Đoàn Văn Vươn - Đất và người Tiên Lãng
Phần 2: Quá trình khai thác bãi bồi ven sông, biển và cái gọi là thu hồi của huyện Tiên Lãng.
Phần 3: “Trấn áp tội phạm”, “Bảo vệ hiện trường” và cách xử lý hậu quả của lãnh đạo Hải Phòng.
PHÂN I : ĐẤT VÀ NGƯỜI TIÊN LÃNG
+ Tiên Lãng là một vùng đất nằm ở phía Nam Thành phố biển Hải Phòng. Mảnh đất đầu sóng ngọn gió có từ hơn hai nghìn năm, đã được ghi lại qua nhiều dấu ấn lịch sử văn hoá:
+ Miếu thờ ba chị em họ Tạ là Tạ Huy Thâu, Tạ Ả Ráng và Tạ Đoan Dung ở xã Tiên Minh. Họ là những người đã tập hợp người dân địa phương thành một đội quân gồm cả nam lẫn nữ rất đông, kéo về Mê Linh tụ nghĩa. Khi khởi nghĩa hai bà Trưng thất bại họ rút quân về quê tiếp tục kháng chiến, nơi đó là mảnh đất cuối cùng Mã Viện bình định được.
+ Tiên Lãng là nơi có danh tướng Ngô Lý Tín có công lớn đã làm đến chức Thái phó thời nhà lý, chọn là nơi trở về với đất trời ( tại làng Cẩm Khê – Xã Toàn Thắng ) đến nay đền thờ Gắm vẫn còn.
+ Tiên Lãng có ngôi cổ tự được xây dựng từ thời nhà Lý cách đây trên 800 năm. Tại đây đã có rất nhiều các bậc cao Tăng trụ trì và hành đạo, nay được tôn tạo thành chùa Phúc Thắng ở thôn Mỹ Lộc – xã Tiên Thắng.
+ Tiên Lãng là quê hương của Hộ bộ thượng thư Nhữ văn Lân, thân phụ của bà Nhữ Thị Thục một bậc nữ lưu tài hoa, Người đã mang tài học về Lý số của mình truyền cho con trai là Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
+ Từ đời nhà Mạc để giúp dân Tiên Lãng chống chọi với bão gió, triều cường vỡ đê, lụt lội, Mạc Đăng Dung đã cho tôn cao một giải đất chạy dài dọc theo sông Thái Bình từ xã Bắc Hưng, vắt qua Tiên Minh, Đoàn Lập tới bến Đò Hàn, để đến hôm nay người dân ở đó còn biết nơi họ đang ở, làng xóm của họ, được xây dựng trên đường nhà Mạc khi xưa. Cách làm này, có phải ngày nay đang được áp dụng với vùng đồng bằng sông Cửu Long.
+ Với 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp có bao nhiêu Làng, Xã ở huyện Tiên Lãng được nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng? nó đủ nói lên sự mất mát hy sinh của người dân Tiên Lãng ở thời kỳ này.
+ Tiên Lãng rất nghèo, bạn có thể gặp trên khắp mọi miền của đất nước, những người xuất thân từ Tiên Lãng đang sinh cơ lập nghiệp. Nhưng chắc chắn sẽ không ai gặp một người Tiên Lãng đang đi ăn mày.
+ Viết những dòng này Nông dân tôi chỉ muốn nhắc nhỏ những ai đang coi người dân Tiên Lãng nói riêng, người dân Hải Phòng hay người dân cả đất nước Việt Nam chỉ là những đối tượng phải “giáo dưỡng”, “thuần hóa” thì họ đang nhầm.
PHÂN II: Quá trình khai thác bãi bồi ven sông, biển và cái gọi là thu hồi của huyện Tiên Lãng.
+ Vào đầu những năm 80 của thế kỷ 20 Phần bãi bồi hàng nghìn ha ở hai cửa sông Thái Bình và Văn Úc và bãi bồi biển Vinh Quang đều để hoang hóa.
+ Năm 1988 Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị đảng CS VN được thực thi, lúc này chức năng kinh tế của hộ nông dân được xác lập trở lại. Nền sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp bắt đầu hình thành và ngày càng phát triển. Đất đai tư liệu sản xuất chủ yếu của người Nông dân được khai thác ngày càng hiệu quả. Ở Tiên Lãng những năm này bắt đầu có nhu cầu khai thác vùng bãi bồi ven sông, ven biển. Đầu tiên là việc chính quyền một số xã, thông qua các hợp tác xã nông nghiệp đã tổ chức đắp đê khoanh vùng tại các bãi triều ven sông, với mục tiêu nuôi trồng thủy sản, nhưng hoàn toàn thất bại, chỉ sau mấy tháng phần đê các hợp tác xã đắp phần lớn bị trôi phẳng.
+ Cuối những năm 80 đầu những năm 90 do Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, vùng biên giới được thông thương, một số thủy sản trước kia chỉ là sản phẩm phụ nay được giá ( ví dụ 1kg Cua có thể đổi được 10 kg gạo ), vì vây phong trào đắp đê tạo vùng nuôi trồng thủy sản bắt đầu phát triển. Ban đầu một số hộ dân ký hợp đồng trực tiếp với chính quyền các xã, hoặc các hợp tác xã nông nghiệp, Họ hoàn toàn không có sự hỗ trợ tài chính kinh tế nào từ chính quyền vì vậy đòi hỏi Họ phải chút ít tiềm lực, đặt biệt phải có nhiều nhân lực. ( như gia đình Đoàn Văn Vươn có tới 7 anh chị em )
+ Khi luật đất đai năm 1993 có hiệu lực, chính quyền Huyện bắt đầu phải giao đất cho các chủ đầm theo luật định và mặc nhiên quyền quản lý các Đầm trên các vùng bãi bồi thuộc thẩm quyền của Huyện. Việc này giúp các chủ đầm yên tâm hơn trong việc đầu tư và có thể dùng giấy quyền sử dụng đất thế chấp vay vốn từ các tổ chức tín dụng. Kết quả phong trào khai thác các bãi bồi ven sông, cửa biển phát triển rất mạnh. Từ đó đâ hình thành sự liên kết của các chủ đầm, để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau.
+ Việc giao đất theo thời gian ngẫu hứng là cách nghĩ của các quan huyện “tao không làm được, nhưng “tao biết”, giao cho chúng mày từng đó năm là có lãi rồi “ điều này có phạm luật hay không xin nhường cho các cơ quan hữu quan “đối chất”. Còn việc nói khi giao đất, các chủ đầm có hợp đồng với huyện, khi hết hạn bị thu hồi không đòi hỏi phải bồi hoàn tài sản, là phát ngôn láo toét.
+ Trở lại trường hợp thu hồi đầm của Đoàn Văn Vươn và một số chủ đầm khác ở Tiên Lãng đợt này. Huyện đã giao quyết định thu hồi cho các chủ đầm nhưng đều bị các chủ đầm phản đối mạnh mẽ, vì tính phi lý của nó, vì tấm gương của chủ đầm Thảo ( tôi quên mất họ) với 70 ha bãi bồi ở xã Tiên Thắng, đã bị chính quyền huyện thu hồi và hành xử như thế nào (điều này phải hỏi nguyên lãnh đạo Lưu Quang Yên sẽ rõ!). Mâu thuẫn hai bên ở thời điểm này đã mang tính đối kháng.
+ Tưởng ý mình có thế bưng bít và đứng trên pháp luật, Dân là đối tượng không cần quan tâm!. Lê Văn Hiền và một số lãnh đạo huyện Tiên Lãng vẫn quyết định thực hiện cưỡng chế và chọn gia đình Đoàn Văn Vươn là điểm bắt đầu với các toan tính:
- Thư nhất: Anh em Đoàn Văn Vươn là những người hiền nhất trong các chủ đầm của Huyện, lại theo công giáo và rất tôn trong pháp luật sẽ không dám chống đối những người được coi là “thi hành công vụ”
- Thứ hai: Anh em Đoàn Văn Vươn đang sử dụng đầm trên 40 ha tại xã Vinh Quang nơi có Lê Văn Liêm làm chủ tịch xã, Vươn lại là người xã khác. Hai điều này có thể thuận lợi, để tạo được sự đồng thuận trong cán bộ và nhân dân xã.
- Thứ ba: Các chủ mới đã thỏa thuận xong, giao kèo ngầm đã được ký kết. chỉ còn đợi ra “công khai” đấu thầu.
+ Có thể nói chính quyền huyện Tiên Lãng đã tính toán rất kỹ, nên mới hơn 7 giờ sáng khi chủ đầm Đoàn Văn Vươn còn đang to tiếng với các cán bộ xã, huyện tại UBND xã Vinh Quang, thì trước đó một mũi khác của đoàn cưỡng chế đã bắt đầu xuống đầm và pháo phát nổ, súng phát hỏa xảy ra ở thời điểm này.
+ Rất nhiều khả năng dù đoàn “cưỡng chế” có vào khu đầm bình thường, thì gia đình Đoàn Văn Vươn vẫn có người bị bắt vì một lý do theo kịch bản đã có sẵn. Điều này căn cứ vào câu nói của một lãnh đạo tham gia đoàn cưỡng chế “Hỏng mất kế hoạch, nhưng gia đình nó bị bắt hết cũng đủ răn đe rồi”
+ Vì vụ án còn trong quá trình điều tra Nông dân tôi chỉ xin thông tin như vậy (việc lộ bí mật trong quá trình điều tra, pháp luật đã ngăn cấm).
+ Thông tin thêm; bí thư huyện ủy Tiên Lãng hiện nay là đồng chí Bùi Thế Nghĩa nguyên là sinh viên khoa văn đại học Tổng Hợp, chưa biết có mê “Kiều “ hay không?, nhưng rất thích bàn văn và bình thơ. Đồng chí chủ tịch Lê Văn Hiền mời hơn ba năm nhận nhiệm vụ đã luôn có được “ủng hộ” và “thống nhất” của các cán bộ, ban ngành trong huyện ở rất nhiều công việc. Thế mà Lê Văn Hiền mới làm tới chức chủ tịch huyện “tiếc thật, tiếc thật!”. Ở đây Tôi hoàn toàn không muốn so sánh, hoặc phóng to chính quyền Huyện này.
+ Luật đất đai ảnh hưởng nhiều nhất tới hơn 70% dân số là Nông dân chúng tôi. Trước khi ban hành các bác cũng nên hỏi chúng tôi một tiếng! Đừng để xảy ra sai phạm quá trầm trọng, các bác mới tìm nhau “Đối chất “ thì khó cho Nông dân lắm lắm.
Nông Dân
(Còn tiếp)
http://www.cafechemgio.com/2012/01/oan-van-vuon.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét