ĐẶT một hiến pháp , gần như rập khuôn của Mỷ (1) , chỉ 19 NĂM SAU , NĂM 1964 , Nhật đả tổ chức HỘI CHỢ QUỐC TẾ OSAKA và cùng năm , khánh thành đường xe lửa cao tốc ĐẦU TIÊN trên thế giới với tốc độ trên 200 km/g . Xe chạy êm đến nổi , nước trong ly không bị sóng sánh (theo báo Popular Science của Mỷ) . NĂM KẾ , 1965 , tổ chức THẾ VẬN HỘI MÙA HÈ TOKYO .
    Còn Việt nam , sau ĐẠI THẮNG 1975 , thống nhứt đất nước , đến nay ĐẢ 37 NĂM , chiếm thứ hạng nào ở Á châu ?
    Khi với biết bao tin tức về nhửng cái ÁC và BẤT CÔNG XẢ HỘI xuất hiện ngày càng nhiều trên báo chí đến độ , RẤT NHIỀU NGƯỜI không muốn đọc báo vì CHÁN NẢN và VÀ CẢM THẤY MÌNH BẤT LỰC vì không thể làm gì để cứu vản tình hình này !?! Tôi nghỉ , có thể bạn củng ở trong số này . /.

    (1) Hiến pháp này chính là cái khung để lập nên một nhà nước PHÁP QUYỀN (với TAM QUYỀN PHÂN LẬP) trên một nước trước đây đả theo chế độ độc tài quân phiệt .

    Trả lờiXóa
  2. Thưa các bác ,
    Xin các bác 'tự sướng' với chuyện cười sau .

    Chuyện xảy ra ở một nước độc tài : tổng thống và toàn bộ nội các của ông dùng máy bay đi thăm một địa phương . Trong khi máy bay đang bay , TT nổi hứng mở cửa sổ , ném ra ngoài một tờ 1 đô và nói với mọi người : “hôm nay sẻ có một người dân hạnh phúc !”
    Lát sau , Ngài lại ném một tờ 10 đô và nói : “hôm nay sẻ có 10 người dân hạnh phúc!! “
    Một lát sau , Ngài lại ném một tờ 100 đô và nói : “hôm nay sẻ có 100 người dân hạnh phúc !!”
    Một nhà báo Tây phương ngồi gần đấy thấy cảnh này , đến gần và nói với TT : “Thưa Tổng thống , nếu Ngài và toàn bộ nội các của Ngài cùng nhau nhảy ra khỏi máy bay , thì nhân dân CẢ NƯỚC sẻ được hạnh phúc , chứ ko phải chỉ có 100 người đâu !!!”

    Trả lờiXóa
  3. Thưa các bác ,
    Nhìn cảnh Đức Vua Trương Tấn Sang làm lể tịch điền để đăng lên báo và cảnh người kéo cày thay trâu tôi chỉ có ý kiến như sau :
    1/ đức vua đang "diển tuồng" trong lúc người dân đang cật lực thay trâu kéo cày .
    2/ chuyện ko thể tin đc khi ở đầu thể kỷ thứ 21 vẩn còn còn ng kéo cày .
    Trước 1975 , ở miền Nam , ng ta chỉ dùng trâu kéo cày hay sắm MÁY CÀY LOẠI NHỎ . Ở nơi ruộng cò bay thẳng cánh (như Đồng Tháp Mười) thì người ta dùng XE MÁY CÀY ; nhửng ng có xe máy cày thì thường cày thuê cho các chủ đất khi họ yêu cầu . Tôi đả sống ở miến nam 47 năm , nhưng tôi CHƯA THẤY chổ nào người ta kéo cày thay trâu .
    Thấy cảnh này mà quá đau khổ , ko nói nên lời !!! Trong khi có nhửng quan tham cấp nhỏ ở tỉnh chơi cờ mổi ván 5 tỉ đồng (trên 200.000 đô) thì lại vẩn có ng đi cày thay trâu !!!
    xin vào link sau để xem máy cày loại nhỏ :
    http://web.tradekorea.com/upload_file2/product/772/P00245772/cbe9caa5_06744dd0_9bdc_47dc_a9a2_45dcfc369731.jpg

    Trả lờiXóa