Thứ Sáu, 1 tháng 2, 2013

VỰC QUÀNH: “BẢO TÀNG CHIẾN TRANH”, LIỆU CÓ TRỞ THÀNH NỖI XÓT XA CỦA MỘT THẾ HỆ ĐI TRƯỚC ?

IMG_1709 IMG_1710
ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Cụ Hồ, ông Lê Duẫn và oomh Phạm Văn Đồng những năm 1960s, treo ở “trụ sở” bảo tàng Vực Quành.
  … Khi trời bắt đầu lâm thâm mưa, bốn bà con đành ra xe. Mình thấy có chút hụt hẩng và luyến tiếc. Bạn mình cũng thấy tiếc là giờ mới biết. Mà khi biết đưa con lên thăm quan thì có vẽ như “Bảo tàng Vực Quành” đã gần giống như phế tích. Hắn vẫn chưa hình dung ra những gì mình kể. Hắn cũng không hiểu vì sao “Vực Quành” trông như phế tích vậy? Mình nói, nguyên nhân sâu xa là cung cách làm ăn của Quảng Bình. Lãnh đạo tỉnh ủng hộ (trên nguyên tắc) nhưng cán bộ cấp trung gian không muốn thực thi những gì được chỉ đạo. Chắc không có màu mè chấm mút gì được đó thôi! Bác Liên lúc đầu chỉ làm “chơi” để lưu giữ chứng tích và giáo dục thế hệ sau đừng quên quá khứ. Song song với xây dựng “Vực Quành”, bác còn tham gia tìm kiếm phần mộ liệt sỹ đã hi sinh ở vùng tuyến lửa thời chiến tranh. Đóng góp của bác đã được VTV2 đưa lên sóng của mình.
 Khi đã đầu tư bao công sức và tiền của, “Bảo tàng Vực Quành” được lên báo nhiều. Để tương xứng với “tầm vóc” sự quan tâm, bác Liên được tư vấn nâng “Bảo tàng Vực Quành” lên “Khu du lịch sinh thái văn hóa…”. Năm 2010, tỉnh Quảng Bình cấp “Giấy chứng nhận đầu tư” (GCNĐT) cho khu du lịch. Bác đã nộp GCNĐT cho Chi cục Thuế Đồng Hới. Theo luật đầu tư hiện hành, thì “Bảo tàng Vực Quành” được miễn tiền thuê đất (đầu tư) 10 năm. Thế mà Chi cục Thuế Đồng Hới lại đòi tiền thuê đất 2 năm 2010 và 2011 đến gần 800 triệu đồng.
Bảo tàng Vực Quành, dù đã biết đến nhiều năm, du khách trong và ngoài nước đã đến thăm quan. Nhiều trường cũng đưa các em học sinh đến dã ngoại để giáo dục lịch sử bằng trực quan sinh động. Nhưng tất cả đều miễn phí. Thế thì lấy tiền đâu để bác Liên nộp cho Chi cục thuế Đồng Hới?
 Mấy hôm sau, ngồi cà-phê ở 81 Lý Thường Kiệt, Đồng Hới mình đưa câu chuyện này ra nói. Trong bàn, ngoài thằng bạn và mấy đứa, có chú em họ nhiều năm làm giám đốc Lâm trường Long Đại (Bảo tàng Vực Quành cũng thuộc địc bàn này) đưa ra bình luận. Nhiều đại gia nước ngoài vào thuê đất làm ăn như Coca Cola, Honda,.. lãi ầm ầm mà cũng được miễn tiền thuê đất. Cái bảo tàng văn hóa lịch sử của địa phương có chút xíu mà lại làm khó dễ. Chẳng qua chúng nó đòi ăn đó thôi !
 Đó là lý do chính để công sức tiền của Bác Liên bao năm có cơ thành… phế tích.
Mình lại nhớ câu nói của triết gia người Đa-ge-xtan, Abutalip, mà nhà văn Raxun Gamzatob dẫn lại: Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác!
Thế hệ công chức trẻ sinh ra sau chiến tranh lại sống trong một xã hội ngày càng tao loạn về chuẩn mực lối sống, về giá trị đạo đức làm người thì làm sao mà có đủ nền tảng văn hóa để hiểu được giá trị di sản của cha ông ?
Buồn quá bác Nguyễn Xuân Liên nhỉ?

.. trời bắt đầu mưa lâm thâm thì “đoàn” ra về. Vừa đi hết khoảng trăm mét đường nhựa vô “bảo tàng” này thì mình thấy bên phải (hướng Đông) có con đường đất xe vô được…

… xe đã chạy quá một đoạn, nhưng mình bảo thằng bạn dừng xe để mình vô “trinh sát” trước. Vào đến cuối đường thì thấy…

.. 2 cái cổng. Một cổng sắt kín mít và kiên cố. Một cổng gỗ đã đang mục nát..

Mình biết hướng của bảo tàng là phía cổng gỗ. Đẩy cửa đi vô thì thấy một gia đình đang chuẩn bị đám giỗ… Mình hỏi có lối đi qua bảo tàng không? Có bác Liên bên ấy không?

… chủ nhà nhiệt tình báo cho biết, bác Liên đã ra Hà Nội. Nếu mình muốn xem bảo tàng sẽ có người dẫn đi… Nhìn sang bên kia bảo tàng có một chiếc phà tự tạo bằng các thùng phuy và có một nàng Cún giống Nhật đang ve vẫy đuôi…

Cầu phao được kéo sang.

nàng Cún dzọt lên trước và xoắn xuýt đón “đoàn”…

… đoàn men theo bờ kênh không có lối mòn để vào bảo tàng…

… vì lối thăm quan theo quy trình… ngược nên ngôi nhà đầu tiên đoàn gặp là “lớp học thời chiến”. Đó là ngôi nhà tranh như bao ngôi nhà khác thời đó. Xung quanh được đúc bằng đất biên hoa dày để tránh sự sát thương của mảnh bom. Dĩ nhiên bom rơi trúng nhà thì vẫn tiêu cả lớp học. Nhưng nói theo kiểu xác suất thóng kê chiến tranh của dân Quảng Bình thì… “bom rơi chưa chắc đã trúng. Trúng chưa chắc đã chết. Chết chưa chắc đã tan xác. Tan xác may ra vẫn còn nhặt được một vài rổ… thịt!

… nghe nói lớp học thời chiến nàng Út mình xăm xam đi vô để biết lớp học thời đó của ba mẹ như thế nào…

… “lớp học” chỉ còn ba cái bàn ghép từ tre, gỗ. Ba bó củi và bàn thờ Tưởng Niệm các anh hùng liệt sỹ, thầy cô giáo và viên chức ngành giáo dục Quảng Bình đã hi sinh trong thời kỳ chiến tranh phá hoại…. (nhìn cảnh này mình thấy cay cay sống mũi. Phải giải thích thêm con gái mình mới hiểu điều kiện học hành và sự rủi ro nguy hiểm trong chiến tranh mà thầy cô và học sinh phải gánh chịu…)

… tấm bảng đen ghi bài giảng truyện ngắn “VỢ CHỒNG A PHỦ” của lớp học. Chẳng biết làm sao lại “chạy về một “nhà dân” (chắc nhà, nơi thầy giáo ở trọ…)

… hệ thống đường giao thông hào nối liền trường học, bệnh xá, trụ sở ủy ban và nhà dân được tái hiện lại ở Bảo tàng Vực Quành. Nay đang bị sạt lỡ và hoang hóa…

.. nhà trẻ đã xuống cấp…

… bên trong hai hàng nôi tái hiện tái hiện cuộc sống vùng tuyến lửa ác liệt mà ngành giáo dục QB – VL vẫn duy trì được từ nhà trẻ đến cấp 3, sư phạm…

… một ngồi nhà điển hình của vùng quê Quảng Bình thời chiến tranh. Những ngồi nhà như thế này, hồi đó thuộc diện khá giả do cha ông để lại. Nhà kiều nhà lồng (nhà rường) nhiều cột. Bác Liên cho biết, thời bác bắt đầu xây dựng bảo tàng, người dân QB bắt đầu đua nhau phá bỏ nhà cũ. Bác mua lại rất rẽ các ngôi nhà này. Mình xác nhận điều này, vì giai đoạn 2000 – 2005, chính anh trai mình cũng phá bỏ ngôi nhà lồng nhiều cột một gian hai chái của ông già để lại. Phong trào xây nhà gạch kiểu nhà hộp có đổ bê-tông cốt thép cao ráo vuông vức để chống lụt bão. Nhưng trong một không gian có vườn tược cây cối trong nó rất nửa tỉnh nửa quê. Rất nhiều nhà như thế bất chấp vùng trũng hay lụt lội hay vùng đồi cao ráo… Bây giờ các thành phố mua lại nhà này rất đắt để làm quán xá…

… đây là cái ĐÔN. Nó rất phổ biến thời chiến tranh phá hoại của không lực Mỹ. Nó có khung cây và gỗ, nhưng trét đất sét trộn với rơm. Nơi cất giữ lương thực và đồ dùng dễ bị cháy do bom Mỹ…

.. vẫn có những gia đình sợ bom rơi trúng, nhà sập thì ĐÔN cũng mất nên làm cách xa nhà ngoài vườn. Rũi nhà cửa có bề gì thì vẫn còn có cái ăn. Thời đó hầu như không có trộm cướp như bây giờ….

… những bụi sả, vừa là cây thảo dược vừa là gia vị, không thể thiếu của mỗi gia đình Quảng Bình thời chiến tranh. Ở bảo tàng Vực Quành, những bụi sả này cũng “xòe cánh nhớ cánh thương”…

… trời bắt đầu mưa nặng hạt. Mấy bà con cũng ráng đi thăm hết những khu nhà còn lại. Bắt đâu đi vô khu vực trạm xá dã chiến…

.. xuống hầm Bệnh xá dã chiến..

.. một cá mổ thời chiến dưới hầm phẫu thuật qua bức ảnh còn sót lại..

.. trong hầm còn sót lại chiếc bàn mổ dã chiến và mấy bức ảnh phóng to mô tả cứu chữa thương binh thời chiến…

… có hai đường “hầm chữ A” liên thông giữa “nhà phẩu thuật” và “nhà hậu phẫu”, của bảo tàng…

… nghe mình giới thiệu, con gái mình nói: nghe rồi giờ con mới hiểu hầm chữ A là thế nào. Sau đó nàng chui qua lối thông ra ngoài…

.. nới cuối cùng đoàn đến là ngồi nhà “hội trường kiêm trụ sở” thời xưa. Nếu bảo tàng còn hoạt động, thì đây là điểm đến đầu tiên trong chuổi nhà của “làng xã thời chiến”…

.. “trụ sở” trống hươ trống hoác. Vẫn còn sot lại cái bảng, két sắt của thủ quý, 3 bức ảnh màu của Cụ Hồ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và hai ông Lê Duẫn, Phạm Văn Đồng và…

… tấm bản đồ (by hand) về tọa độ lửa cung đường Trường Sơn trên đất Quảng Bình thời chiến…

Gió mùa đông bắc về, đoàn bắt đầu ra về kẻo sợ mưa to. Mình nán chụp mấy bức hình lãnh tụ. Con gái quay lại giục Ba về…

… nơi đến trước lúc ra về là nơi ở của bá Nguyễn Xuân Liên tại bảo tàng…

.. ngôi nhà ba gian giống như các ngôi nhà dân thời chiến tranh. Gian trái tập hợp các hiện vật (chắc là gom lại sau khi bác Liên rời “làng”. Bên phải chiếc giường gỗ còn nguyên chăn chiếu (chắc chú Toàn ngủ coi Làng). Giữa có bàn thờ đơn sơ và di ảnh của tiền nhân. Chiếc điện thoại không dây của Viettel vẫn đổ chuông khi mình bấm sô mà chú Toàn cho. Hai bên cột treo câu đối và chữ TÂM. TÂM GIA BẢN. TÂM LÀ GỐC…

… Mình ngoái lại lần cuối chiếc phà + cầu pháo tự kéo… Cảnh sông nước đẹp buồn tê tái…

.. ngoài những chứng tích chiến tranh đang dần trở thành phế tích, đọng lại trong mình là hình ảnh nàng Cún của “Làng Vực Quành”. Mình không rõ là của Bác Liên hay của chú Toàn. Nhưng khi mình đến “bến phà”. Nó đứng một mình trên “phà”. Mình là người đầu tiên xuống phà nó quấn quít mừng rõ như gặp lại bác Liên đi xa mới về. Khi mình lên bờ trước, nó dzọt lên và nhảy chôm lên mình, khi đang chụp ảnh. Ra về, nó vẫn còn lưu luyến với con gái khi mọi người đã lên xe và nó còn….

.. chạy theo xa một quảng dài, gần ra đến đường nhựa mới quay về… trong vẽ mặt của nàng Cún rất buồn. Không giống như vẽ mặt của nó khi “đoàn” mới đến…

… trên đường về, trời mưa như trút nước. Đến nhà bạn thì mới biết đợt gió mùa đông bắc kèm ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới.. đường Lý Thường Kiệt, Đồng Hới là đường QL 1A mà buổi trưa vắng hoe xe cộ…
Nhà thằng bạn nối khố của mình, Trần Đăng Đỉu, vốn là dân học chế tạo máy, có cái khách sạn mini 16 phòng. Khách sạn Xuân Hương. Địa chỉ 79 Lý Thường Kiệt, TP Đồng Hới, Quảng Bình. Nếu Bọ, Mạ nào quan tâm Bảo tàng Vực Quành hãy ghé Khách sạn Hương Xuân, bạn mình sẽ đưa đi thăm “Bảo tàng làng xã Quảng Bình thời chiến tranh” đang có nguy cơ thành phế tích…. 
Đồng Hới,  25/12/2012 – Nha Trang, 13/01/2013
Sao Hồng

1 nhận xét: