Thứ Hai, 7 tháng 1, 2013
VỰC QUÀNH: “BẢO TÀNG CHIẾN TRANH”, LIỆU CÓ TRỞ THÀNH NỖI XÓT XA CỦA MỘT THẾ HỆ ĐI TRƯỚC ? (Sao Hồng).
VỰC QUÀNH: “BẢO TÀNG CHIẾN TRANH”, LIỆU CÓ TRỞ THÀNH NỖI XÓT XA CỦA MỘT THẾ HỆ ĐI TRƯỚC ?
bởi Sao Hồng vào 7 tháng 1 2013 lúc 1:02 ·
… Khi trời bắt đầu lâm thâm mưa, bốn bà con đành ra xe. Mình thấy có chút hụt hẩng và luyến tiếc. Bạn mình cũng thấy tiếc là giờ mới biết. Mà khi biết đưa con lên thăm quan thì có vẽ như “Bảo tàng Vực Quành” đã gần giống như phế tích. Hắn vẫn chưa hình dung ra những gì mình kể. Hắn cũng không hiểu vì sao “Vực Quành” trông như phế tích vậy?
Mình nói, nguyên nhân sâu xa là cung cách làm ăn của Quảng Bình. Lãnh đạo tỉnh ủng hộ (trên nguyên tắc) nhưng cán bộ cấp trung gian không muốn thực thi những gì được chỉ đạo. Chắc không có màu mè chấm mút gì được đó thôi! Bác Liên lúc đầu chỉ làm “chơi” để lưu giữ chứng tích và giáo dục thế hệ sau đừng quên quá khứ. Song song với xây dựng “Vực Quành”, bác còn tham gia tìm kiếm phần mộ liệt sỹ đã hi sinh ở vùng tuyến lửa thời chiến tranh. Đóng góp của bác đã được VTV2 đưa lên sóng của mình.
Khi đã đầu tư bao công sức và tiền của, “Bảo tàng Vực Quành” được lên báo nhiều. Để tương xứng với “tầm vóc” sự quan tâm, bác Liên được tư vấn nâng “Bảo tàng Vực Quành” lên “Khu du lịch sinh thái văn hóa…”. Năm 2010, tỉnh Quảng Bình cấp “Giấy chứng nhận đầu tư” (GCNĐT) cho khu du lịch. Bác đã nộp GCNĐT cho Chi cục Thuế Đồng Hới. Theo luật đầu tư hiện hành, thì “Bảo tàng Vực Quành” được miễn tiền thuê đất (đầu tư) 10 năm. Thế mà Chi cục Thuế Đồng Hới lại đòi tiền thuê đất 2 năm 2010 và 2011 đến gần 800 triệu đồng.
Bảo tàng Vực Quành, dù đã biết đến nhiều năm, du khách trong và ngoài nước đã đến thăm quan. Nhiều trường cũng đưa các em học sinh đến dã ngoại để giáo dục lịch sử bằng trực quan sinh động. Nhưng tất cả đều miễn phí. Thế thì lấy tiền đâu để bác Liên nộp cho Chi cục thuế Đồng Hới?
Mấy hôm sau, ngồi cà-phê ở 81 Lý Thường Kiệt, Đồng Hới mình đưa câu chuyện này ra nói. Trong bàn, ngoài thằng bạn và mấy đứa, có chú em họ nhiều năm làm giám đốc Lâm trường Long Đại (Bảo tàng Vực Quành cũng thuộc địc bàn này) đưa ra bình luận. Nhiều đại gia nước ngoài vào thuê đất làm ăn như Coca Cola, Honda,.. lãi ầm ầm mà cũng được miễn tiền thuê đất. Cái bảo tàng văn hóa lịch sử của địa phương có chút xíu mà lại làm khó dễ. Chẳng qua chúng nó đòi ăn đó thôi !
Đó là lý do chính để công sức tiền của Bác Liên bao năm có cơ thành… phế tích.
Mình lại nhớ câu nói của triết gia người Đa-ge-xtan, Abutalip, mà nhà văn Raxun Gamzatob dẫn lại: Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác!
Thế hệ công chức trẻ sinh ra sau chiến tranh lại sống trong một xã hội ngày càng tao loạn về chuẩn mực lối sống, về giá trị đạo đức làm người thì làm sao mà có đủ nền tảng văn hóa để hiểu được giá trị di sản của cha ông ?
Buồn quá bác Nguyễn Xuân Liên nhỉ?
.. trời bắt đầu mưa lâm thâm thì "đoàn" ra về. Vừa đi hết khoảng trăm mét đường nhựa vô "bảo tàng" này thì mình thấy bên phải (hướng Đông) có con đường đất xe vô được...
... xe đã chạy quá một đoạn, nhưng mình bảo thằng bạn dừng xe để mình vô "trinh sát" trước. Vào đến cuối đường thì thấy...
.. 2 cái cổng. Một cổng sắt kín mít và kiên cố. Một cổng gỗ đã đang mục nát..
Mình biết hướng của bảo tàng là phía cổng gỗ. Đẩy cửa đi vô thì thấy một gia đình đang chuẩn bị đám giỗ... Mình hỏi có lối đi qua bảo tàng không? Có bác Liên bên ấy không?
... chủ nhà nhiệt tình báo cho biết, bác Liên đã ra Hà Nội. Nếu mình muốn xem bảo tàng sẽ có người dẫn đi... Nhìn sang bên kia bảo tàng có một chiếc phà tự tạo bằng các thùng phuy và có một nàng Cún giống Nhật đang ve vẫy đuôi...
(mai post ảnh tiếp, giờ đi ôm 3M đã
Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2013
Những bài thơ về cuộc đời của tuổi hai lăm
KÍNH DÂNG HƯƠNG HỒN NHỮNG NGƯ DÂN CỒN SẺ (QUẢNG BÌNH) ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN BIỂN ĐÔNG.
Dâng tặng hương hồn những người đã nằm lại đáy biển khơi
Những ngày buồn cùng nỗi buồn của người Cồn Sẻ, lang thang gặp bài thơ này trên trang của chị Phuong Dang Bich, được biết đây là bài thơ của Nồng Nàn Phố đăng trên FB.
Thật lạ, sao có nhiều điều suy tư đến nao lòng giống mình . Chép về đây để qua tiếng thơ của Nồng Nàn Phố gửi một lời chia buồn cùng thân nhân những ngư dân quê nghèo đã bỏ mình trên biển Đông.
Những bài thơ về cuộc đời của tuổi hai lăm
Dâng tặng hương hồn những người đã nằm lại đáy biển khơi
Em khóc gì đó em
Có phải biển xanh đã cướp đi người cha không quen dạy em cách đánh vần mà chỉ trần mình ra hốt nắng, hốt cá, hốt vất vả quê hương
Có phải mẹ đã đánh rơi chiếc nón lá trên dặm đường
Khi gánh hàng giữa đêm khuya không đủ ấm để quay về
Em khóc gì đó em
Hãy cười lên nào, vì quanh em có vạn kẻ u mê
Đang dành những giọt nước mắt mẹ cha cho để khóc cho một nhóm nhạc Hàn, một ngôi sao vừa chết, hay vé xem phim rạp A, B, C hết.. hay chỉ là thấy mệt khi không có xe hơi
Những kẻ đang nằm, ngồi
Nguyền rủa cuộc đời sao bất công, khiến đôi tay không thon thêm, mắt không hai mí, da không trắng, và tóc không mướt bóng...
Vị kỷ
Rỗng
Cả một kiếp người
Em khóc gì đó em
Hãy nhoẻn cười
Con nít có quyền được vui, sướng, không âu lo, không đau đớn
Ở ngoài kia cha đang ru biển lớn
Mẹ đang oằn vai gánh những ngả đường để em bớt thương đau
Đừng làm cho giọt nước mắt nát nhàu
Vì tuổi thơ ai cũng cần được hạnh phúc
Trong một góc tối nào đó .... bạn đánh mất chính mình.
Cũng nhờ vào đó, bạn thấy mình thật ngu ngốc.
Bạn thấy còn nhiều người không thể nào bằng đụơc bạn.
Khi bạn có cơm, bạn lại chê nhão bảo khét trong khi bao nhiêu người chết đói ? Bạn tự hủy hoại mình trong khi bao nhiêu người muốn lành lặn dù trong một bứơc chân họ đi ?
Bạn có một gia đình, nhưng có lúc bạn lại chán chường về nó, dù trăm người chỉ mong một phút của bạn !
Ngôi nhà bạn quá nhỏ ? Ít ra nó to hơn tờ poster thằng bé ăn xin che cho đỡ uớt !
....Có lẽ cuộc sống còn lắm bất công. Dù sao thì hãy sống và nhìn xung quanh, bạn nhé
Trời ơi!
Cha đang đổ sóng xanh lên ngọn hải âu trắng
Mẹ ôm chiếc nón lá đi dọc bờ biển quệt mắt câm lặng
Có lẽ... tết này nhà mình chẳng được vui
Trời ơi!
Cha nằm chênh vênh trên mui
Chiếc thuyền bằng tuổi con mới hôm qua lũ bạn còn chơi trốn tìm trên đó
Mắt mẹ đỏ
Mắt con trơ đau
Trời ơi
Cha đang bình thản quấn lại tấm lưới nát nhàu
Đi về đáy biển
Mẹ đau điếng
Gào lên như con quạ đói lòng
Con phải nói gì với mùa đông
Rằng cái lạnh của tháng 12 không bằng cái căm căm hôm nay con nhận được
Trời ơi
Từ nay sao con biết trước
Tóc cha sẽ bạc, da cha sẽ nhăn nheo, má cha sẽ hóp như nào khi cung thời gian đi qua biển
Chiếc nón lá để tang đen
Con cột nỗi đau lên biển
Cha ơi... Hãy trở về khi thấy con "lớn" nghen cha
... Biển chiều nay chẳng hiền hòa
Chẳng rì rào phi lao
Hay tiếng hải âu vỗ cánh
Có một tiếng thì thào
Ru con bằng bài ca cha gửi về từ đáy biển
Nguồn: http://www.facebook.com/nong.n.pho/posts/188451354633423?comment_id=660652¬if_t=comment_mention
VỰC QUÀNH: TÌM LẠI DẤU XƯA CỦA MỘT THỜI ĐẠN BOM
VỰC QUÀNH: TÌM LẠI DẤU XƯA CỦA MỘT THỜI ĐẠN BOM
Bác Nguyễn Xuân Liên thời "Vực Quành" còn sôi động...
Bác Nguyễn Xuân Liên thời “Vực Quành” còn sôi động…
Mình là dân Quảng Bình. Từ ngày 4 tháng 8 năm 1964 đã nghe tiếng ì ầm tàu bay và tàu chiến Mỹ trên bầu trời và ngoài biển Đông. Ngày hôm sau, mùng 5 tháng 8, đã phải núp bụi chuối và gốc cây lá kè (cọ) để trốn máy bay Mỹ. Cho đến hết năm 1972 mới vắng dần tiếng bom rơi, nhưng đạn (bom bi) vẫn còn nổ đến hơn chục năm nữa …
Trừ 2 năm sơ tán ra Thọ Xuân, Thanh Hóa (1969-1970), thì mình “coi như là” lớn lên dưới thời bom đạn. Mình đã chứng kiến cảnh nhà tan cửa nát, làng xóm tan hoang và những cái chết tức tưởi. Thế nên ký ức về chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân Hoa Kỳ với “vùng lửa Quảng Bình – Vĩnh Linh” mình không bao giờ quên.
Năm 2004, qua báo chí mình biết bác Nguyễn Xuân Liên bỏ công sức và tiền bạc tái hiện lại cuộc sống vùng đất lửa Quảng Bình những năm chiến tranh đó. Bác Nguyễn Xuân Liên, từ 1961 – 1970, đã bám trụ với ngành Y tế và người dân Quảng Bình. Như vậy bác đã sống ở tuyến lửa trọn cuộc chiến tranh phá hoại. Gần 10 năm bám trụ với mảnh đất Quảng Bình như là mối duyên nợ. Ký ức chiến tranh, cái tình của người dân Quảng Bình đẫm thấm vào máu thịt của bác.
Như sợ bị các thế hệ sau lãng quên bác đã bán nhà ở thủ đô, chịu bao tiếng thị phi để vào Quảng Bình mua đất, thuê người lập và xây dựng nên bảo tàng “Quảng Bình thời máu lửa”. Gọi là “bảo tàng chiến tranh Vực Quành”. Về sau đổi tên thành “Khu du lịch sinh thái – văn hóa Vực Quành” (mình gọi tắt là Vực Quành). Báo chí đã viết nhiều về “Vực Quành” từ 10 năm nay. Ngay cả đài truyền hình NHK Nhật Bản cũng quay phim và đưa lên chường trình quốc tế ! (nhấn vào đây
Mình “thoát ly” và sống xa quê từ 1977. Lâu lâu mới về quê khi có hiếu hỉ. Mình thuộc típ người hoài cổ. Về quê mình dắt con gái út đi theo. Vừa để thăm quê vừa cho con hiểu thêm về những vùng đất đã trải qua bom đạn thời chiến tranh.
Năm 2009, hai cha con mình về quê để tang cho chị. Mình có ý định đưa cháu về thăm “Bảo tàng… Vực Quành” để “ôn cố tri tân”. Nhưng rồi không quay ra Đồng Hới, hai cha con theo anh trai làm chuyến “du lịch tự hành” vùng DMZ Đường 9 – Khe Sanh, thăm Lao Bảo – sân bay Tà Cơn, Dốc Miếu…
Lần về quê cuối tháng này, cha con mình mới có buổi học lịch sử chiến tranh bằng “phương pháp trực quan” tại “bảo tàng chiến tranh Vực Quành” của Bác Nguyễn Xuân Liên.
Ra Đồng Hới tối hôm trước, sáng hôm sau mình hỏi thằng bạn nối khố. Lên Vực Quành bao xa. Nó hỏi lại Vực Quành ở chổ mô. Có khu du lịch à? Mình bảo mãi lo làm ăn nên không biết “giáo dục lịch sử quê hương” cho con cái chi cả! Thực ra, thì nhiều người ở Đồng Hới, nhất là cán bộ chỉ đọc báo lề… đảng, ít người biết “bảo tàng chiến tranh Vực Quành” ngay chính quê mình.
Khi nghe mình kể sơ sơ những gì mình biết về chuyện Bác Liên bỏ Hà Nội vô Quảng Bình xây dựng “bảo tàng chiến tranh”. Nó ngạc nhiên vô cùng. Hôm sau nó đánh xe chở mình cùng hai cô con gái út của hai đứa đi “học lịch sử một thời đạn bom” của Quảng Bình….
Đến đây mình kể câu chuyện “tìm lại dấu xưa của một thời đạn bom” bằng hình ảnh mà mình chụp được.
1. MÒ MẪM DÒ ĐƯỜNG..
Trồi âm u như báo hiệu đợt gió mùa đông bắc sắp về. T ừ trung tâm Đồng Hới lên tới đường 15 (bây giờ là Đường Hồ Chí Minh) khoảng 8 cây số. Lên đến đường 15 rẻ trái về Nam vừa đi vừa hỏi đường. Gặp người đi đường mới biết xe chạy lố gần môt cây số. Quay lại gặp đoạn đường nhựa có bảng hiệu cơ sở gạch tuy-nen thì theo đường đó.
Đi hết đoạn đường nhựa khoảng một cây số thì gặp con đường này…
… xen chạy thêm đoạn nữa chỉ thấy rừng thông hai bên mà không có bản hiệu “bảo tàng” hay “khu du lịch sinh thái” gì cả….
… gặp một cháu công nhân đang lấy nhựa thông, cháu cho biết quay xe lại gặp cái cổng bên phải chính là cổng vào…
A, đây rồi! Mình vạch lá bụi dây leo mới thấy cái biển hiệu: “Khu du lịch sinh thái văn hóa – lịch sử Vực Quành”, bằng hai thứ tiếng Việt – Anh
xe không vào được, đành để ngoài. Mấy bà con lội vô xem với tâm trạng….
… xót xa và hụt hẩng. Mình cố sục sạo tìm lối đi sâu hơn nữa. Thằng bạn và hai bé thì thẩn thơ với hoa dại và cỏ trinh nữ…
.. và dấu tích hố bom còn sót lại. Xung quanh cây trinh nữ trùm kín và nở hoa …
… khung nhà cháy…
… và bảng giới thiệu tóm tắt lịch sử chiến tranh ở Vực Quanh…
.. theo lối mòn mình thấy một bến nước. Chắc bên kia mới là khu chính đang có người trong coi…
… trời bắt đầu mưa lâm thâm. Cả “đoàn” ra xe mà cô con gái của thằng bạn như còn luyến tiếc….
(còn nữa… khuya rồi, ngủ đã, mai còn đi làm…)
Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2013
Họp bàn biện pháp phối hợp tìm kiếm ngư dân gặp nạn trên biển
Họp bàn biện pháp phối hợp tìm kiếm ngư dân gặp nạn trên biển
(Website Quảng Bình) - Chiều ngày 03-01-2013, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn (PCLB và TKCN) tỉnh đã tổ chức buổi họp bàn biện pháp phối hợp tìm kiếm ngư dân gặp nạn trong vụ chìm tàu cá mang số hiệu QB 93714 TS và tàu QB 93469TS mất tích vừa qua. Đồng chí Trần Văn Tuân, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp.
Theo báo cáo của lãnh đạo huyện Quảng Trạch, ngày 30/12/2012, tàu cá mang số hiệu QB 93714TS do anh Nguyễn Phong (Cồn Sẻ, Quảng Lộc, Quảng Trạch) đang trên đường vào trú ẩn thì đã bị sóng đánh chìm tại vị trí cách cửa Gianh khoảng 7 hải lý, trên tàu có 14 ngư dân (hiện mới tìm được thi thể của một ngư dân là anh Mai Khương Duy). Tiếp đó, ngày 02/01/2013, tàu cá mang số hiệu QB 93469TS do anh Nguyễn Đức Thắng ở xã Quảng Minh (Quảng Trạch) làm thuyền trưởng được báo là mất tích đã 03 ngày. Chiều tối ngày 02/01/2012, các đơn vị đã trục vớt được Tàu cá QB 93714TS nhưng không tìm thấy thêm thi thể ngư dân nào. Hiện các cơ quan chức năng đang huy động lực lượng phối hợp triển khai công tác cứu hộ, tìm kiếm các nạn nhân còn lại.
Tại buổi họp, đại diện lãnh đạo các sở, ngành, địa phương liên quan đã dành nhiều thời gian bàn các giải pháp, phương án tìm kiếm ngư dân và tàu cá đang mất tích, trong đó tập trung nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các lực lượng chức năng nhằm nâng cao hiệu quả công tác tìm kiếm.
Phát biểu tại buổi họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh duy trì hoạt động của tàu Hải đội 2 và tăng cường lực lượng các đồn Biên phòng tuyến biển phối hợp với ngư dân, chính quyền địa phương huyện Quảng Trạch tiếp tục các hoạt động tìm kiếm. Cảng vụ Quảng Bình có nhiệm vụ hướng dẫn tàu các cơ quan, đơn vị chức năng tham gia tìm kiếm trên biển. Công an tỉnh huy động lực lượng phối hợp đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn, đặc biệt là 2 địa phương có tàu bị chìm và mất tích. Các địa phương từ Quảng Trạch đến Lệ Thủy phối hợp tìm kiếm các ngư dân mất tích. UBND tỉnh sẽ gửi công văn đến tất các các tỉnh ven biển trong toàn quốc, đề nghị hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn. Bên cạnh đó, tỉnh cũng sẽ hỗ trợ 330 triệu đồng cho công tác trục vớt tàu cá bị nạn và các lực lượng chức năng tham gia công tác tìm kiếm ngư dân và tàu cá đang mất tích.
Ngọc Hà
Thứ Năm, 3 tháng 1, 2013
Bài diễn văn của ông thợ cạo trong vị thế một nhà độc tài vĩ đại bất đắc dĩ
Bài diễn văn của ông thợ cạo trong vị thế một nhà độc tài vĩ đại bất đắc dĩ
|
|
Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn
Lời người dịch:
The Great Dictator (Nhà độc tài vĩ đại)
là một cuốn phim khôi hài của Charlie Chaplin. Được trình chiếu lần đầu
vào tháng 9 năm 1940 tại New York, rồi xuất hiện tại nhiều rạp cinema
trên khắp nước Mỹ vào tháng 10, và đến với công chúng của nước Anh vào
tháng 11 năm ấy. Sau đó, cuốn phim được trình chiếu ở Pháp vào tháng 4
năm 1945, ngay trước khi Thế Chiến II kết thúc.
Đây là cuốn phim “nói” đầu tiên của Charlie
Chaplin và được xem là tác phẩm điện ảnh thành công nhất của ông. Trong
phim có rất nhiều đoạn tuyệt vời, nhưng đoạn gây xúc động và để lại ấn
tượng sâu đậm nhất trong tôi là đoạn ông thợ cạo (do chính Chaplin đóng)
bị nhận diện nhầm là nhà độc tài vĩ đại (cũng do chính Chaplin đóng),
và bị mời lên khán đài để đọc một bài diễn văn được truyền thanh khắp
thế giới. Trong vị thế một nhà độc tài vĩ đại bất đắc dĩ, ông thợ cạo
bắt đầu bài diễn văn của ông với vẻ do dự, nhưng càng diễn đạt tư tưởng
của mình thì ông càng trở nên lưu loát hơn, và giọng nói của ông càng
lúc càng mạnh mẽ, quyết liệt, đầy xúc cảm và sức thuyết phục.
Đây là một bài diễn văn tuyệt vời được trình
diễn một cách tuyệt vời bởi thiên tài Charlie Chaplin. Ở thế kỷ 21,
chúng ta có thể cho rằng một số ý tưởng trong bài diễn văn này không còn
mới mẻ. Tuy nhiên, là một người Việt Nam trong thời điểm này, tôi cảm
thấy xúc động sâu xa mỗi lần nghe lại những đoạn cuối cùng trong bài
diễn văn của ông thợ cạo.
Tôi xin gửi đến các bạn bản dịch Việt ngữ
của bài diễn văn, và mời các bạn cùng xem lại đoạn phim này trên
Youtube, theo link dưới đây:
BÀI DIỄN VĂN CỦA ÔNG THỢ CẠO
TRONG VỊ THẾ MỘT NHÀ ĐỘC TÀI VĨ ĐẠI BẤT ĐẮC DĨ
Tôi xin lỗi. Tôi không muốn làm một đại đế. Đó không phải
là công việc của tôi. Tôi không muốn thống trị hay chinh phạt ai cả.
Trong khả năng của mình, tôi muốn giúp đỡ mọi người — Do-thái, không
Do-thái, da đen, da trắng.
Tất cả chúng ta đều muốn giúp đỡ nhau. Con người là như
thế. Chúng ta muốn sống vì niềm vui của nhau — không phải vì nỗi khốn
khổ của nhau. Chúng ta không muốn thù ghét và khinh bỉ nhau. Thế giới
này có đủ chỗ cho mọi người và quả đất tốt lành này thì giàu có và có
thể nuôi sống mọi người.
Con đường của sự sống có thể là tự do và đẹp đẽ, nhưng
chúng ta đã đánh mất con đường ấy. Sự tham lam đã đánh độc tâm hồn con
người, đã vây hãm thế giới trong sự oán thù, đã xua chúng ta dấn bước
vào sự lầm than và đổ máu. Chúng ta đã phát triển tốc độ, nhưng chúng ta
đã giam hãm chính mình. Máy móc đáng lẽ mang đến cho chúng ta sự dư
dật, thì lại khiến chúng ta đói rách. Sự hiểu biết của chúng ta đã làm
chúng ta trở nên chua cay; sự khôn khéo của chúng ta đã làm chúng ta trở
nên khắc nghiệt. Chúng ta suy nghĩ quá nhiều và cảm nhận quá ít. Hơn cả
máy móc, chúng ta cần tình người. Hơn cả sự khôn khéo, chúng ta cần sự
tử tế và sự dịu dàng. Không có những phẩm tính này, cuộc sống sẽ trở nên
cuồng bạo và chúng ta sẽ đánh mất tất cả.
Máy bay và máy truyền thanh đã mang chúng ta đến gần nhau
hơn. Bản chất của những phát minh này đòi hỏi thiện tâm của con người,
đòi hỏi tình anh em trong nhân loại, đòi hỏi sự hợp quần của tất cả
chúng ta. Ngay trong giây phút này tiếng nói của tôi đang đến với hàng
triệu người trên khắp thế giới — hàng triệu người đàn ông, đàn bà, và
trẻ con đang tuyệt vọng — những nạn nhân của một hệ thống — cái hệ thống
đã sai khiến những kẻ hành hạ và giam cầm những người vô tội. Đối với
những ai có thể nghe tôi, tôi nói: “Đừng tuyệt vọng.” Sự khốn khổ hôm
nay đang đè nặng trên chúng ta chỉ là khoảnh khắc ngắn ngủi của sự tham
lam, chỉ là sự cay đắng của những kẻ sợ hãi trước sự tiến bộ của nhân
loại. Lòng thù hận của con người sẽ trôi qua, và những tên độc tài sẽ
chết, và cái sức mạnh mà họ chiếm đoạt từ con người sẽ trở lại với con
người. Và đến khi con người còn phải chết đi, thì khi ấy tự do vẫn không
hề tàn lụi.
Các chiến sĩ! Đừng nạp mình cho những con thú — những kẻ
khinh bỉ các bạn và bắt các bạn làm nô lệ, những kẻ đặt cuộc sống của
các bạn vào hệ thống, điều khiển hành động của các bạn, ý nghĩ của các
bạn và cảm xúc của các bạn! Những kẻ trui rèn các bạn, kiểm soát khẩu
phần của các bạn, xem các bạn như trâu bò, dùng các bạn như những con cờ
thí. Đừng nạp mình cho những kẻ quái đản ấy, những con người máy móc
với những đầu óc máy móc và những trái tim máy móc! Các bạn không phải
là máy móc! Các bạn không phải là trâu bò! Các bạn là những con người!
Các bạn có tình yêu nhân loại trong tim. Các bạn không thù hận. Chỉ
những kẻ không được yêu thương thì mới thù hận. Đó là những kẻ không có
tình thương và những kẻ quái đản!
Hỡi các chiến sĩ! Đừng chiến đấu cho sự nô lệ! Hãy chiến
đấu cho sự tự do! Chương thứ 17 của sách thánh Luca có viết rằng vương
quốc của Thượng Đế thì ở trong con người, không chỉ trong một người hay
một nhóm người, mà trong mọi con người! Trong các bạn! Các bạn, là nhân
dân, các bạn có sức mạnh — cái sức mạnh để sáng tạo ra máy móc. Cái sức
mạnh để sáng tạo ra hạnh phúc! Các bạn, là nhân dân, các bạn có sức mạnh
để làm cho cuộc sống này tự do và đẹp đẽ, để làm cho cuộc sống này trở
thành một cuộc phiêu lưu tuyệt vời. Thế thì, nhân danh dân chủ, chúng ta
hãy sử dụng sức mạnh đó. Tất cả chúng ta hãy đoàn kết lại. Chúng ta hãy
chiến đấu cho một thế giới mới, một thế giới tốt lành nơi đó con người
sẽ có một cơ hội để làm việc, tuổi trẻ sẽ có một tương lai và tuổi già
sẽ được an dưỡng.
Bằng lời hứa hẹn về những điều này, những con thú đã nổi
lên nắm lấy quyền lực. Nhưng chúng chỉ nói láo! Chúng không giữ lời hứa.
Chúng sẽ không bao giờ giữ lời hứa! Những tên độc tài giành lấy tự do
cho chính họ nhưng lại bắt nhân dân làm nô lệ. Giờ đây chúng ta hãy
chiến đấu để thực hiện lời hứa đó! Chúng ta hãy chiến đấu để làm cho thế
giới được tự do, để xoá bỏ những biên cương quốc gia, để xoá bỏ lòng
tham lam, hận thù và bất dung. Chúng ta hãy chiến đấu cho một thế giới
hữu lý, một thế giới trong đó khoa học và sự tiến bộ sẽ mang hạnh phúc
đến cho mọi con người.
Hỡi các chiến sĩ! Nhân danh dân chủ, hãy đoàn kết lại!
|
Việt - Trung: 'Những điều không thể không nói'
TuanVietNam
- 4/1/2013 02:00
Việt - Trung: 'Những điều không thể không nói'
5 0 12345Làm cho nhân dân hai nước hiểu được, hiểu đúng mối quan hệ lịch sử này là một việc làm cần thiết, thậm chí rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Có thể khẳng định, quan hệ hai nước Việt Nam và Trung Quốc là một mối
quan hệ đặc biệt. Nó đặc biệt ở sự gần gụi, tương đồng. Không chỉ tương
đồng về chế độ chính trị, về phương thức tổ chức xã hội và phát triển
kinh tế trong thời kỳ hiện đại mà trước hết ở sự gần gụi láng giềng, ở
sự gần gụi văn hóa, lịch sử. Ít nhất mối quan hệ này đã tồn tại từ khi
lịch sử thành văn được ghi lại, hơn hai ngàn năm trước.
Một ví dụ là ngay từ thời Tần Thủy Hoàng đã lưu truyền câu truyện về tướng Lý Ông Trọng, một người to lớn dị thường và có tài thao lược của đất Giao Chỉ, làm đến chức Tư lệ hiệu úy của nước Tần, giúp Hoàng đế dẹp loạn miền Tây Vực khiến quân Hung nô còn khiếp oai ngay cả khi ông đã nằm xuống.
Làm cho nhân dân hai nước hiểu được, hiểu đúng mối quan hệ lịch sử này là một việc làm cần thiết, thậm chí rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay, khi mà những sự tranh chấp về lợi ích lãnh thổ có nguy cơ vượt khỏi tầm kiểm soát và phủ mây đen lên mối quan hệ ấy.
Trong tinh thần đó, chúng tôi hoan nghênh loạt bài viết dưới mái chung: "Những điều không thể không nói ra" mà Tạp chí "Tri thức thế giới" của Trung Quốc đăng tải vào dịp này năm ngoái. Đó là các bài: "Lịch sử và sự thật: Diễn biến quan hệ Trung - Việt trước năm 1949" (Tôn Hồng Niên, Nghiên cứu viên Trung tâm Nghiên cứu lịch sử biên cương, Viện KHXH Trung Quốc) - "Quan hệ Trung - Việt từ 1949 đến nay" ( Vu Hướng Đông, Giám đốc Học viện Chủ nghĩa Mác, Chủ nhiệm Phòng Nghiên cứu Việt Nam, Đại học Trịnh Châu) - "Những biến thiên trăm năm qua trong chiến lược ngoại giao với các nước lớn của Việt Nam" (Tôn Hồng Niên, Vương Thâm, Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam, Đại học Trịnh Châu) - "Viện trợ Trung Quốc cho Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ" (Lục Đức An, Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam, Đại học Trịnh Châu) và "Vấn đề biên giới trên đất liền và trên biển giữa Việt Nam với các nước láng giềng Đông Nam Á" (Trương Minh Lượng, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Đại học Tế Nam).
Tất cả được đăng trong số 14, ra tháng 7 năm 2011. Như cách đặt vấn đề và như chúng tôi có thể hiểu, các tác giả muốn vẽ lên một bức tranh chân thực về những gì diễn ra trước hết trong quan hệ Việt - Trung, và sau nữa là trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước láng giềng, qua đó góp phần điều chỉnh nhận thức của người này người khác, ở phía bên này hoặc bên kia.Ý định ấy là tốt và cần thiết. Lời lẽ trong các bài viết cũng tương đối vừa phải, trừ vài ngoại lệ.
Tuy nhiên, hoặc do quan điểm, nhận thức, hoặc do nguồn tư liệu dựa vào thiếu khách quan, nhiều nội dung trong loạt bài này đã không phản ánh sự thật, làm hỏng mục đích mà người viết có thể muốn đặt ra.
Vì một số lý do, trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi chưa có ý định trao đổi toàn bộ và triệt để các vấn đề mà "Những điều không thể không nói ra" đã đề cập. Chúng ta còn có nhiều dịp và nhiều cách để cùng nhau tìm đến sự thật.
* *
1. Lịch sử thành văn của nước Việt - nghĩa là những điều được ghi lại trên giấy trắng mực đen - xuất hiện khá muộn, hàng ngàn năm sau công nguyên. Hai lý do chủ yếu: chữ viết xuất hiện muộn và cả một thiên niên kỷ mất độc lập được gọi là "thời kỳ Bắc thuộc" - một ngàn năm Bắc thuộc. Lịch sử Việt Nam trong những năm tháng này còn là một phần lịch sử Trung Hoa, điều dù muốn hay không cũng phải thừa nhận. Và dù muốn hay không cũng phải thừa nhận, với Việt Nam một ngàn năm ấy là một ngàn năm không bình yên, nói một cách khiêm tốn.
Liệu có cần thiết phải nhắc lại những chuyện " sát phu, hiếp phụ", "bỏ xác cho hổ đói lên rừng bắt chim chả, chặt ngà voi; chịu để giao long ăn thịt xuống biển mò ngọc trai, kiếm đồi mồi" cung phụng các quan cai trị? Rồi một ngàn năm độc lập, những cuộc xâm lược từ phương Bắc đã để lại những gì tưởng chỉ cần nhắc đến một câu của thi hào Nguyễn Trãi thế kỷ thứ XV, "Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn / Vùi con đỏ dưới hầm tai họa", viết trong " Đại cáo bình Ngô".
Những cuộc xâm lược của Tống, Nguyên, Minh, Thanh trong kỷ nguyên độc lập của Việt Nam đều hết sức khốc liệt, đâu có phải quan hệ giữa hai nước trong thời kỳ này"trên tổng thể là hòa bình, hữu nghị". Tác giả của "Diễn biến quan hệ Việt - Trung trước năm 1949"chỉ thừa nhận một cuộc xâm lược đến từ phía Bắc, đó là cuộc xâm lược của nhà Nguyên trong thời kỳ này (và lịch sử chính thống của Trung Quốc cũng chỉ thừa nhận như vậy) còn thì "phần nhiều những cuộc xung đột và chiến tranh giữa hai nước là do giới phong kiến Việt Nam quấy nhiễu biên giới Trung Quốc gây ra".
Cần phải nói rõ những điều này. Một, chỉ một lần duy nhất nhà nước phong kiến Việt Nam có cuộc Bắc phạt và cũng chỉ với một mục đích duy nhất là phá cuộc chuẩn bị xâm lược Việt Nam của nhà Tống. Đó là vào ngay thời kỳ đầu sau Bắc thuộc, năm 1075, nhà Lý (Việt Nam) phát hiện nhà Tống (Trung Quốc) lập các tiền đồn tích trữ binh lương ở Quảng Tây nhằm chuẩn bị tiến đánh "Giao Châu" (nước Việt) nên đã xuất quân, đánh xong lập tức rút ngay về phòng ngự mà vẫn không tránh khỏi cuộc tiến quân ồ ạt sau đó của nhà Tống.
Hai, có lẽ chỉ dựa vào chính sử do các triều đại phong kiến Trung Quốc để lại mà các tác giả của "Những điều không thể không nói ra" không thừa nhận có các cuộc xâm lược Việt Nam của Tống, Minh, Thanh. Bởi vì "chính sử"
luôn tìm cách mô tả đấy là những cuộc hành binh khôi phục trật tự, lập
lại ngôi vương chính danh được các triều đình phong kiến Trung Quốc thừa
nhận (nhưng là những phế để, phế triều đã bị sóng triều lịch sử Việt
Nam gom về bến rác).
Sự thực như thế nào? Lấy ví dụ cuộc tiến quân dưới danh nghĩa "phù Trần, diệt Hồ" của nhà Minh đầu thế kỷ XV. "Phù Trần diệt Hồ" ở chỗ nào khi diệt xong cha con Hồ Quý Ly rồi liền bắt các kỳ hào, bô lão ký vào một tờ biểu dâng lên rằng: "Nay họ Trần không còn ai nữa, vả đất An Nam vốn là Giao Châu ngày trước, xin được đặt lại quận huyện như cũ" (theo "Minh sử").
Nhưng có một thực tế là con cháu nhà Trần vẫn nổi lên ầm ầm chống lại quân Minh, lập nên một triều đại được lịch sử gọi là "kỷ Hậu Trần" thì người Minh lại gọi là "giặc" và phái binh đàn áp! Một thời kỳ "Bắc thuộc mới" kéo dài 20 năm với chính sách đồng hóa quyết liệt (tất cả sử sách nước Nam đều bị thu hết về Kim Lăng), với sưu cao thuế nặng, bắt phu khai mỏ vàng mỏ bạc rồi "chim chả, ngà voi" tận thu tận diệt khiến dân tình vô cùng khổ sở. Phải một cuộc kháng chiến gian khổ máu xương dằng dặc 10 năm của Lê Lợi - Nguyễn Trãi cuối cùng mới đưa được "cuộc phù Trần" về bên kia biên giới.
Làm sao có thể nói trong kỷ nguyên độc lập của Việt Nam ở thiên niên kỷ thứ hai, "giới thống trị Trung Quốc bấy giờ hoàn toàn không chủ động can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam" được? Và ngay trong thời kỳ được coi là giao kết hòa hiếu giữa hai nước trong quan hệ "tông phiên" thì các triều đình phong kiến Việt Nam vẫn luôn bị sách nhiễu, áp lực.
Chỉ riêng việc đòi hỏi cung phụng, cống nạp - nhất là những sản vật quý hiếm - cũng trở thành gánh nặng tài chính cho nước Việt, gánh nặng khổ ải cho thứ dân, không thể nói là "không đáng kể", "tổng giá trị (của các đồ cống nạp) luôn thấp hơn đồ "hồi tặng" (từ phía triều đình Trung Quốc)" được.
Năm 1950, khi đích thân tiếp và tiễn đoàn cố vấn quân sự của nước Trung Hoa nhân dân sang giúp Việt Nam kháng Pháp, Chủ tịch Mao Trạch Đông căn dặn: "Các đồng chí phải nói với nhân dân Việt Nam rằng tổ tiên chúng ta đã có lỗi với Việt Nam, chúng ta xin tạ tội và nguyện một lòng một dạ ra sức giúp Việt Nam đánh bại thực dân Pháp" (trích Hồi ký xuất bản bằng tiếng Hán của các Cố vấn Trương Quang Hoa, Vũ Hóa Thẩm, Đặng Kim Ba).
Thủ tướng Chu Ân Lai trong lần đầu tiên sang thăm Việt Nam năm 1955, việc đầu tiên mà ông làm là đến thắp hương Đền thờ Hai Bà Trưng, những nữ tướng Việt Nam kiệt xuất trong thế kỷ thứ nhất cầm quân nổi dậy chống quân xâm lược nhà Hán và đã anh dũng hy sinh. Thiết nghĩ không cần phải dẫn thêm những ý kiến phát biểu của các nhà lãnh đạo khác như Diệp Kiếm Anh, Vi Quốc Thanh... xung quanh vấn đề này.
Tuy nhiên, cũng cần phải khẳng định, mối quan hệ tổng thể giữa hai nước láng giềng Việt Nam và Trung Quốc suốt mấy ngàn năm lịch sử không phải là một bức tranh tối màu, nhất là quan hệ dân gian. Trong sự phát triển và trưởng thành của mình, người Việt, nước Việt đã tiếp thu và học tập được nhiều từ nền văn hóa - văn minh Trung Hoa. Đấy cũng là một trong nguyên nhân dẫn đến sự gần gụi, hiểu biết giữa nhân dân hai nước. Đấy cũng là thực tế hiển nhiên không thể phủ định. Không thể có chuyện giới nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lịch sử Việt Nam trong trăn trở tìm về nguồn cội lại bỏ qua những giá trị xác định để thay bằng những lập luận"khoác lác", "hư cấu"? Càng không thể tưởng tượng ra rằng nó có mục đích "đưa vào nội dung giáo dục quốc dân" để làm băng hoại quan hệ hữu nghị giữa hai nước, hai dân tộc.
2. Nửa sau của thế kỷ trước (thế kỷ XX), Việt Nam đã phải liên tục chiến đấu chống lại hai cuộc chiến tranh không cân sức: Kháng Pháp và kháng Mỹ. Cùng với nhân dân toàn thế giới, Trung Quốc đã có sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn, có hiệu quả về cả vật chất lẫn tinh thần cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Vào thời kỳ cao điểm, khi Mỹ trực tiếp đổ quân vào tham chiến - có lúc lên đến hơn nửa triệu - nhiều chính phủ và tổ chức nhân dân trên thế giới đã tuyên bố sẵn sàng gửi quân chí nguyện đến giúp đỡ Việt Nam, nếu được phía Việt Nam chấp nhận.
Với tinh thần tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính và cũng xét tới các hệ lụy, Chính phủ Việt Nam không chủ trương nhận quân tình nguyện chiến đấu, đặc biệt là bộ binh, và đã bày tỏ sự cảm ơn chân thành của mình đến thiện chí năm châu. Những quân nhân nước ngoài có mặt ở phía Bắc Việt Nam lúc ấy bao gồm một số lượng hạn chế các cố vấn và chuyên gia quân sự Liên Xô trong các binh chủng kỹ thuật (tên lửa phòng không, không quân ...), một vài biên đội không quân của CHDCND Triều Tiên mà lãnh đạo nước này mong muốn được đưa sang để thực tập chiến đấu.
Chính phủ Trung Quốc cũng đã nhiều lần bày tỏ thiện chí sẵn sàng gửi quân tình nguyện đến Việt Nam trong các tuyên bố công khai cũng như trong những lần gặp gỡ trực tiếp lãnh đạo Việt Nam. Kết quả là đã dẫn tới các ký kết giữa hai nước về việc đưa bộ đội hậu cần (công binh) của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc vào giúp việc khắc phục giao thông bị phá hoại bởi cuộc chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ ở Miền Bắc.
Trung Quốc cũng đề nghị đưa vào cả bộ đội pháo cao xạ để bảo vệ lực lượng công binh tác nghiệp. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất quan tâm đến lực lượng này. Người yêu cầu các nhà lãnh đạo Quân đội Việt Nam không đưa bộ đội Trung Quốc đến những vùng quá khó khăn ác liệt vì bạn chưa quen.
Thời kỳ đó, không quân Mỹ chia chiến trường Bắc Việt Nam thành ba vùng tác chiến: Vùng đánh phá tự do suốt ngày đêm từ Thanh Hóa trở vào vĩ tuyến 17, là vùng ác liệt nhất. Vùng thứ hai, vùng đánh phá có trọng điểm bao gồm Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định và các vị trí chiến lược phía nam đường số 5. Vùng thứ ba, đánh phá có chọn lọc, là các tuyến giao thông phía bắc đường số 5.
Chấp hành chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bộ đội Trung Quốc đã được bố trí tác nghiệp trong vùng từ phía bắc đường số 5 đến biên giới Việt - Trung. Các lực lượng chí nguyện Quân Giải phòng Trung Quốc đã chiến đấu, phục vụ chiến đấu dũng cảm, quên mình vì nghĩa lớn, đồng cam cộng khổ với nhân dân Việt Nam, không chỉ góp phần khắc phục đường sá bị phá hoại, giúp Việt Nam làm mới nhiều con đường, nhiều công trình mà còn tham gia chiến đấu, trực tiếp bắn rơi hơn 100 máy bay Mỹ. Tổng cộng đã có hơn 310.000 lượt bộ đội Trung Quốc có mặt trên chiến trường miền Bắc Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1968 (nói chung, 6 tháng thay quân một lần) trong đó hơn 1000 chiến sĩ hy sinh (hơn 4000, bao gồm cả các chiến sĩ bị thương).
Theo đề nghị của phía Trung Quốc, các liệt sĩ Trung Quốc đã được chôn cất tại trên 40 nghĩa trang ở Việt Nam và hiện nay vẫn được chính quyền và nhân dân các địa phương coi sóc, tu tạo.
3. Phía Trung Quốc từng xuất bản một cuốn sách công bố 7 lần xuất quân ra nước ngoài của Quân Giải phóng Nhân dân từ sau ngày thành lập nước CHND Trung Hoa, trong đó quá nửa là xuất quân sang Việt Nam. Điều đau lòng là, hầu hết những lần xuất quân đến Việt Nam ấy đều được mô tả là để "đánh trả", "trừng phạt" cái quốc gia mà Trung Quốc từng coi là anh em (đến bây giờ có lẽ vẫn là "anh em" vì lãnh đạo hai bên nói chung vẫn ôm hôn nhau theo kiểu "các nước anh em" thường làm).
Chúng tôi sẽ không đề cập đến ở đây bản chất các cuộc "đánh trả" và "trừng phạt" ấy - xin trở lại một dịp khác, nếu cần thiết - mà chỉ xin trao đổi những gì liên quan được nêu ra từ các bài viết trong "Những điều không thể không nói ra".
Thứ nhất, phải khẳng định rằng, trừ cuộc "tiến quân" trong giai đoạn 1965 -1968 nhằm chi viện nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ mà tôi vừa đề cập, tất cả các cuộc tiến quân khác (1974: đánh chiếm Hoàng Sa - Trung Quốc gọi là Tây Sa; 1979: Chiến tranh biên giới Việt - Trung; 1983 - 1984: đánh chiếm các điểm cao chiến lược ở tỉnh Hà Giang - Trung Quốc gọi là Lão Sơn (và xung quanh); 1988: đánh chiếm một số đảo ở Trường Sa - Trung Quốc gọi là Nam Sa) đều do Trung Quốc âm thầm khởi binh rồi bất ngờ đánh úp, nhằm lúc đối phương chưa sẵn sàng chuẩn bị. Tất cả đều giống nhau, không ngoại lệ. Làm gì có cái gọi là "sự xâm lăng, khiêu khích từ phía Việt Nam"? Mưu kế chiến tranh từ thời Tôn Tử đã chẳng lạ gì phương sách mà sau này L.Hart và nhiều tác gia quân sự đông tây phải ngả mũ, "Nguyên cớ ư ? Ở ta!"
Thêm nữa, sau năm 1975, mặc dù giành được nguyện vọng ngàn đời là độc lập dân tộc, thống nhất non sông, Việt Nam hoàn toàn bị kiệt quệ bởi ba mươi năm chiến tranh (nền kinh tế Việt Nam bị tụt đến đáy trong thập niên 75 - 85 là một minh chứng). Lo ăn, lo mặc cho dân mình còn chưa xong lẽ nào Việt Nam còn muốn mang sức kiệt đi đánh nước người? Mà đó lại là quốc gia hùng mạnh Trung Quốc và còn hơn thế nữa, một đất nước đã có sự ủng hộ to lớn cho Việt Nam trong kháng chiến! Ơn vừa mới đó mà đã quên được ư? Trọng ơn là truyền thống của dân tộc này, không ai có thể bới ra được chứng cứ ngược lại!
Và do đó phải thừa nhận là Việt Nam đã bị bất ngờ khi cuộc chiến tranh tháng 2/1979 xảy ra. Có thể có xung đột cường độ thấp nhưng là cả một cuộc chiến tranh với sự tiến quân ồ ạt của hàng chục sư đoàn đối phương trên toàn tuyến biên giới là điều chưa được phía Việt Nam tiên liệu.
Thứ hai, cần phải nói rõ một điều: Việt Nam chưa bao giờ tuyên bố Trường Sa và Hoàng Sa (Nam Sa và Tây Sa) là của một quốc gia nào khác ngoài Việt Nam. Và càng không có việc Việt Nam đã "hoàn toàn thay đổi lập trường" về vấn đề này. Câu chuyện như sau: Năm 1958, sau khi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền về lãnh hải 12 hải lý, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã gửi thư cho Thủ tướng Chu Ân Lai bày tỏ sự ủng hộ tuyên bố ấy, chỉ đơn giản như vậy. Sự ủng hộ đó là thiện chí nếu tính tới cuộc xung đột giữa nước Trung Hoa nhân dân với Đài Loan trong vùng Kim Môn, Mã Tổ lúc bấy giờ. Còn trong năm 1974, khi xảy ra sự việc Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa (Tây Sa), chính các bên đang quản lý thực tế vùng biển này là Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã lên tiếng phản đối.
Thứ ba. Bắt đầu từ sự xâm lược của thực dân Pháp thế kỷ XIX lập nên xứ Đông Dương thuộc Pháp rồi tiếp đến là cuộc chiến tranh do Mỹ gây ra giữa thế kỷ XX mà mà vận mệnh của ba nước Đông Dương gắn chặt với nhau: chung một kẻ thù, chung một mục đích giải phóng và độc lập dân tộc. Trong cuộc đấu tranh chung, Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn của nhân dân Lào, nhân dân Campuchia anh em và Việt Nam cũng hết lòng vì đất nước và nhân dân bạn. Làm theo lời dạy đầy ý nghĩa của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Giúp bạn là giúp mình", hàng chục vạn chiến sĩ Quân tình nguyện Việt Nam đã không tiếc xương máu chiến đấu quên mình trên đất nước Lào và đất nước Campuchia, không nhằm một mục đích tiểu bá, đại bá hay Liên bang Đông Dương nào hết.
Một khi chiến tranh kết thúc, tình hình yên ổn trở lại và được nhân dân bạn cho phép, tất cả các lực lượng này đã rút hết về nước, bao gồm cả những liệt sĩ đã nằm xuống trên đất Lào, Campuchia cũng được quy tập về đất mẹ Việt Nam (con số được quy tập đến nay đã là gần 50.000 liệt sĩ). Việt Nam, Lào, Campuchia ngày nay lại cùng đoàn kết, giúp đỡ nhau phát triển đất nước mình, với tư cách là những quốc gia độc lập, có chế độ chính trị riêng biệt, điều mà cả thế giới đều thấy rõ.
Đáng ngạc nhiên là trong bài "Vấn đề biên giới trên bộ và trên biển giữa Việt Nam và các nước Đông Nam Á", tác giả gợi lại vấn đề không có thực là "lãnh thổ K.K.K" và "một phần đất đai Campuchia bị mất vào tay Việt Nam". Với mục đích gì vậy? Tác giả có biết rằng trong tháng 8 năm 2012 vừa qua chính đại diện của nước CHND Trung Hoa tại Liên Hợp quốc đã bỏ phiếu bác bỏ yêu cầu được có tiếng nói tại tổ chức quốc tế này của cái gọi là "phong trào K.K.K"? Sự trung thực cộng sản - nếu có thể gọi như vậy - là ở chỗ nào?
Thứ tư. Có những sự thực ít người biết đến, nhưng chẳng lẽ những người chủ trì một tạp chí có tên tuổi trong ngành như "Thế giới tri thức" lại ở trong trường hợp như vậy? Tôi muốn đề cập câu chuyện về điểm cao khống chế 1509 mà Trung Quốc gọi là Lão Sơn. Trong bài "Quan hệ Việt - Trung từ năm 1949 đến nay", tác giả đã mô tả những trận đánh đẫm máu, ác liệt để giành khu vực này vào năm 1984 như là cuộc chiến đấu vinh quang chống lại sự xâm lược của quân đội Việt Nam.
Hơn nữa, chúng tôi còn được biết, nơi đây nay đang trở thành một điểm du lịch của phía Trung Quốc với những trưng bày và thuyết minh bất chấp chân lý, bất chấp mọi sự nhẫn nhịn, trên thực tế phá hoại quan hệ Việt-Trung mà các bạn bày tỏ muốn vun đắp. Liệu có cần phải đánh thức "sự thật lịch sử"?
Cuối cùng, về câu chuyện hoang đường "Việt Nam bắt nạt Trung Quốc", "Việt Nam luôn áp dụng phương châm đối đầu trực diện với Trung Quốc, một bước không lùi", để thay lời kết luận, tôi xin kể hai chuyện nhỏ : Tháng 1/1979, khi quân đội Việt Nam mở chiến dịch phản công đánh trả cuộc xâm lấn toàn diện của chế độ Pôn Pốt với một tốc độ tiến quân mà các hãng thông tin trên thế giới mô tả là nhanh như điện sẹt, các mũi tiến công và vu hồi đã sẵn sàng khép chặt biên giới Campuchia - Thái Lan trong "tích tắc", thì lập tức nhận được lệnh buông lỏng, nhờ đó mà bộ sậu lãnh đạo Khơme đỏ chạy thoát. Nhưng mục đích đã đạt được: Không để một ai trong số hàng ngàn chuyên gia cố vấn quân sự và dân sự "người nước ngoài" bị kẹt lại hoặc bị bắt giữ.
Câu chuyện thứ hai là tháng 2 năm ấy (1979), bị bất ngờ bởi cuộc tấn công của Quân đội Trung Quốc, các lực lượng phòng ngự Việt Nam tạm thời bị đẩy lui khỏi tuyến biên giới. Nhưng ngay sau cuộc phòng ngự, bộ đội Việt Nam đã tổ chức phản công và một chiến dịch - chiến lược tiến công quy mô với lực lượng mạnh cả xung lực lẫn hỏa lực nhằm vào đối phương đang tập trung ở một thành phố biên giới đã được triển khai. Mọi sự đã sẵn sàng và đây chắc chắn là một đòn giáng trả mạnh mẽ, gây thương vong nặng nề. Chỉ ít giờ trước thời điểm nổ súng, chiến dịch được hủy bỏ khi phía Trung Quốc tuyên bố bắt đầu cuộc triệt thoái.
Thẳng thắn và mà nhìn nhận, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc bản chất là một mối quan hệ tích cực và cần phải như vậy. Xin được đề cập đến vào một dịp khác. Bài viết này của tôi không có mục đích tranh luận, ngay cả về phương diện học thuật. Nó đơn giản chỉ là "những điều không thể không nói ra", không thể không làm rõ vậy thôi.
TS Vũ Cao Phan
----
Chú thích: Những chữ để nghiêng trong bài này là trích từ "Những điều không thể không nói ra" hoặc từ các cuốn sách xuất bản ở Trung Quốc (TG).
Một ví dụ là ngay từ thời Tần Thủy Hoàng đã lưu truyền câu truyện về tướng Lý Ông Trọng, một người to lớn dị thường và có tài thao lược của đất Giao Chỉ, làm đến chức Tư lệ hiệu úy của nước Tần, giúp Hoàng đế dẹp loạn miền Tây Vực khiến quân Hung nô còn khiếp oai ngay cả khi ông đã nằm xuống.
Làm cho nhân dân hai nước hiểu được, hiểu đúng mối quan hệ lịch sử này là một việc làm cần thiết, thậm chí rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay, khi mà những sự tranh chấp về lợi ích lãnh thổ có nguy cơ vượt khỏi tầm kiểm soát và phủ mây đen lên mối quan hệ ấy.
Trong tinh thần đó, chúng tôi hoan nghênh loạt bài viết dưới mái chung: "Những điều không thể không nói ra" mà Tạp chí "Tri thức thế giới" của Trung Quốc đăng tải vào dịp này năm ngoái. Đó là các bài: "Lịch sử và sự thật: Diễn biến quan hệ Trung - Việt trước năm 1949" (Tôn Hồng Niên, Nghiên cứu viên Trung tâm Nghiên cứu lịch sử biên cương, Viện KHXH Trung Quốc) - "Quan hệ Trung - Việt từ 1949 đến nay" ( Vu Hướng Đông, Giám đốc Học viện Chủ nghĩa Mác, Chủ nhiệm Phòng Nghiên cứu Việt Nam, Đại học Trịnh Châu) - "Những biến thiên trăm năm qua trong chiến lược ngoại giao với các nước lớn của Việt Nam" (Tôn Hồng Niên, Vương Thâm, Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam, Đại học Trịnh Châu) - "Viện trợ Trung Quốc cho Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ" (Lục Đức An, Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam, Đại học Trịnh Châu) và "Vấn đề biên giới trên đất liền và trên biển giữa Việt Nam với các nước láng giềng Đông Nam Á" (Trương Minh Lượng, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Đại học Tế Nam).
Tất cả được đăng trong số 14, ra tháng 7 năm 2011. Như cách đặt vấn đề và như chúng tôi có thể hiểu, các tác giả muốn vẽ lên một bức tranh chân thực về những gì diễn ra trước hết trong quan hệ Việt - Trung, và sau nữa là trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước láng giềng, qua đó góp phần điều chỉnh nhận thức của người này người khác, ở phía bên này hoặc bên kia.Ý định ấy là tốt và cần thiết. Lời lẽ trong các bài viết cũng tương đối vừa phải, trừ vài ngoại lệ.
Tuy nhiên, hoặc do quan điểm, nhận thức, hoặc do nguồn tư liệu dựa vào thiếu khách quan, nhiều nội dung trong loạt bài này đã không phản ánh sự thật, làm hỏng mục đích mà người viết có thể muốn đặt ra.
Vì một số lý do, trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi chưa có ý định trao đổi toàn bộ và triệt để các vấn đề mà "Những điều không thể không nói ra" đã đề cập. Chúng ta còn có nhiều dịp và nhiều cách để cùng nhau tìm đến sự thật.
* *
1. Lịch sử thành văn của nước Việt - nghĩa là những điều được ghi lại trên giấy trắng mực đen - xuất hiện khá muộn, hàng ngàn năm sau công nguyên. Hai lý do chủ yếu: chữ viết xuất hiện muộn và cả một thiên niên kỷ mất độc lập được gọi là "thời kỳ Bắc thuộc" - một ngàn năm Bắc thuộc. Lịch sử Việt Nam trong những năm tháng này còn là một phần lịch sử Trung Hoa, điều dù muốn hay không cũng phải thừa nhận. Và dù muốn hay không cũng phải thừa nhận, với Việt Nam một ngàn năm ấy là một ngàn năm không bình yên, nói một cách khiêm tốn.
Liệu có cần thiết phải nhắc lại những chuyện " sát phu, hiếp phụ", "bỏ xác cho hổ đói lên rừng bắt chim chả, chặt ngà voi; chịu để giao long ăn thịt xuống biển mò ngọc trai, kiếm đồi mồi" cung phụng các quan cai trị? Rồi một ngàn năm độc lập, những cuộc xâm lược từ phương Bắc đã để lại những gì tưởng chỉ cần nhắc đến một câu của thi hào Nguyễn Trãi thế kỷ thứ XV, "Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn / Vùi con đỏ dưới hầm tai họa", viết trong " Đại cáo bình Ngô".
Những cuộc xâm lược của Tống, Nguyên, Minh, Thanh trong kỷ nguyên độc lập của Việt Nam đều hết sức khốc liệt, đâu có phải quan hệ giữa hai nước trong thời kỳ này"trên tổng thể là hòa bình, hữu nghị". Tác giả của "Diễn biến quan hệ Việt - Trung trước năm 1949"chỉ thừa nhận một cuộc xâm lược đến từ phía Bắc, đó là cuộc xâm lược của nhà Nguyên trong thời kỳ này (và lịch sử chính thống của Trung Quốc cũng chỉ thừa nhận như vậy) còn thì "phần nhiều những cuộc xung đột và chiến tranh giữa hai nước là do giới phong kiến Việt Nam quấy nhiễu biên giới Trung Quốc gây ra".
Cần phải nói rõ những điều này. Một, chỉ một lần duy nhất nhà nước phong kiến Việt Nam có cuộc Bắc phạt và cũng chỉ với một mục đích duy nhất là phá cuộc chuẩn bị xâm lược Việt Nam của nhà Tống. Đó là vào ngay thời kỳ đầu sau Bắc thuộc, năm 1075, nhà Lý (Việt Nam) phát hiện nhà Tống (Trung Quốc) lập các tiền đồn tích trữ binh lương ở Quảng Tây nhằm chuẩn bị tiến đánh "Giao Châu" (nước Việt) nên đã xuất quân, đánh xong lập tức rút ngay về phòng ngự mà vẫn không tránh khỏi cuộc tiến quân ồ ạt sau đó của nhà Tống.
"Hoàn thành phân giới cắm mốc biên giới". Tác giả: Nhan Sáng/ Ảnh đoạt giải cuộc thi Khoảnh khắc vàng |
Sự thực như thế nào? Lấy ví dụ cuộc tiến quân dưới danh nghĩa "phù Trần, diệt Hồ" của nhà Minh đầu thế kỷ XV. "Phù Trần diệt Hồ" ở chỗ nào khi diệt xong cha con Hồ Quý Ly rồi liền bắt các kỳ hào, bô lão ký vào một tờ biểu dâng lên rằng: "Nay họ Trần không còn ai nữa, vả đất An Nam vốn là Giao Châu ngày trước, xin được đặt lại quận huyện như cũ" (theo "Minh sử").
Nhưng có một thực tế là con cháu nhà Trần vẫn nổi lên ầm ầm chống lại quân Minh, lập nên một triều đại được lịch sử gọi là "kỷ Hậu Trần" thì người Minh lại gọi là "giặc" và phái binh đàn áp! Một thời kỳ "Bắc thuộc mới" kéo dài 20 năm với chính sách đồng hóa quyết liệt (tất cả sử sách nước Nam đều bị thu hết về Kim Lăng), với sưu cao thuế nặng, bắt phu khai mỏ vàng mỏ bạc rồi "chim chả, ngà voi" tận thu tận diệt khiến dân tình vô cùng khổ sở. Phải một cuộc kháng chiến gian khổ máu xương dằng dặc 10 năm của Lê Lợi - Nguyễn Trãi cuối cùng mới đưa được "cuộc phù Trần" về bên kia biên giới.
Làm sao có thể nói trong kỷ nguyên độc lập của Việt Nam ở thiên niên kỷ thứ hai, "giới thống trị Trung Quốc bấy giờ hoàn toàn không chủ động can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam" được? Và ngay trong thời kỳ được coi là giao kết hòa hiếu giữa hai nước trong quan hệ "tông phiên" thì các triều đình phong kiến Việt Nam vẫn luôn bị sách nhiễu, áp lực.
Chỉ riêng việc đòi hỏi cung phụng, cống nạp - nhất là những sản vật quý hiếm - cũng trở thành gánh nặng tài chính cho nước Việt, gánh nặng khổ ải cho thứ dân, không thể nói là "không đáng kể", "tổng giá trị (của các đồ cống nạp) luôn thấp hơn đồ "hồi tặng" (từ phía triều đình Trung Quốc)" được.
Năm 1950, khi đích thân tiếp và tiễn đoàn cố vấn quân sự của nước Trung Hoa nhân dân sang giúp Việt Nam kháng Pháp, Chủ tịch Mao Trạch Đông căn dặn: "Các đồng chí phải nói với nhân dân Việt Nam rằng tổ tiên chúng ta đã có lỗi với Việt Nam, chúng ta xin tạ tội và nguyện một lòng một dạ ra sức giúp Việt Nam đánh bại thực dân Pháp" (trích Hồi ký xuất bản bằng tiếng Hán của các Cố vấn Trương Quang Hoa, Vũ Hóa Thẩm, Đặng Kim Ba).
Thủ tướng Chu Ân Lai trong lần đầu tiên sang thăm Việt Nam năm 1955, việc đầu tiên mà ông làm là đến thắp hương Đền thờ Hai Bà Trưng, những nữ tướng Việt Nam kiệt xuất trong thế kỷ thứ nhất cầm quân nổi dậy chống quân xâm lược nhà Hán và đã anh dũng hy sinh. Thiết nghĩ không cần phải dẫn thêm những ý kiến phát biểu của các nhà lãnh đạo khác như Diệp Kiếm Anh, Vi Quốc Thanh... xung quanh vấn đề này.
Tuy nhiên, cũng cần phải khẳng định, mối quan hệ tổng thể giữa hai nước láng giềng Việt Nam và Trung Quốc suốt mấy ngàn năm lịch sử không phải là một bức tranh tối màu, nhất là quan hệ dân gian. Trong sự phát triển và trưởng thành của mình, người Việt, nước Việt đã tiếp thu và học tập được nhiều từ nền văn hóa - văn minh Trung Hoa. Đấy cũng là một trong nguyên nhân dẫn đến sự gần gụi, hiểu biết giữa nhân dân hai nước. Đấy cũng là thực tế hiển nhiên không thể phủ định. Không thể có chuyện giới nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lịch sử Việt Nam trong trăn trở tìm về nguồn cội lại bỏ qua những giá trị xác định để thay bằng những lập luận"khoác lác", "hư cấu"? Càng không thể tưởng tượng ra rằng nó có mục đích "đưa vào nội dung giáo dục quốc dân" để làm băng hoại quan hệ hữu nghị giữa hai nước, hai dân tộc.
2. Nửa sau của thế kỷ trước (thế kỷ XX), Việt Nam đã phải liên tục chiến đấu chống lại hai cuộc chiến tranh không cân sức: Kháng Pháp và kháng Mỹ. Cùng với nhân dân toàn thế giới, Trung Quốc đã có sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn, có hiệu quả về cả vật chất lẫn tinh thần cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Vào thời kỳ cao điểm, khi Mỹ trực tiếp đổ quân vào tham chiến - có lúc lên đến hơn nửa triệu - nhiều chính phủ và tổ chức nhân dân trên thế giới đã tuyên bố sẵn sàng gửi quân chí nguyện đến giúp đỡ Việt Nam, nếu được phía Việt Nam chấp nhận.
Với tinh thần tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính và cũng xét tới các hệ lụy, Chính phủ Việt Nam không chủ trương nhận quân tình nguyện chiến đấu, đặc biệt là bộ binh, và đã bày tỏ sự cảm ơn chân thành của mình đến thiện chí năm châu. Những quân nhân nước ngoài có mặt ở phía Bắc Việt Nam lúc ấy bao gồm một số lượng hạn chế các cố vấn và chuyên gia quân sự Liên Xô trong các binh chủng kỹ thuật (tên lửa phòng không, không quân ...), một vài biên đội không quân của CHDCND Triều Tiên mà lãnh đạo nước này mong muốn được đưa sang để thực tập chiến đấu.
Chính phủ Trung Quốc cũng đã nhiều lần bày tỏ thiện chí sẵn sàng gửi quân tình nguyện đến Việt Nam trong các tuyên bố công khai cũng như trong những lần gặp gỡ trực tiếp lãnh đạo Việt Nam. Kết quả là đã dẫn tới các ký kết giữa hai nước về việc đưa bộ đội hậu cần (công binh) của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc vào giúp việc khắc phục giao thông bị phá hoại bởi cuộc chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ ở Miền Bắc.
Trung Quốc cũng đề nghị đưa vào cả bộ đội pháo cao xạ để bảo vệ lực lượng công binh tác nghiệp. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất quan tâm đến lực lượng này. Người yêu cầu các nhà lãnh đạo Quân đội Việt Nam không đưa bộ đội Trung Quốc đến những vùng quá khó khăn ác liệt vì bạn chưa quen.
Thời kỳ đó, không quân Mỹ chia chiến trường Bắc Việt Nam thành ba vùng tác chiến: Vùng đánh phá tự do suốt ngày đêm từ Thanh Hóa trở vào vĩ tuyến 17, là vùng ác liệt nhất. Vùng thứ hai, vùng đánh phá có trọng điểm bao gồm Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định và các vị trí chiến lược phía nam đường số 5. Vùng thứ ba, đánh phá có chọn lọc, là các tuyến giao thông phía bắc đường số 5.
Chấp hành chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bộ đội Trung Quốc đã được bố trí tác nghiệp trong vùng từ phía bắc đường số 5 đến biên giới Việt - Trung. Các lực lượng chí nguyện Quân Giải phòng Trung Quốc đã chiến đấu, phục vụ chiến đấu dũng cảm, quên mình vì nghĩa lớn, đồng cam cộng khổ với nhân dân Việt Nam, không chỉ góp phần khắc phục đường sá bị phá hoại, giúp Việt Nam làm mới nhiều con đường, nhiều công trình mà còn tham gia chiến đấu, trực tiếp bắn rơi hơn 100 máy bay Mỹ. Tổng cộng đã có hơn 310.000 lượt bộ đội Trung Quốc có mặt trên chiến trường miền Bắc Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1968 (nói chung, 6 tháng thay quân một lần) trong đó hơn 1000 chiến sĩ hy sinh (hơn 4000, bao gồm cả các chiến sĩ bị thương).
Theo đề nghị của phía Trung Quốc, các liệt sĩ Trung Quốc đã được chôn cất tại trên 40 nghĩa trang ở Việt Nam và hiện nay vẫn được chính quyền và nhân dân các địa phương coi sóc, tu tạo.
3. Phía Trung Quốc từng xuất bản một cuốn sách công bố 7 lần xuất quân ra nước ngoài của Quân Giải phóng Nhân dân từ sau ngày thành lập nước CHND Trung Hoa, trong đó quá nửa là xuất quân sang Việt Nam. Điều đau lòng là, hầu hết những lần xuất quân đến Việt Nam ấy đều được mô tả là để "đánh trả", "trừng phạt" cái quốc gia mà Trung Quốc từng coi là anh em (đến bây giờ có lẽ vẫn là "anh em" vì lãnh đạo hai bên nói chung vẫn ôm hôn nhau theo kiểu "các nước anh em" thường làm).
Chúng tôi sẽ không đề cập đến ở đây bản chất các cuộc "đánh trả" và "trừng phạt" ấy - xin trở lại một dịp khác, nếu cần thiết - mà chỉ xin trao đổi những gì liên quan được nêu ra từ các bài viết trong "Những điều không thể không nói ra".
Thứ nhất, phải khẳng định rằng, trừ cuộc "tiến quân" trong giai đoạn 1965 -1968 nhằm chi viện nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ mà tôi vừa đề cập, tất cả các cuộc tiến quân khác (1974: đánh chiếm Hoàng Sa - Trung Quốc gọi là Tây Sa; 1979: Chiến tranh biên giới Việt - Trung; 1983 - 1984: đánh chiếm các điểm cao chiến lược ở tỉnh Hà Giang - Trung Quốc gọi là Lão Sơn (và xung quanh); 1988: đánh chiếm một số đảo ở Trường Sa - Trung Quốc gọi là Nam Sa) đều do Trung Quốc âm thầm khởi binh rồi bất ngờ đánh úp, nhằm lúc đối phương chưa sẵn sàng chuẩn bị. Tất cả đều giống nhau, không ngoại lệ. Làm gì có cái gọi là "sự xâm lăng, khiêu khích từ phía Việt Nam"? Mưu kế chiến tranh từ thời Tôn Tử đã chẳng lạ gì phương sách mà sau này L.Hart và nhiều tác gia quân sự đông tây phải ngả mũ, "Nguyên cớ ư ? Ở ta!"
Thêm nữa, sau năm 1975, mặc dù giành được nguyện vọng ngàn đời là độc lập dân tộc, thống nhất non sông, Việt Nam hoàn toàn bị kiệt quệ bởi ba mươi năm chiến tranh (nền kinh tế Việt Nam bị tụt đến đáy trong thập niên 75 - 85 là một minh chứng). Lo ăn, lo mặc cho dân mình còn chưa xong lẽ nào Việt Nam còn muốn mang sức kiệt đi đánh nước người? Mà đó lại là quốc gia hùng mạnh Trung Quốc và còn hơn thế nữa, một đất nước đã có sự ủng hộ to lớn cho Việt Nam trong kháng chiến! Ơn vừa mới đó mà đã quên được ư? Trọng ơn là truyền thống của dân tộc này, không ai có thể bới ra được chứng cứ ngược lại!
Và do đó phải thừa nhận là Việt Nam đã bị bất ngờ khi cuộc chiến tranh tháng 2/1979 xảy ra. Có thể có xung đột cường độ thấp nhưng là cả một cuộc chiến tranh với sự tiến quân ồ ạt của hàng chục sư đoàn đối phương trên toàn tuyến biên giới là điều chưa được phía Việt Nam tiên liệu.
Thứ hai, cần phải nói rõ một điều: Việt Nam chưa bao giờ tuyên bố Trường Sa và Hoàng Sa (Nam Sa và Tây Sa) là của một quốc gia nào khác ngoài Việt Nam. Và càng không có việc Việt Nam đã "hoàn toàn thay đổi lập trường" về vấn đề này. Câu chuyện như sau: Năm 1958, sau khi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền về lãnh hải 12 hải lý, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã gửi thư cho Thủ tướng Chu Ân Lai bày tỏ sự ủng hộ tuyên bố ấy, chỉ đơn giản như vậy. Sự ủng hộ đó là thiện chí nếu tính tới cuộc xung đột giữa nước Trung Hoa nhân dân với Đài Loan trong vùng Kim Môn, Mã Tổ lúc bấy giờ. Còn trong năm 1974, khi xảy ra sự việc Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa (Tây Sa), chính các bên đang quản lý thực tế vùng biển này là Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam và Chính phủ Việt Nam Cộng hòa đã lên tiếng phản đối.
Thứ ba. Bắt đầu từ sự xâm lược của thực dân Pháp thế kỷ XIX lập nên xứ Đông Dương thuộc Pháp rồi tiếp đến là cuộc chiến tranh do Mỹ gây ra giữa thế kỷ XX mà mà vận mệnh của ba nước Đông Dương gắn chặt với nhau: chung một kẻ thù, chung một mục đích giải phóng và độc lập dân tộc. Trong cuộc đấu tranh chung, Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn của nhân dân Lào, nhân dân Campuchia anh em và Việt Nam cũng hết lòng vì đất nước và nhân dân bạn. Làm theo lời dạy đầy ý nghĩa của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Giúp bạn là giúp mình", hàng chục vạn chiến sĩ Quân tình nguyện Việt Nam đã không tiếc xương máu chiến đấu quên mình trên đất nước Lào và đất nước Campuchia, không nhằm một mục đích tiểu bá, đại bá hay Liên bang Đông Dương nào hết.
Một khi chiến tranh kết thúc, tình hình yên ổn trở lại và được nhân dân bạn cho phép, tất cả các lực lượng này đã rút hết về nước, bao gồm cả những liệt sĩ đã nằm xuống trên đất Lào, Campuchia cũng được quy tập về đất mẹ Việt Nam (con số được quy tập đến nay đã là gần 50.000 liệt sĩ). Việt Nam, Lào, Campuchia ngày nay lại cùng đoàn kết, giúp đỡ nhau phát triển đất nước mình, với tư cách là những quốc gia độc lập, có chế độ chính trị riêng biệt, điều mà cả thế giới đều thấy rõ.
Đáng ngạc nhiên là trong bài "Vấn đề biên giới trên bộ và trên biển giữa Việt Nam và các nước Đông Nam Á", tác giả gợi lại vấn đề không có thực là "lãnh thổ K.K.K" và "một phần đất đai Campuchia bị mất vào tay Việt Nam". Với mục đích gì vậy? Tác giả có biết rằng trong tháng 8 năm 2012 vừa qua chính đại diện của nước CHND Trung Hoa tại Liên Hợp quốc đã bỏ phiếu bác bỏ yêu cầu được có tiếng nói tại tổ chức quốc tế này của cái gọi là "phong trào K.K.K"? Sự trung thực cộng sản - nếu có thể gọi như vậy - là ở chỗ nào?
Thứ tư. Có những sự thực ít người biết đến, nhưng chẳng lẽ những người chủ trì một tạp chí có tên tuổi trong ngành như "Thế giới tri thức" lại ở trong trường hợp như vậy? Tôi muốn đề cập câu chuyện về điểm cao khống chế 1509 mà Trung Quốc gọi là Lão Sơn. Trong bài "Quan hệ Việt - Trung từ năm 1949 đến nay", tác giả đã mô tả những trận đánh đẫm máu, ác liệt để giành khu vực này vào năm 1984 như là cuộc chiến đấu vinh quang chống lại sự xâm lược của quân đội Việt Nam.
Hơn nữa, chúng tôi còn được biết, nơi đây nay đang trở thành một điểm du lịch của phía Trung Quốc với những trưng bày và thuyết minh bất chấp chân lý, bất chấp mọi sự nhẫn nhịn, trên thực tế phá hoại quan hệ Việt-Trung mà các bạn bày tỏ muốn vun đắp. Liệu có cần phải đánh thức "sự thật lịch sử"?
Cuối cùng, về câu chuyện hoang đường "Việt Nam bắt nạt Trung Quốc", "Việt Nam luôn áp dụng phương châm đối đầu trực diện với Trung Quốc, một bước không lùi", để thay lời kết luận, tôi xin kể hai chuyện nhỏ : Tháng 1/1979, khi quân đội Việt Nam mở chiến dịch phản công đánh trả cuộc xâm lấn toàn diện của chế độ Pôn Pốt với một tốc độ tiến quân mà các hãng thông tin trên thế giới mô tả là nhanh như điện sẹt, các mũi tiến công và vu hồi đã sẵn sàng khép chặt biên giới Campuchia - Thái Lan trong "tích tắc", thì lập tức nhận được lệnh buông lỏng, nhờ đó mà bộ sậu lãnh đạo Khơme đỏ chạy thoát. Nhưng mục đích đã đạt được: Không để một ai trong số hàng ngàn chuyên gia cố vấn quân sự và dân sự "người nước ngoài" bị kẹt lại hoặc bị bắt giữ.
Câu chuyện thứ hai là tháng 2 năm ấy (1979), bị bất ngờ bởi cuộc tấn công của Quân đội Trung Quốc, các lực lượng phòng ngự Việt Nam tạm thời bị đẩy lui khỏi tuyến biên giới. Nhưng ngay sau cuộc phòng ngự, bộ đội Việt Nam đã tổ chức phản công và một chiến dịch - chiến lược tiến công quy mô với lực lượng mạnh cả xung lực lẫn hỏa lực nhằm vào đối phương đang tập trung ở một thành phố biên giới đã được triển khai. Mọi sự đã sẵn sàng và đây chắc chắn là một đòn giáng trả mạnh mẽ, gây thương vong nặng nề. Chỉ ít giờ trước thời điểm nổ súng, chiến dịch được hủy bỏ khi phía Trung Quốc tuyên bố bắt đầu cuộc triệt thoái.
Thẳng thắn và mà nhìn nhận, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc bản chất là một mối quan hệ tích cực và cần phải như vậy. Xin được đề cập đến vào một dịp khác. Bài viết này của tôi không có mục đích tranh luận, ngay cả về phương diện học thuật. Nó đơn giản chỉ là "những điều không thể không nói ra", không thể không làm rõ vậy thôi.
TS Vũ Cao Phan
----
Chú thích: Những chữ để nghiêng trong bài này là trích từ "Những điều không thể không nói ra" hoặc từ các cuốn sách xuất bản ở Trung Quốc (TG).
Thứ Tư, 2 tháng 1, 2013
Con cháu các đồng chí của Mao nổi lên thành lớp quý tộc Tư bản Chủ nghĩa mới
Bloomberg
26-12-2012
Nằm trong một bệnh viện quân sự Bắc Kinh năm 1990, tướng Vương Chấn (Wang Zhen) nói với một khách tới thăm rằng ông cảm thấy bị phản bội. Nhiều thập kỷ sau khi ông đã xả thân chiến đấu vì một xã hội hoàn thiện, bình đẳng không tưởng, lý tưởng mà ông theo đuổi với cương vị là một trong các vị cha đẻ của Trung Hoa Cộng sản, đã bị những phương cách tư bản chủ nghĩa của các con ông – lãnh đạo doanh nghiệp trongcác ngành hàng không, tài chính và máy tính – huỷ hoại.
Hai trong số con trai ông bây giờ đang có kế hoạch biến một thung lũng ở phía tây bắc Trung Quốc, nơi mà cha của họ có lần đã cứu quân đội của Mao Trạch Đông khỏi chết đói, thành một điểm thu hút khách du lịch trị giá $1,6 tỉ. Khu nghỉ mát tại Nam Nê Loan (Nanniwan) sẽ có chủ đề về thời cách mạng và các phiên bản thu hút du khách về những chỗ trú trong hang mà các cán bộ cộng sản đã từng tránh lạnh trong đó.
Vương Quân (Wang Jun), một người con trai đứng đằng sau dự án đã giúp xây dựng hai xí nghiệp nhà nước lớn nhất: Tập đoàn Trung Tín Thái Phú (Citic (6030) Group Corp.), công ty đầu tư khổng lồ do nhà nước điều hành, là công ty đầu tiên bán trái phiếu ra nước ngoài kể từ thời cách mạng; và tập đoàn Bảo Lợi Trung Quốc (China Poly Group Corp), từng là cánh tay của quân đội, chuyên bán vũ khí và khoan dầu ở châu Phi.
Hiện nay, Vương Quân ở tuổi 71 tuổi được coi là cha đỡ đầu của các sân golf ở Trung Quốc. Ông cũng là chủ tịch của một công ty niêm yết ở Hong Kong cùng kiểm soát việc điều hành một hiệu cầm đồ và một công ty cung cấp các dịch vụ công nghệ sau hậu trường cho công an, hải quan và các ngân hàng Trung Quốc.
Học trường Thụy Sĩ
Nguyên Nguyên (Jingjing), cô con gái học ở Úc, ghi địa chỉ nhà trong hồ sơ kinh doanh là một căn hộ ở Hong Kong trị giá $7 triệu do Citic sở hữu một phần. Con gái bà, Clare 21 tuổi, mô tả chi tiết cuộc sống của mình trên phương tiện truyền thông xã hội, từ trường nội trú Thụy sĩ cô tới các phòng chờ sân bay hạng thương gia. Mục “cái nhìn trong ngày” đăng hôm 24/8 trưng lên hình ảnh của một chiếc túi xách Lady Dior (CDI), giày Valentino nạm vàng và một vòng đeo tay Alexander McQueen. Những món trang sức này có giá khoảng $ 5.000, cao hơn nửa năm tiền lương của người lao động trung bình ở Bắc Kinh.
Sự giàu có của gia đình này bắt nguồn từ canh bạc do tướng Chấn và một nhóm chiến sĩ cách mạng dày dạn chiến trường, những người được tôn kính ở Trung Quốc như “Bát Đại Công Thần” (Eight Immortals), thực hiện. Hậu thuẫn Đặng Tiểu Bình hai năm sau cái chết của Mao Trạch Đông vào năm 1976, họ đánh cược rằng, mở cửaTrung Quốc ra thế giới bên ngoài sẽ nâng cao mức sống, đồng thời tránh được biến động xã hội có thể đe dọa việc cầm quyền của Đảng Cộng sản.
Giai cấp mới
Trong ba thập kỷ qua, họ và những người kế tục đã nâng cuộc sống hơn 600 triệu người thoát khỏi đói nghèo và tạo ra một giai cấp trung lưu có nhà riêng khi Trung Quốc vươn lên thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Trung bình người Trung Quốc hiện nay ăn thịt gấp sáu lần năm 1976, và 100 triệu người đã đổi xe đạp mua xe hơi.
Nhóm Đại Công Thần cũng gieo mầm cho một trong những thách thức lớn nhất đối với thẩm quyền của Đảng. Họ đã giao một số tài sản chính yếu của nhà nước cho con cái mình, nhiều người trong số này đã trở nên giàu có. Đó là sự khởi đầu của một tầng lớp thương lưu (elite) mới, bây giờ được gọi là các thái tử đảng. Điều này thổi bùng ngọn lửa giận dữ của công chúng đối với việc tích tụ của cải không đồng đều, việc tiếp cận cơ hội không công bằng và việc khai thác đặc quyền – tất cả đều xa lạ với những mục tiêu ban đầu của cuộc cách mạng cộng sản.
Để phát hiện quy mô và nguồn gốc của tầng lớp quý tộc đỏ này, Bloomberg News đã truy tìm tài sản của 103 người, những con cháu trực tiếp của 8 Đại Công Thần và vợ/ chồng của họ. Kết quả cho ra một cái nhìn chi tiết một bộ phận của tầng lớp đặc quyền Trung Quốc và cách thức mà các thành viên của tầng lớp này thu vén lợi lộc từ sự phát triển của đất nước.
Kiểm soát của Nhà nước
Dữ liệu do Bloomberg tổng hợp cho thấy, 26 hậu duệ này điều hành hoặc nắm giữ các chức vụ hàng đầu trong các công ty nhà nước thống trị nền kinh tế. Chỉ riêng 3 người con – con trai tướng Chấn, Vương Quân, con rể Đặng Tiểu Bình, Hà Bình (He Ping), và Trần Nguyên (Chen Yuan), con trai lãnh chúa (tsar) kinh tế của Mao (Trần Vân – ND) – đứng đầu hoặc vẫn điều hành các công ty thuộc sở hữu nhà nước với tài sản cộng chung khoảng $ 1,6 ngàn tỉ năm 2011. Con số này tương đương với hơn 1/5 tổng sản lượng kinh tế hàng năm của Trung Quốc.
Các gia đình này được hưởng lợi từ việc họ kiểm soát các công ty nhà nước, tích cóp của riêng khi họ đi theo nền kinh tế thị trường. Theo dữ liệu của Bloomberg, 43 trong số 103 người đã điều hành doanh nghiệp riêng hoặc trở thành giám đốc điều hành trong các công ty tư nhân.
Wall Street
Hà Bình là Chủ tịch Tập đoàn Poly cho đến năm 2010, nắm 22,9 triệu cổ phiếu của đơn vị kinh doanh bất động sản thuộc tập đoàn niêm yết ở Hong Kong, Poly Property Group Co (119), từ 29/4/2008. Vương Tiểu Sao (Wang Xiaochao), con rể cựu Chủ tịch Dương Thượng Côn (Yang Shangkun), một Đại Công Thần khác, sở hữu cổ phần trị giá khoảng $32 triệu trong một đơn vị bất động sản niêm yết ở Thượng Hải, Poly Real Estate Group Co (600048), tính từ cuối tháng 6. Vương Quân sở hữu 20% cổ phần của liên doanh về sân golf. Liên doanh này tính Citic, công ty mà ông điều hành trước đó, là một trong những khách hàng chính.
Thế hệ thứ ba – lớp cháu của 8 Đại Công Thần và vợ/chồng của họ, nhiều người trong số họ đang ở độ tuổi 30 và 40 – đã khai thác các mối quan hệ gia đình và việc học ở nước ngoài vào công việc làm ăn trong khu vực tư nhân. Ít nhất 11 trong tổng số 31 thành viên thuộc thế hệ này mà Bloomberg News truy được, đang điều hành các doanh nghiệp riêng hay giữ các chức vụ điều hành, phổ biến nhất là trong lĩnh vực tài chính và công nghệ.
Một số đã được các ngân hàng ở Wall Street thuê, có cả Citigroup Inc (C). và Morgan Stanley. (MS). Ít nhất 6 người làm việc cho các công ty cổ phần tư nhân và liên doanh vốn (các công ty này đôi khi tuyển dụng các thái tử đảng với ý định sử dụng các quan hệ của họ để giành được mối làm ăn).
Oán giận gia tăng
Theo một cuộc khảo sát được ngân hàng trung ương Trung Quốc ủng hộ, công bố tháng này, cách biệt giàu nghèo của Trung Quốc là một trong những cách biệt rộng nhất thế giới – trên mức mà nhà phân tích dùng để dự đoán sự bất ổn tiềm năng 50%. Các cuộc biểu tình, bạo loạn và biến động khác, thường liên quan đến tham nhũng địa phương và suy thoái môi trường, tăng gấp đôi trong 5 năm, lên tới gần 500 vụ mỗi ngày trong năm 2010.
“Người dân bình thường ở Trung Quốc biết rõ những thái tử đảng này, và khi họ nghĩ về việc thay đổi đất nước, họ có một cảm giác tuyệt vọng vì sức mạnh của các nhóm lợi ích thâm căn cố đế như thế”, Naughton nói.
Các ông trùm ăn cướp
Cuộc sống của nhiều người trong số 1,3 tỉ người của Trung Quốc đã được cải thiện dưới chủ nghĩa tư bản nhà nước kiểm soát. Các thái tử đảng như Vương Quân cũng đã đóng một vai trò trung tâm trong việc xây dựng các thể chế củng cố những cái được này.
Và một số người giàu có nhất Trung Quốc không cần xuất thân từ dòng dõi nổi tiếng để trở nên giàu có. Trong số đó có các tỉ phú tự làm giàu như Lưu Vĩnh Hảo (Liu Yonghao), Chủ tịch công ty thức ăn chăn nuôi Tân Hy vọng (New Hope Group Co.), và Trương Nhân (Cheung Yan/Zhang Yin), một trong những phụ nữ giàu nhất Trung Quốc là chủ tịch Công ty giấy Cửu Long (Nine Dragons Paper Holdings Ltd. (2689).
Ngoài ra, sự thay đổi kinh tế nhanh chóng được chia sẻ không đồng đều không phải là điều bất thường. Các ông trùm tướt đoạt của Mỹ thế kỷ 19 và sự nổi lên của các tay đầu sỏ Nga hậu cộng sản là hai trường hợp khác. Tuy nhiên, ở Trung Quốc, nơi các nhà lãnh đạo vẫn còn theo đuổi những lý tưởng của Marx và Mao, thì có sự oán giận đối với sự bất bình đẳng về cơ hội và đặc quyền của tầng lớp thượng lưu.
Nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc, Tập Cận Bình, 59 tuổi, cũng là một thái tử đảng, vốn là con của một chiến sĩ cách mạng và phó thủ tướng [Tập Trọng Quân]. Có ba uỷ viên khác trong số 7 người ở ban Thường vụ Bộ Chính trị mới được bầu lên cũng là thái tử đảng.
Các thái tử đảng đồng trang lứa
Ngay cả một số con cháu của 8 Đại Công Thần cũng nói rằng, họ lo ngại về cái mà họ gọi là sự tham lam của các thái tử đảng đồng trang lứa.
“Thế hệ của tôi và thế hệ kế không có đóng góp gì cho cách mạng, độc lập và giải phóng của Trung Quốc”, ông Tống Khắc Hoang (Song Kehuang), 67 tuổi, một doanh nhân mà cha ông cũng thuộc nhóm Đại Công Thần, Tống Nhậm Cùng (Song Renqiong), người giám sát các tỉnh Đông Bắc của Trung Quốc sau cách mạng 1949. “Bây giờ, một số người lơi dụng địa vị của cha mẹ để vơ vét tới hàng trăm triệu nhân dân tệ. Dĩ nhiên công chúng nổi giận. Sự căm giận của họ là hợp lý”.
Sự rơi rụng của Bạc Hy Lai
Ngoài ra, người dân tức giận về tham nhũng trong đám công chức, bị xem là lợi dụng chức vụ của mình. Theo tường thuật của Tân Hoa Xã ngày 13 tháng 12, có ít nhất 10 viên chức chính quyền địa phương “đã bị đổ” trong các vụ bê bối về tham nhũng và quan hệ tình dục từ ngày Tập Cận Bình nhậm chức tháng rồi.
Tham nhũng ở cấp cao đã thành tiêu điểm năm nay khi Bạc Hy Lai – con trai của Đại Công Thần Bạc Nhất Ba và đang là uỷ viên Bộ Chính trị – đã bị loại khỏi Đảng Cộng sản và bị cáo buộc nhận hối lộ, sau khi vợ ông bị kết tội giết một doanh nhân Anh. Trừ khi tham nhũng bị loại đi, “cuối cùng và chắc chắn nó sẽ dẫn đảng và đất nước tới chỗ diệt vong!” Tập Cận Bình phát biểu tháng trước, theo báo Nhân Dân, một tờ báo của Đảng Cộng sản.
Bộ Ngoại giao ở Bắc Kinh đã không trả lời các câu hỏi được gửi bằng fax hỏi rằng Chính phủ có kế hoạch như thế nào để đối phó với ảnh hưởng của các thái tử đảng và liệu các hành động của họ có đang thổi bùng sự oán giận của công chúng hay không.
“Khi tham nhũng xảy ra từ trên chóp bu, nó sẽ chạy thẳng xuống dưới”, Đái Tình (Dai Qing), một nhà môi trường học từng sinh hoạt từ nhỏ với nhiều thái tử đảng ở Bắc Kinh sau khi được một vị tướng nổi tiếng nhận làm con nuôi. “Chúng tôi không có tự do báo chí. Không có giám sát độc lập để ngăn chặn nó”.
Chỗ trú ở nước ngoài
Theo cái nhìn của người Trung Quốc bình thường việc kiểm soát của Nhà nước đối với các phương tiện truyền thông và Internet, hạn chế những thứ được viết về các gia đình này, che đậy các giao dịch làm ăn của họ. Những gì có thể tìm thấy được trong các tài liệu công khai thường vẫn còn bị che khuất do việc [một người] sử dụng nhiều tên bằng tiếng phổ thông, tiếng Quảng Đông và tiếng Anh.
Để lập hồ sơ nhận dạng và lợi ích kinh doanh của họ, Bloomberg News đã lùng sục hàng ngàn trang tài liệu công ty, hồ sơ tài sản và các trang web chính thức, và tiến hành hàng chục cuộc phỏng vấn – từ một sân golf ở miền nam Trung Quốc, tới khu nhà ở của gia đình Đặng Tiểu Bình ở Bắc Kinh, tới một ngôi nhà vùng ngoại ô Ann Arbor, Michigan.
Báo cáo cho thấy có ít nhất 18 con cháu của 8 Đại Công Thần sở hữu hoặc điều hành các cơ sở liên kết với các công ty đăng ký ở nước ngoài, bao gồm cả nhóm đảo British Virgin Islands và quần đảo Cayman, cũng như Liberia và các thể chế khác bảo đảm được bí mật.
Sự thu hút của Hoa Kỳ
Trong lúc 8 Đại Công Thần này phỉ báng “chủ nghĩa cá nhân tư sản” của các nước TBCN, thì gần một nửa con cháu của họ sống, học tập hoặc làm việc ở nước ngoài, một số ở Úc, Anh và Pháp. Các thái tử đảng là những người đi du lịch và du học ở nước ngoài đầu tiên, mang lại cho họ một lợi thế không có được đối với người Trung Quốc bình thường.
Hoa Kỳ, nước thiết lập quan hệ ngoại giao với Cộng sản Trung Quốc vào năm 1979, là điểm đến hàng đầu: Ít nhất 23 con cháu của nhóm 8 Đại Công Thần và vợ/chồng của họ từng học ở đó, với 3 người ở Đại học Harvard và 4 tại Đại học Stanford, theo dữ liệu của Bloomberg. Có ít nhất 18 người làm việc cho các cơ sở của Mỹ, gồm American International Group Inc (AIG) và công ty luật White & Case LLP, công ty này đã thuê một trong những cháu trai của Đặng Tiểu Bình. Mười hai người có tài sản ở Hoa Kỳ.
Không có biện pháp nào được chấp nhận về mức độ kiểm soát mà các thái tử đảng tác động đối với nền kinh tế. Các học giả nghiên cứu về Trung Quốc ước tính rằng, của cải và ảnh hưởng tập trung trong tay của khoảng từ 14 và đến vài trăm gia đình này.
Sự khống chế của các gia đình
“Dưới thời Tưởng Giới Thạch có 4 gia đình [có thế lực], bây giờ chúng ta có 44,” Roderick MacFarquhar, một nhà sử học Harvard nghiên cứu chính trị của giới thượng lưu Trung Quốc, nói có đối chiếu tới nhà lãnh đạo Quốc Dân Đảng bị thua Mao. “Để thay đổi hệ thống sẽ đòi hỏi một trãi nghiệm đớn đau nào đó tầm vóc quốc gia, khi mà người dân nói, ‘quá đủ rồi’.
Những người thường được coi như 8 Đại Công Thần bây giờ đều đã chết, dù có 3 người sống tới độ tuổi 90. Tầm vóc của họ ở Trung Quốc sánh ngang hàng với George Washington và Thomas Jefferson ở Mỹ. Họ là:
- Đặng Tiểu Bình;
- Tướng Vương Chấn (Wang Zhen), người lo chuyện ăn cho quân đội của Mao Trạch Đông;
- Trần Vân (Chen Yun), người phụ trách kinh tế khi Mao Trạch Đông lên nắm quyền vào năm 1949;
- Lý Tiên Niệm (Li Xiannian), người có vai trò cốt cán trong mưu đồ làm kết thúc Cách mạng Văn hóa;
- Bành Chân (Peng Zhen), người đã giúp xây dựng lại hệ thống luật pháp của Trung Quốc trong thập niên 1980;
- Tống Nhậm Cùng (Song Renqiong), Trưởng ban tổ chức Đảng; người giám sát việc phục hồi các cán bộ bị thanh trừng sau Cách mạng Văn hoá;
- Chủ tịch Dương Thượng Côn (Yang Shangkun), người ủng hộ Đặng Tiểu Bình ra lệnh tiến hành vụ đàn áp ở quảng trường Thiên An Môn năm 1989;
- Bạc Nhất Ba, cựu phó thủ tướng và là người trong 8 Đại Công Thần chết cuối cùng, ở tuổi 98, năm 2007.
Họ trồi dậy từ cuộc Cách mạng Văn hóa sau khi Mao chết năm 1976, trong giai đoạn đó, nhiều người trong số họ đã bị đày trong nước, thấy một nền kinh tế điêu tàn. Tổng sản phẩm quốc nội vào năm 1978 là $165 đầu người, so với $22 462 ở Mỹ. Với sự phát triển nổ bùng của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Hồng Kông, nhóm Đại Công Thần bị bủa vây bởi những câu chuyện thành công của chủ nghĩa tư bản.
Những người Cộng sản chiến thắng đã xử tử các địa chủ sau năm 1949. Đồng ruộng đã trở thành Công xã Nhân dân. Các nhà máy thuộc về nhà nước.
Nhóm Đại Công Thần xoay ngược điều đó trong thập niên 1980: Nông dân có thể cho thuê đất. Doanh nghiệp tư nhân – lúc đầu ở quy mô nhỏ, sau đó lớn hơn – đã được dung nạp, sau đó được khuyến khích. Đặng Tiểu Bình đã đánh liều rằng để có tăng trưởng lớn, có thể chấp nhận một số “ruồi muỗi”, ông Ezra Vogel, giáo sư danh dự tại Đại học Harvard, ở Cambridge, Massachusetts, người đã viết tiểu sử của Đặng Tiểu Bình năm 2011, nói.
‘Đáng tin hơn’
Theo sưu tập các bài phát biểu của Đặng Tiểu Bình, ông đã nói trong cuộc họp của các nhà lãnh đạo hàng đầu của đảng ở Bắc Kinh vào tháng 12 năm 1978 “Chúng ta nên cho phép một số vùng và các doanh nghiệp và một số công nhân và nông dân kiếm được nhiều hơn và hưởng nhiều lợi ích hơn trước những người khác. Nếu mức sống của một số người được nâng lên trước, điều này chắc chắn sẽ là một ví dụ ấn tượng đối với ‘hàng xóm’ của họ.”
Theo Vogel thì Trần Vân, kiến trúc sư của nền kinh tế kế hoạch Trung Quốc, muốn giữ quyền kiểm soát của nhà nước trong tay của các đảng viên kỳ cựu và gia đình của họ, và Đặng đã đồng ý với ông.
Vogel nói “Ông ta quả thật cảm nhận rằng vì những người này có nhiều liên hệ với Đảng hơn nên họ có thể đáng tin hơn, những người này sẽ tuyệt đối hết lòng với Đảng và nên dựa vào họ khi cần kíp”.
Siêu công ty nhiều sắc màu (Sprawling Empire)
Trong vòng vài tháng, Vương Quân, con trai của tướng Chấn, đã được sắp đặt làm người đứng đầu các hoạt động kinh doanh tại công ty Citic mới được thành lập, lúc đó có tên là Công ty Tín thác và đầu tư quốc tế Trung Quốc (International Trust và Đầu tư Corp.), do Vinh Nghị Nhân (Rong Yiren) sáng lập. Công ty này được thành lập để thu hút đầu tư nước ngoài vào một thời điểm mà dự trữ ngoại hối của nước này là $840 triệu. Ông đã biến nó thành một siêu công ty nhiều sắc màu để thúc đẩy tăng trưởng của Trung Quốc. Hiện nay Citic điều hành công ty chứng khoán niêm yết lớn nhất của Trung Quốc, ủng hộ đội bóng đá Bắc Kinh và phát triển các dự án bất động sản cao cấp. Dự trữ của Trung Quốc hiện nay đạt tới mức $3,3 nghìn tỉ.
Trong một cuộc phỏng vấn tại câu lạc bộ golf CTS Tycoon ở Thẩm Quyến, thuộc miền nam Trung Quốc, Vương Quân cho biết nước này hiện nay hoàn thành các hy vọng của thế hệ cha của ông.
“Đảng Cộng sản muốn tất cả mọi người đều được giàu có để cuộc sống của họ có thể tốt hơn”, Vương Quân cho biết hôm 30 tháng 11, khi ông hút thuốc và nhấm nháp trà trong câu lạc bộ tại Nissan Dongfeng Cup. Ông nói “Trong thời cách mạng, nếu được ăn no bụng và có đủ quần áo để mặc ấm, thì người ta rất hài lòng. Nhưng bây giờ nhu cầu của người ta ngày càng tiếp tục lớn hơn”.
Đội Trung Quốc
Vương Quân cho biết, ông bắt đầu chơi golf vào năm 1986 vì một ngân hàng Nhật Bản có đầu tư cho sân golf thứ hai của Bắc Kinh đã cho ông làm thành viên danh dự.
Ông nói: “Trung Quốc mở cửa và muốn có các nhà đầu tư nước ngoài. Nếu một thành phố thiếu sân golf, họ sẽ không đến”.
Citic đã trở thành nhà tài trợ hàng đầu cho các sân golf ở Trung Quốc và thậm chí đã đi vào thiết kế và quản lý các sân golf. Trong năm 2008, Vương Quân đã trở thành chủ tịch Công ty quản lý Thể thao Thẩm Quyến (Shenzhen Sports Management Ltd), một liên doanh được một chi nhánh của Citic lập ra 5 năm trước đó, theo hồ sơ của công ty. Ông đã mua lại của Citic 20% phần hùn trong liên doanh.
Đội ngũ cách mạng
Vương Quân đã không trả lời một email gửi đến ông và gửi tới Nhóm Chuyển tiếp với những câu hỏi thêm, bao gồm cả việc liệu cha ông có từng tỏ ra không chấp thuận đối với các giao dịch làm ăn của ông hay không. Người khách thăm năm 1990 bên giường bệnh của Vương Chấn khi ông đang hồi phục từ vụ gãy chân nói, ông tướng giải thích rằng ông rất buồn vì các con của ông đã đi lạc khỏi đội ngũ cách mạng. Người khách đồng cảm này yêu cầu không được nêu tên vì sợ bị trả thù.
Hai người con trai khác của tướng Chấn, Vương Chi (Wang Zhi) và Vương Binh (Wang Bing), đã không trả lời cho các câu hỏi gửi đến Nhóm Chuyển tiếp có liên hệ với đội golf của họ.
Citic đã không trả lời các cuộc điện thoại và câu hỏi gửi bằng fax, hỏi về mối quan hệ kinh doanh với Vương Quân.
Bloomberg đã thấy có con cháu của 6 trong 8 Đại Công Thần hay vợ/chồng họ đang làm việc tại Citic hoặc các đơn vị của nó. Con gái cố Chủ tịch Dương Thượng Côn tên Dương Lực (Yang Li), là Chủ tịch danh dự của một công ty do Citic sở hữu một phần. Bà ta đã ghi địa chỉ của mình trong hồ sơ của công ty là một căn hộ ở Hong Kong thuộc sở hữu của một đơn vị khác của Citic. Con trai của Bành Chân, Phó Lượng (Fu Liang), nằm trong hội đồng quản trị của một đài truyền hình truyền hình và phát triển bất động sản do Citic làm chủ.
Các nỗ lực để tiếp xúc với bà Lực và ông Lượng qua các đơn vị Citic tương ứng của họ đều không thành.
Công nghiệp vũ khí
Năm 1983, Vương Quân nhảy vào ngành công nghiệp vũ khí, biến các nhà máy vũ khí do quân đội Trung Quốc điều hành thành các xí nghiệp thương mại. Ông là một trong những người sáng lập Poly cùng với con rể Đặng Tiểu Bình là Hà Bình, thiếu tướng trong Quân đội Giải phóng Nhân dân. Công ty thu được hàng trăm triệu đô la qua bán vũ khí cho Miến Điện, Iran và Pakistan, theo một báo cáo được công bố bởi Viện Nghiên cứu chiến lược Trường Cao đẳng Lục quân Hoa Kỳ.
Theo trang web của công ty, công ty đã mở rộng để điều hành các mỏ than, một nhà đấu giá và một liên doanh với Ferrari SpA, và xây dựng đường xá ở Sudan, biệt thự cho người nước ngoài ở Bắc Kinh. Công ty cũng có một kênh truyền hình du lịch và một chuỗi các rạp chiếu phim.
Ít nhất 3 người thân của các Đại Công Thần làm việc tại Poly. Vương Tiểu Sao, con rể của cựu Chủ tịch Dương Thượng Côn, là giám đốc điều hành tối cao.
Windows tiếng Trung
Tập đoàn Poly đã không trả lời một bản fax gửi đến trụ sở chính của họ ở Bắc Kinh, thu xếp một một cuộc phỏng vấn với Hà Bình và Vương Tiểu Sao. Ba cuộc gọi cho thư ký của Vương Tiểu Sao đều không được trả lời. Một phụ nữ trả lời điện thoại tại trụ sở Bắc Kinh cho biết, Hà Bình đã nghỉ hưu và không thể tiếp xúc được.
Dương Đại Lý (Yang Dali), giáo sư chính trị Đại học Chicago, người đã viết cuốn sách về kinh tế và chính trị của Trung Quốc, nói “Toàn bộ đất nước đều đang làm ăn -Đảng, quân đội, tòa án, văn phòng công tố, cảnh sát. Người trong cuộc có thể làm giàu rất nhanh chóng”.
Vương Chi, con trai thứ ba của tướng Chấn, sử dụng 300.000 nhân dân tệ ($48 112) từ Bộ Điện tử chủ quản, làm ra các máy tính cá nhân. Sau đó, ông hợp tác với Bill Gates để phát triển phần mềm Windows, phiên bản tiếng Trung.
Trốn thuế
Fraser Howie, đồng-tác giả quyển: “Chủ nghĩa tư bản đỏ: Nền móng tài chính mong manh của sự trỗi dậy thần kỳ của TQ” (Red Capitalism: The Fragile Financial Foundation of China’s Extraordinary Rise) nói: “Không có gì ngạc nhiên là những người có nhiều quan hệ có được những thứ tốt nhất trong thập niên 80. Vấn đề là sau 20 năm, họ vẫn có được tiếp cận tốt nhất bởi vì sân chơi chưa được san bằng”.
Trốn thuế và trục lợi quá tràn lan tại các công ty nhà nước vào năm 1988, đến nỗi 5 trong số công ty lớn nhất đã bị chính phủ điều tra và sau đó bị phạt vì các vi phạm này, báo Nhân Dân đưa tin vào tháng 8 năm sau đó. Trong các công ty [vi phạm] có cả Citic và Tổng công ty Phát triển Khang Hoa Trung Quốc (China Kanghua Development Corp), một doanh nghiệp có hàng chục công ty con và được thành lập bởi các tổ chức từ thiện, do con trai của Đặng Tiểu Bình là Phát Phương (Pufang), 68 tuổi, điều hành.
Bất ổn ngày càng tăng trong sinh viên, và công nhân tức giận với đặc quyền và việc gia tăng của cải của các thái tử đảng. Những thay đổi kinh tế do Đặng Tiểu Bình mở đường đã hồi sinh nông thôn Trung Quốc. Ở các thành phố, các đơn vị công tác nhân dân vẫn còn cung cấp tất cả mọi thứ từ nhà cửa đến chăm sóc y tế và giáo dục. Lạm phát đã chạy lên tới mức 18,8% vào năm 1988, xói mòn các nguồn thu nhập. Sự tức giận thậm chí còn lọt được vào Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Bắc Kinh.
Visa mong ước
Vào đêm trước của vụ biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn,Trần Nguyên (con trai của Đại Công Thần Trần Vân), lúc đó là phó thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc và bây giờ là chủ tịch ngân hàng chính sách lớn nhất của Trung Quốc, sử dụng mối quan hệ với Nhà Trắng để giúp con trai ông có được một visa mong muốn và một chỗ ngồi tại một trường tư nội trú có uy tín ở Mỹ vào thời điểm mà hầu hết người dân Trung Quốc không được phép rời khỏi đất nước này.
Người ông Nguyên tiếp xúc, Douglas Paal, chuyên gia châu Á trong Hội đồng An ninh Quốc gia của Tổng thống H.W. Bush, cho biết, ông sẽ giúp đỡ và đã liên hệ với Đại sứ lúc đó là James Lilley, nay đã mất. Paal nói rằng ông ta ngạc nhiên về sự phản ứng. Lilley đã nói với ông rằng sự giúp đỡ này sẽ làm nổ ra sự tức giận từ các nhân viên Trung Quốc trong Đại sứ quán.
Quảng trường Thiên An Môn
“Tôi mới phát hiện có bao nhiêu là nhân viên trong đại sứ quán, nhất là nhân viên Trung Quốc, rất ghét khi thấy các thái tử đảng có được các lợi lộc,” Paal, hiện là Phó Chủ tịch nghiên cứu tại Quỹ Hòa bình Quốc tế Carnegie ở Washington, nói.
Sự giận dữ của công chúng bùng nổ trong mùa xuân năm 1989. Sinh viên đã xuống đường và đổ xô vào Quảng trường Thiên An Môn. Trong khi các nhà quan sát xem truyền hình ngoài Trung Quốc chủ yếu nhìn thấy cuộc tuần hành như là một đòi hỏi về dân chủ, thì con cái có đặc quyền đặc lợi của cán bộ chóp bu cũng là một mục tiêu, theo Dương Đại Lý, giáo sư Đại học Chicago. Những người biểu tình thậm chí còn dám thách thức cả Phát Phương, con trai của Đặng Tiểu Bình, người đã bị liệt trong cuộc Cách mạng Văn hóa, qua việc phân phát tờ rơi cáo buộc các công ty của ông này trốn thuế và buôn lậu, theo các ghi nhận bao gồm một bộ sưu tập các bài phát biểu và các tác phẩm khác do Princeton University Press xuất bản.
Đó là mối đe dọa lớn nhất đối với kế hoạch cho Trung Quốc của nhóm Đại Công Thần kể từ khi họ đặt cược vào một cuộc chỉnh sửa lớn nền kinh tế một thập kỷ trước đó.
Đặng Tiểu Bình đã triệu tập một số Đại Công Thần đồng bạn đến nhà ông vào cuối tháng 5. Đối mặt với sự phá hỏng có thể có tất cả mọi thứ họ muốn xây dựng, Đặng Tiểu Bình và các nhà cách mạng kỳ cựu khác đã quyết định dùng quân đội để lập lại trật tự. Xe tăng đổ vào trung tâm Bắc Kinh và phong trào ủng hộ dân chủ đã bị nghiền nát mạnh bạo ngày 04 tháng 6.
Cuộc đàn áp đã dập tắt có hiệu quả các chiến dịch của công chúng chống tham nhũng, Bảo Đồng (Bao Tong), một quan chức cao cấp của đảng đã bị bắt vài ngày trước khi chiến dịch truy quét về tội phản cách mạng và đã chịu bảy năm tù giam, cho biết.
Rượu Mao Đài, Thuốc lá
“Nó che đậy, dung dưỡng, làm ngơ với tham nhũng và khuyến khích điều đó,” Bảo Đồng cho biết trong một cuộc phỏng vấn điện thoại ngày 11 tháng 12 từ nhà ông ở Bắc Kinh.
Tham nhũng hiện nay tồi tệ hơn rất nhiều so với thập niên 1980, ông Bảo nói.
Ông Bảo, 80 tuổi cho biết: “Một chai Mao Đài, hai thùng thuốc lá Trung Hoa – tham nhũng chỉ ở mức như thế vào lúc đầu. Bây giờ một doanh nghiệp trị giá 10 tỉ nhân dân tệ có thể được mua với 1 tỉ đồng. Đây sẽ là điều kinh hoàng đối với người dân thời đó”.
Các lãnh đạo Trung Quốc đã có giải quyết một số bất bình của những người biểu tình. Citic đã bị kiểm toán và bị phạt. Kanghua Development đã bị giải tán. Đảng đã ban hành một chỉ thị cấm con cái các cán bộ cao cấp tham gia hoạt động kinh doanh.
Thái tử đảng bật dậy trở lại
Lệnh cấm không kềm giữ con cái của nhóm Đại Công Thần quá lâu. Cơ hội cho các thái tử đảng đã tăng mạnh trong thập niên 1990 sau khi Đặng Tiểu Bình khởi động một làn sóng thay đổi kinh tế khác. Họ nhảy vào các ngành công nghiệp đang bùng nổ, bao gồm cả hàng tiêu dùng và bất động sản như nhà máy mới, mở rộng đô thị làm chuyển đổi cảnh quan của Trung Quốc.
Hai trong số các con của Đặng Tiểu Bình – Đặng Dung (Dang Rong), 62 tuổi, và anh trai bà, Đặng Thực Phương (Dang Zhifang) – là những người đầu tiên đi vào bất động sản, thậm chí trước khi có các quy định mới thương mại hóa thị trường nhà ở cho công chúng đại lục vào năm 1998. Hai năm sau khi Đặng Dung tháp tùng cha bà trong chuyến đi nổi tiếng về miền nam Trung Quốc năm 1992, để giới thiệu sự thành công của trung tâm xuất khẩu mới nổi Thẩm Quyến, bà đã ở Hồng Kông để quảng bá công ty phát triển mới do bà lãnh đạo ở Thẩm Quyến.
Một số căn hộ trong khu phức hợp 32 tầng đã được bán với giá khoảng $240.000 một căn, theo một mục trên trang nhất báo Bưu Điện Hoa Nam buổi sáng (South China Morning Post). Hồ sơ công ty cho thấy vào nửa cuối thập niên 1990 hai người có cùng tên với em dâu của Đặng Dung, Lưu Hiểu Nguyên (Liu Xiaoyuan), và cháu gái của Vương Chấn, Vương Nguyên Nguyên sở hữu phân nửa công ty này.
Đặng Dung và Đặng Thực Phương đã không trả lời các câu hỏi gửi bằng fax tới văn phòng của họ ở Bắc Kinh. Không tiếp xúc được Lưu Hiểu Nguyên thông qua một trong những công ty có liên quan để có được ý kiến phản hồi. Vương Nguyên Nguyên đã không trả lời các câu hỏi gửi tới văn phòng của bà ở thủ đô Trung Quốc và một phóng viên đã đến đó hai lần, được cho biết là bà ấy không ở đó.
Doanh nhân Chính phủ
Giáo sư Đinh Học Lương (Ding Xueliang) thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong, người từng nghiên cứu cách thức mà một sở cảnh sát tỉnh lập ra công ty bất động sản với hàng tỉ nhân dân tệ, thuộc tài sản nhà nước vào thập niên 1990, cho biết, “sau chuyến đi kiểm tra phía nam của Đặng Tiểu Bình, nhiều doanh nghiệp nhà nước, văn phòng chính phủ, cảnh sát và quân đội đã bắt đầu phát triển các ngành công nghiệp dịch vụ như khách sạn, du lịch, và nhà ở”. Ông nói ông đã dừng nghiên cứu của mình sau khi các quan chức cảnh báo là ông có thể bị giết. “Khi bạn đi đến độ con cái hoặc người thân của các lãnh đạo cấp cao nhất thì về cơ bản bạn đã đến chỗ cốt lõi. Bạn không thể điều tra được”.
Sự tăng trưởng của thị trường đã chuyển nhiều quan chức thành các nhà tư bản thị trường tự do khi các cơ quan chính phủ đưa các công ty lên niêm yết trên thị trường chứng khoán mới lập của đại lục. Ngoài ra còn có một làn sóng của các công ty niêm yết ngoài biên giới ở Hong Kong.
Đất hiếm
Con rể của Đặng Tiểu Bình là Ngô Kiến Thường (Wu Jianchang), giám đốc điều hành cao cấp trong một công ty kim loại thuộc sở hữu nhà nước, năm 1993 trở thành chủ tịch của một công ty con được niêm yết ở Hong Kong.
Ông tiếp tục đi lên thành Thứ trưởng Bộ Luyện kim và đứng đầu Hiệp hội Sắt thép Trung Quốc, đồng thời cũng là Chủ tịch danh dự của Công ty thuỷ vận & chuyên chở Kim Huy (Jinhui Shipping & Transportation) niêm yết ở Oslo và là giám đốc củaCông ty đồng Giang Tây (Jiangxi Copper (358)) ở Hồng Kông, và các công ty công khác nữa.
Công ty do ông Thường điều hành và một công ty do một con rể khác của Đặng Tiểu Bình, Trương Hồng (Zhang Hong), điều hành hợp nhau mua một trong những nhà sản xuất chính vật liệu cho nam châm đất hiếm của General Motors Co (GM). Việc mua Magnequench và việc đóng cửa xưởng sản xuất Hoa Kỳ tiếp theo của nó đã giúp Trung Quốc hoàn thành mục tiêu của Đặng Tiểu Bình về thống trị thị trường khoáng sản này, bây giờ được sử dụng trong bom thông minh của Mỹ, tua bin gió và xe hybrid (xe có động cơ chạy bằng 2 hay nhiều nguồn năng lượng).
Glenn Maguire, cựu giám đốc kinh tế châu Á của Societe Generale SA tại Hong Kong nói, “Bằng chứng rõ mồn một: Con cháu và các gia đình trực hệ của 8 Đại Công Thần đã rút rỉa tài sản khổng lồ, quyền lực khổng lồ và đặc quyền khổng lồ từ các cải cách thị trường của các doanh nghiệp nhà nước trong thập niên 1990 và vào những năm 2000″.
Theo bước cha ông
Chỉ có hai người thuộc thế hệ cháu nhận việc làm nhà nước trong khi hầu hết đều đi thẳng vào doanh nghiệp tư nhân. Việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001 đã dấy lên một thập kỷ tăng trưởng với mức trung bình 10,6% một năm mà các thái tử đảng có thể nhảy vào.
Cháu trai 38 tuổi của Đặng Tiểu Bình, Trác Tô (Zhuo Su), theo bước cha mình, Ngô Kiến Thường, đi vào kinh doanh kim loại. Tô lãnh đạo một công ty mua cổ phần thuộc một doanh nghiệp quặng sắt của Úc.
Trác Tô là Chủ tịch Công ty Nhất tiễn Đầu tư (Yijian Investment), theo danh thiếp và hồ sơ của công ty tại Trung Quốc và Hồng Kông liên kết Tô với công ty. Báo cáo thường niên năm 2012 của công ty Úc Golden West Resources (GWR) cho thấy, Yijian nắm 1,6 triệu cổ phiếu, hay 0,83% phần hùn của công ty này, như là một phần của thỏa thuận đạt được vào năm 2008.
Các thái tử đảng cũng sử dụng việc đào tạo và các quan hệ ở nước ngoài khi về nước để đi vào lĩnh vực tài chính và thực hiện các thỏa thuận làm ăn. Theo dữ liệu của Bloomberg, có ít nhất 12 trong số 31 cháu và vợ/ chồng của họ làm việc trong lĩnh vực tài chính, trong đó có 6 người trong cổ phần tư nhân hay vốn liên doanh.
Các trường học có uy tín
Khi các con của Trần Nguyên bước vào tuổi trưởng thành, ông đang giám sát việc mở rộng ngân hàng nhà nước mà ông điều hành từ năm 1998, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (China Development Bank Corp). Tài sản của ngân hàng này trị giá hơn $1 nghìn tỉ.
Sau khi theo học ở Concord Academy, bang Massachusetts, con trai ông, Trần Tiếu Hân (Chen Xiaoxin), còn có tên là Charles, học tiếp ở Đại học Cornell, và sau đó ở Stanford để lấy bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA). Hân đã làm việc cho Citigroup ở Hồng Kông và cho Abax Global Capital Ltd, một công ty cổ phần tư nhân.
Em gái Hân, Trần Hiểu Đan (Chen Xiaodan), còn có tên là Sabrina, theo học ở Tabor Academy bang Massachusetts, nơi mà hiện nay học phí hàng năm cho học sinh nội trú là khoảng $50.000. Sau đó, cô học tiếp ở Đại học Duke, Bắc Carolina, và cuối cùng ở Harvard để lấy bằng MBA , tốt nghiệp vào đầu năm nay, theo hồ sơ nhà trường.
Sabrina Trần
Cô đã làm việc cho Morgan Stanley ở New York. Năm nay, Permira Advisers LLP, một công ty cổ phần tư nhân châu Âu, thuê cô ở Hồng Kông. Năm ngoái, Permira đã ký hợp tác với Ngân hàng Phát triển Trung Quốc do cha cô điều hành. Hai công ty đã đồng ý theo đuổi các cơ hội đầu tư ở Trung Quốc và hậu thuẫn các công ty Trung Quốc khi họ tìm cách mở rộng sang châu Âu.
Một phát ngôn viên của Permira, trụ sở tại London, cho biết qua một email, rằng công việc của Sabrina Trần không có một sự xung khắc lợi ích, và nếu có xung khắc nổi lên, công ty sẽ quản lý nó theo cách có lợi nhất cho các nhà đầu tư. Sabrina đã không trả lời các cú điện thoại gọi tới văn phòng cô.
Ngân hàng Phát triển Trung Quốc đã chưa tiến hành bất kỳ hoạt động làm ăn nào với Permira, và vì Sabrina Trần “chỉ mới ở đó một tháng, cô ấy chưa thể tham gia vào bất kỳ hoạt động nào có xung khắc lợi ích”, ngân hàng cho biết trong một bản fax hồi tháng 12.
Ít nhất một nhà đầu tư thấy rằng không nhận ra được các thành viên thuộc gia đình của 8 Đại Công Thần có thể sẽ là điều rắc rối.
“Thiếu cái gì đó”
Yemi Oshodi, giám đốc điều hành Wallachbeth Capital LLC ở New York lúc đó, kêu gọi các khách hàng của mình đánh cuộc chống lại đề xuất mua lại của Công ty Điện cơ Cáp Nhĩ Tân (Harbin Electric Inc) năm 2011. Việc mua lại này được sắp đặt chủ yếu từ tài trợ bằng một khoản vay trị giá $400 triệu từ Ngân hàng Phát triển Trung Quốc.
Oshodi cho biết, ông tin rằng ngân hàng dứt khoát sẽ không thông qua số tài trợ này vì giá đưa ra cho nhà sản xuất động cơ điện của Trung Quốc niêm yết tại Mỹ là quá cao. Bị tấn công từ những người giao dịch khống (short seller – người vay cổ phiếu để bán với hy vọng kiếm lời – ND) chất vấn về tính chính xác của các báo cáo tài chính của của Harbin Electric, giá cổ phiếu của công ty này đã tụt hơn 50% trong một ngày vào tháng 6 năm 2011.
Oshodi nói: “Tôi không thể tin rằng ngân hàng sẽ cấp cho một khoản vay không có bảo đảm. Tôi chỉ tự nghĩ, rõ ràng tôi chưa nắm được một cái gì đó. Không có cách chi ngân hàng này sẽ thông qua khoản vay này”.
Sau đó, thỏa thuận đã được thông qua dễ dàng.
Điều mà Oshodi không biết là có một quan hệ gia đình trong đó. Thỏa thuận này đã được Abax tài trợ một phần. Abax là công ty cổ phần tư nhân mà Trần Tiếu Hân là một giám đốc của nhiều đơn vị có dính líu vào vụ giao dịch này.
Chối bỏ xung khắc
Oshodi nói nếu ông biết trước mối quan hệ gia đình giữa Abax và Ngân hàng Phát triển, thì ông đã đặt cược theo cách khác rồi. Mối liên hệ đó “tuyệt đối cần phải được” tiết lộ, ông nói.
Donald Dương, một thành viên trong ban giám đốc Abax, từ chối bình luận. Ngân hàng Phát triển Trung Quốc cho biết trong bản fax trả lời các câu hỏi rằng Trần Tiếu Hân đã rời Abax và không bao giờ tham gia vào bất kỳ công việc nào tạo ra một xung khắc lợi ích. Harbin Electric đã không trả lời cho các câu hỏi được gửi qua email.
Tiếu Hân, 39 tuổi, đã không trả lời tin nhắnđể lại ở căn hộ của ông ở Bắc Kinh, cách trụ sở chính của Ngân hàng Phát triển Trung Quốc hai dãy phố về phía bắc. Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ tại Washington không bình luận.
Howie, trước đây là Giám đốc quản lý của CLSA Asia-Pacific Markets đóng ở Singapore, nói rằng điều quan trọng là phải đánh giá đúng sức mạnh của các quan hệ gia đình.
Ông nói tiếp: “Các cải cách đã không làm thị trường thành ẩn danh. Chúng làm cho nó quan trọng hơn để biết những người mà bạn đang giao dịch”
Đầu tư ra nước ngoài
Sự giàu có và các mối quan hệ của tầng lớp quý tộc mới ở Trung Quốc thường được giấu kín ở các địa điểm ở nước ngoài với các nguyên tắc bảo mật nghiêm ngặt.
Diệp Tĩnh Tử (Ye Jingzi), cháu gái của nguyên soái huyền thoại [Diệp Kiếm Anh] và là vợ của cháu trai của tướng Vương Chấn, mang cuộc thi Hoa hậu Thế giới về Trung Quốc và tổ chức các cuộc đua xe trên đường phố Thượng Hải.
Ít người biết đến việc Tĩnh Tử, 37 tuổi, là chủ tịch Công ty Động cơ Starpower Liêu Ninh (Starpower Engine Co), một công ty có kế hoạch sản xuất động cơ xe hơi ở phía đông bắc Trung Quốc với công nghệ do công ty dầu khổng lồ, thuộc sở hữu nhà nước Malaysia, Petroliam Nasional Bhd (PCHEM) cung cấp. Nhà đầu tư duy nhất này của Starpower đăng ký ở quần đảo Virgin thuộc Anh, theo hồ sơ của công ty. Cố gắng liên lạc với Diệp Tĩnh Tử nhiều lần đều không thành. Petronas không trả lời các câu hỏi đã gửi qua email.
Lối sống của một số thành viên thế hệ thứ ba theo lối sống của tầng lớp giàu có thế giới – những kẻ vốn là bạn học của họ ở Thụy Sĩ, Anh và các trường nội trú ở Mỹ.
Sabrina Trần đã gây xôn xao khi cô xuất hiện tại một buổi khiêu vũ của những người mới bắt đầu ở Paris vào năm 2006, đã khiêu vũ cùng với một công chúa Bỉ và bá tước Ý, theo trang web về sự kiện này.
‘Môi trường tư bản chủ nghĩa’
“Bây giờ với lớp trẻ lớn lên trong một môi trường cơ bản là tư bản chủ nghĩa, thậm chí họ vượt xa khỏi một xã hội không giai cấp và bất kỳ ước mơ không tưởng nào”, ông Sidney Rittenberg, 91 tuổi, cựu phiên dịch của Mao nói. Ông cùng sống với nhóm Đại Công Thần khi họ vẫn còn là các phiến quân chiến đấu để nắm quyền kiểm soát đất nước.
Một thành viên thế hệ thứ ba khác, Trác Duyệt (Zhuo Yue), 33 tuổi, con gái của Đặng Dung (Deng Rong), chú tâm vào công việc từ thiện.
Tháng trước, cô đã giúp tổ chức một hội nghị về hoạt động từ thiện ở Bắc Kinh. Các quan chức đã được di chuyển tới lui trên xe sedan BMW trắng với dòng chữ “Dịch vụ BMW VIP” dán trên cửa. Đồng hồ Thuỵ Sĩ Hublot giá $16.000 được bán ở sảnh bên ngoài hội trường hội nghị. Peter,con trai của Warren Buffett, và cựu Thủ tướng Anh Tony Blair nằm trong số khách dự.
Đột phá
Bảy trăm cây số về phía tây nam của Bắc Kinh ở Nanniwan, theo website của chính phủ, các con trai tướng Chấn lên kế hoạch làm khu du lịch nơi đây, dân làng đã bỏ lỡ dịp bùng nổ kinh tế của Trung Quốc. Một số vẫn còn sống trong nhà một phòng, xi măng, không lò sưởi. Ngược lại, nhiều nhà cao tầng hiện đại mọc lên ở khu đồi núi cách 40 phút về phía bắc, ở thành phố Diên An, nơi đó bảy thập kỷ trước, 8 Đại Công Thần đã giúp Mao xây dựng lực lượng nổi dậy lật đổ sự cai trị của Quốc Dân Đảng.
Hai năm trước, dân làng vây quanh anh em họ Vương khi họ đã động thổ dự án 265-km vuông, bên cạnh bảo tàng tưởng niệm lữ đoàn 359 của tướng Chấn. Binh sĩ của ông ăn “rau củ và cỏ dại” để sống sót, theo một tường thuật năm 1982 của một cựu chiến binh Diên An.
Theo một trang web chính phủ, Vương Quân nói tại buổi lễ: “Chúng tôi luôn luôn ghi nhớ tình thân hữu sâu đậm của người dân Nanniwan. Chúng tôi có trách nhiệm đóng góp cho sự phát triển kinh tế của nó”.
Lời cam kết đó đã cho dân làng hy vọng. Bây giờ, họ tự hỏi, liệu dự án có xúc tiến và tạo ra công ăn việc làm mới và những ngôi nhà hiện đại hay không.
ông Nghiêm Tuấn Huy (Yanjun Hui), người lãnh được số tiền tương đương $400 một tháng từ lương hưu, nói: “Nanniwan nổi tiếng, nhưng nó không còn mang lại gì nhiều cho người dân địa phương. Khi xưa, tất cả mọi công nhân đều như nhau. Từ anh lính trơn tới lãnh đạo, tất cả đều ăn chung và sống chung với nhau. Bây giờ thì khác rồi”.
Thành Long
Trong khi ông Huy chờ đợi những thay đổi trong cuộc sống của mình, cháu cố của tướng Chấn, Clare Vương, phổ biến trên các trang mạng truyền thông xã hội các thay đổi trong cuộc sống của cô: nhồi nhét kiến thức tới quá khuya cho một dự án thiết kế của khoá học kiến trúc tại một trường đại học ở Sydney, đi nghỉ mát ở khu nghỉ dưỡng suối nước nóng ở Nhật Bản, một chiếc khăn choàng mới cho sinh nhật thứ 21, thuốc nhuộm tóc màu xanh hoàng gia.
Hồi tháng 2, cô đăng một ảnh của cô chụp với ngôi sao điện ảnh Thành Long tại chỗ mà cô mô tả là cuộc triển lãm tranh của mình. Clare từ chối phỏng vấn khi tiếp xúc qua điện thoại. Cô cho biết trong một email rằng, cô tôn trọng ông cố của mình mà không trả lời các câu hỏi khác.
Ngày 6 tháng 12, cô đã đưa lên một bài về bộ móng tay được gọt dũa của cô. Cùng ngày, theo hồ sơ của Công ty đầu tư Đào hoa Thẩm Quyến (Shenzhen Blossom Investment), một công ty nắm giữ một phần vốn công ty thanh toán trực tuyến của Nguyên Nguyên, mẹ cô, kê tên một chủ tịch mới.
Chủ tịch mới là ai? Một người có tên là Vương Cát Tường (Wang Jixiang). Tên tiếng Trung của Clare.
Nguồn: Bloomberg
Con cháu các đồng chí của Mao nổi lên thành lớp quý tộc Tư bản Chủ nghĩa mới
Người dịch: Huỳnh Phan26-12-2012
Nằm trong một bệnh viện quân sự Bắc Kinh năm 1990, tướng Vương Chấn (Wang Zhen) nói với một khách tới thăm rằng ông cảm thấy bị phản bội. Nhiều thập kỷ sau khi ông đã xả thân chiến đấu vì một xã hội hoàn thiện, bình đẳng không tưởng, lý tưởng mà ông theo đuổi với cương vị là một trong các vị cha đẻ của Trung Hoa Cộng sản, đã bị những phương cách tư bản chủ nghĩa của các con ông – lãnh đạo doanh nghiệp trongcác ngành hàng không, tài chính và máy tính – huỷ hoại.
Bấm vào đây xem các mối liên hệ làm ăn của con cháu “Bát Đại Công Thần”.
“Bọn lai căng”, ông nói với người khách đến thăm, dùng từ lóng chỉ bọn vô lại, “Tôi chẳng nhận chúng là con đâu”.Hai trong số con trai ông bây giờ đang có kế hoạch biến một thung lũng ở phía tây bắc Trung Quốc, nơi mà cha của họ có lần đã cứu quân đội của Mao Trạch Đông khỏi chết đói, thành một điểm thu hút khách du lịch trị giá $1,6 tỉ. Khu nghỉ mát tại Nam Nê Loan (Nanniwan) sẽ có chủ đề về thời cách mạng và các phiên bản thu hút du khách về những chỗ trú trong hang mà các cán bộ cộng sản đã từng tránh lạnh trong đó.
Vương Quân (Wang Jun), một người con trai đứng đằng sau dự án đã giúp xây dựng hai xí nghiệp nhà nước lớn nhất: Tập đoàn Trung Tín Thái Phú (Citic (6030) Group Corp.), công ty đầu tư khổng lồ do nhà nước điều hành, là công ty đầu tiên bán trái phiếu ra nước ngoài kể từ thời cách mạng; và tập đoàn Bảo Lợi Trung Quốc (China Poly Group Corp), từng là cánh tay của quân đội, chuyên bán vũ khí và khoan dầu ở châu Phi.
Hiện nay, Vương Quân ở tuổi 71 tuổi được coi là cha đỡ đầu của các sân golf ở Trung Quốc. Ông cũng là chủ tịch của một công ty niêm yết ở Hong Kong cùng kiểm soát việc điều hành một hiệu cầm đồ và một công ty cung cấp các dịch vụ công nghệ sau hậu trường cho công an, hải quan và các ngân hàng Trung Quốc.
Học trường Thụy Sĩ
Nguyên Nguyên (Jingjing), cô con gái học ở Úc, ghi địa chỉ nhà trong hồ sơ kinh doanh là một căn hộ ở Hong Kong trị giá $7 triệu do Citic sở hữu một phần. Con gái bà, Clare 21 tuổi, mô tả chi tiết cuộc sống của mình trên phương tiện truyền thông xã hội, từ trường nội trú Thụy sĩ cô tới các phòng chờ sân bay hạng thương gia. Mục “cái nhìn trong ngày” đăng hôm 24/8 trưng lên hình ảnh của một chiếc túi xách Lady Dior (CDI), giày Valentino nạm vàng và một vòng đeo tay Alexander McQueen. Những món trang sức này có giá khoảng $ 5.000, cao hơn nửa năm tiền lương của người lao động trung bình ở Bắc Kinh.
Sự giàu có của gia đình này bắt nguồn từ canh bạc do tướng Chấn và một nhóm chiến sĩ cách mạng dày dạn chiến trường, những người được tôn kính ở Trung Quốc như “Bát Đại Công Thần” (Eight Immortals), thực hiện. Hậu thuẫn Đặng Tiểu Bình hai năm sau cái chết của Mao Trạch Đông vào năm 1976, họ đánh cược rằng, mở cửaTrung Quốc ra thế giới bên ngoài sẽ nâng cao mức sống, đồng thời tránh được biến động xã hội có thể đe dọa việc cầm quyền của Đảng Cộng sản.
Giai cấp mới
Trong ba thập kỷ qua, họ và những người kế tục đã nâng cuộc sống hơn 600 triệu người thoát khỏi đói nghèo và tạo ra một giai cấp trung lưu có nhà riêng khi Trung Quốc vươn lên thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Trung bình người Trung Quốc hiện nay ăn thịt gấp sáu lần năm 1976, và 100 triệu người đã đổi xe đạp mua xe hơi.
Nhóm Đại Công Thần cũng gieo mầm cho một trong những thách thức lớn nhất đối với thẩm quyền của Đảng. Họ đã giao một số tài sản chính yếu của nhà nước cho con cái mình, nhiều người trong số này đã trở nên giàu có. Đó là sự khởi đầu của một tầng lớp thương lưu (elite) mới, bây giờ được gọi là các thái tử đảng. Điều này thổi bùng ngọn lửa giận dữ của công chúng đối với việc tích tụ của cải không đồng đều, việc tiếp cận cơ hội không công bằng và việc khai thác đặc quyền – tất cả đều xa lạ với những mục tiêu ban đầu của cuộc cách mạng cộng sản.
Để phát hiện quy mô và nguồn gốc của tầng lớp quý tộc đỏ này, Bloomberg News đã truy tìm tài sản của 103 người, những con cháu trực tiếp của 8 Đại Công Thần và vợ/ chồng của họ. Kết quả cho ra một cái nhìn chi tiết một bộ phận của tầng lớp đặc quyền Trung Quốc và cách thức mà các thành viên của tầng lớp này thu vén lợi lộc từ sự phát triển của đất nước.
Kiểm soát của Nhà nước
Dữ liệu do Bloomberg tổng hợp cho thấy, 26 hậu duệ này điều hành hoặc nắm giữ các chức vụ hàng đầu trong các công ty nhà nước thống trị nền kinh tế. Chỉ riêng 3 người con – con trai tướng Chấn, Vương Quân, con rể Đặng Tiểu Bình, Hà Bình (He Ping), và Trần Nguyên (Chen Yuan), con trai lãnh chúa (tsar) kinh tế của Mao (Trần Vân – ND) – đứng đầu hoặc vẫn điều hành các công ty thuộc sở hữu nhà nước với tài sản cộng chung khoảng $ 1,6 ngàn tỉ năm 2011. Con số này tương đương với hơn 1/5 tổng sản lượng kinh tế hàng năm của Trung Quốc.
Các gia đình này được hưởng lợi từ việc họ kiểm soát các công ty nhà nước, tích cóp của riêng khi họ đi theo nền kinh tế thị trường. Theo dữ liệu của Bloomberg, 43 trong số 103 người đã điều hành doanh nghiệp riêng hoặc trở thành giám đốc điều hành trong các công ty tư nhân.
Wall Street
Hà Bình là Chủ tịch Tập đoàn Poly cho đến năm 2010, nắm 22,9 triệu cổ phiếu của đơn vị kinh doanh bất động sản thuộc tập đoàn niêm yết ở Hong Kong, Poly Property Group Co (119), từ 29/4/2008. Vương Tiểu Sao (Wang Xiaochao), con rể cựu Chủ tịch Dương Thượng Côn (Yang Shangkun), một Đại Công Thần khác, sở hữu cổ phần trị giá khoảng $32 triệu trong một đơn vị bất động sản niêm yết ở Thượng Hải, Poly Real Estate Group Co (600048), tính từ cuối tháng 6. Vương Quân sở hữu 20% cổ phần của liên doanh về sân golf. Liên doanh này tính Citic, công ty mà ông điều hành trước đó, là một trong những khách hàng chính.
Thế hệ thứ ba – lớp cháu của 8 Đại Công Thần và vợ/chồng của họ, nhiều người trong số họ đang ở độ tuổi 30 và 40 – đã khai thác các mối quan hệ gia đình và việc học ở nước ngoài vào công việc làm ăn trong khu vực tư nhân. Ít nhất 11 trong tổng số 31 thành viên thuộc thế hệ này mà Bloomberg News truy được, đang điều hành các doanh nghiệp riêng hay giữ các chức vụ điều hành, phổ biến nhất là trong lĩnh vực tài chính và công nghệ.
Một số đã được các ngân hàng ở Wall Street thuê, có cả Citigroup Inc (C). và Morgan Stanley. (MS). Ít nhất 6 người làm việc cho các công ty cổ phần tư nhân và liên doanh vốn (các công ty này đôi khi tuyển dụng các thái tử đảng với ý định sử dụng các quan hệ của họ để giành được mối làm ăn).
Oán giận gia tăng
Theo một cuộc khảo sát được ngân hàng trung ương Trung Quốc ủng hộ, công bố tháng này, cách biệt giàu nghèo của Trung Quốc là một trong những cách biệt rộng nhất thế giới – trên mức mà nhà phân tích dùng để dự đoán sự bất ổn tiềm năng 50%. Các cuộc biểu tình, bạo loạn và biến động khác, thường liên quan đến tham nhũng địa phương và suy thoái môi trường, tăng gấp đôi trong 5 năm, lên tới gần 500 vụ mỗi ngày trong năm 2010.
“Người dân bình thường ở Trung Quốc biết rõ những thái tử đảng này, và khi họ nghĩ về việc thay đổi đất nước, họ có một cảm giác tuyệt vọng vì sức mạnh của các nhóm lợi ích thâm căn cố đế như thế”, Naughton nói.
Các ông trùm ăn cướp
Cuộc sống của nhiều người trong số 1,3 tỉ người của Trung Quốc đã được cải thiện dưới chủ nghĩa tư bản nhà nước kiểm soát. Các thái tử đảng như Vương Quân cũng đã đóng một vai trò trung tâm trong việc xây dựng các thể chế củng cố những cái được này.
Và một số người giàu có nhất Trung Quốc không cần xuất thân từ dòng dõi nổi tiếng để trở nên giàu có. Trong số đó có các tỉ phú tự làm giàu như Lưu Vĩnh Hảo (Liu Yonghao), Chủ tịch công ty thức ăn chăn nuôi Tân Hy vọng (New Hope Group Co.), và Trương Nhân (Cheung Yan/Zhang Yin), một trong những phụ nữ giàu nhất Trung Quốc là chủ tịch Công ty giấy Cửu Long (Nine Dragons Paper Holdings Ltd. (2689).
Ngoài ra, sự thay đổi kinh tế nhanh chóng được chia sẻ không đồng đều không phải là điều bất thường. Các ông trùm tướt đoạt của Mỹ thế kỷ 19 và sự nổi lên của các tay đầu sỏ Nga hậu cộng sản là hai trường hợp khác. Tuy nhiên, ở Trung Quốc, nơi các nhà lãnh đạo vẫn còn theo đuổi những lý tưởng của Marx và Mao, thì có sự oán giận đối với sự bất bình đẳng về cơ hội và đặc quyền của tầng lớp thượng lưu.
Nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc, Tập Cận Bình, 59 tuổi, cũng là một thái tử đảng, vốn là con của một chiến sĩ cách mạng và phó thủ tướng [Tập Trọng Quân]. Có ba uỷ viên khác trong số 7 người ở ban Thường vụ Bộ Chính trị mới được bầu lên cũng là thái tử đảng.
Các thái tử đảng đồng trang lứa
Ngay cả một số con cháu của 8 Đại Công Thần cũng nói rằng, họ lo ngại về cái mà họ gọi là sự tham lam của các thái tử đảng đồng trang lứa.
“Thế hệ của tôi và thế hệ kế không có đóng góp gì cho cách mạng, độc lập và giải phóng của Trung Quốc”, ông Tống Khắc Hoang (Song Kehuang), 67 tuổi, một doanh nhân mà cha ông cũng thuộc nhóm Đại Công Thần, Tống Nhậm Cùng (Song Renqiong), người giám sát các tỉnh Đông Bắc của Trung Quốc sau cách mạng 1949. “Bây giờ, một số người lơi dụng địa vị của cha mẹ để vơ vét tới hàng trăm triệu nhân dân tệ. Dĩ nhiên công chúng nổi giận. Sự căm giận của họ là hợp lý”.
Sự rơi rụng của Bạc Hy Lai
Ngoài ra, người dân tức giận về tham nhũng trong đám công chức, bị xem là lợi dụng chức vụ của mình. Theo tường thuật của Tân Hoa Xã ngày 13 tháng 12, có ít nhất 10 viên chức chính quyền địa phương “đã bị đổ” trong các vụ bê bối về tham nhũng và quan hệ tình dục từ ngày Tập Cận Bình nhậm chức tháng rồi.
Tham nhũng ở cấp cao đã thành tiêu điểm năm nay khi Bạc Hy Lai – con trai của Đại Công Thần Bạc Nhất Ba và đang là uỷ viên Bộ Chính trị – đã bị loại khỏi Đảng Cộng sản và bị cáo buộc nhận hối lộ, sau khi vợ ông bị kết tội giết một doanh nhân Anh. Trừ khi tham nhũng bị loại đi, “cuối cùng và chắc chắn nó sẽ dẫn đảng và đất nước tới chỗ diệt vong!” Tập Cận Bình phát biểu tháng trước, theo báo Nhân Dân, một tờ báo của Đảng Cộng sản.
Bộ Ngoại giao ở Bắc Kinh đã không trả lời các câu hỏi được gửi bằng fax hỏi rằng Chính phủ có kế hoạch như thế nào để đối phó với ảnh hưởng của các thái tử đảng và liệu các hành động của họ có đang thổi bùng sự oán giận của công chúng hay không.
“Khi tham nhũng xảy ra từ trên chóp bu, nó sẽ chạy thẳng xuống dưới”, Đái Tình (Dai Qing), một nhà môi trường học từng sinh hoạt từ nhỏ với nhiều thái tử đảng ở Bắc Kinh sau khi được một vị tướng nổi tiếng nhận làm con nuôi. “Chúng tôi không có tự do báo chí. Không có giám sát độc lập để ngăn chặn nó”.
Chỗ trú ở nước ngoài
Theo cái nhìn của người Trung Quốc bình thường việc kiểm soát của Nhà nước đối với các phương tiện truyền thông và Internet, hạn chế những thứ được viết về các gia đình này, che đậy các giao dịch làm ăn của họ. Những gì có thể tìm thấy được trong các tài liệu công khai thường vẫn còn bị che khuất do việc [một người] sử dụng nhiều tên bằng tiếng phổ thông, tiếng Quảng Đông và tiếng Anh.
Để lập hồ sơ nhận dạng và lợi ích kinh doanh của họ, Bloomberg News đã lùng sục hàng ngàn trang tài liệu công ty, hồ sơ tài sản và các trang web chính thức, và tiến hành hàng chục cuộc phỏng vấn – từ một sân golf ở miền nam Trung Quốc, tới khu nhà ở của gia đình Đặng Tiểu Bình ở Bắc Kinh, tới một ngôi nhà vùng ngoại ô Ann Arbor, Michigan.
Báo cáo cho thấy có ít nhất 18 con cháu của 8 Đại Công Thần sở hữu hoặc điều hành các cơ sở liên kết với các công ty đăng ký ở nước ngoài, bao gồm cả nhóm đảo British Virgin Islands và quần đảo Cayman, cũng như Liberia và các thể chế khác bảo đảm được bí mật.
Sự thu hút của Hoa Kỳ
Trong lúc 8 Đại Công Thần này phỉ báng “chủ nghĩa cá nhân tư sản” của các nước TBCN, thì gần một nửa con cháu của họ sống, học tập hoặc làm việc ở nước ngoài, một số ở Úc, Anh và Pháp. Các thái tử đảng là những người đi du lịch và du học ở nước ngoài đầu tiên, mang lại cho họ một lợi thế không có được đối với người Trung Quốc bình thường.
Hoa Kỳ, nước thiết lập quan hệ ngoại giao với Cộng sản Trung Quốc vào năm 1979, là điểm đến hàng đầu: Ít nhất 23 con cháu của nhóm 8 Đại Công Thần và vợ/chồng của họ từng học ở đó, với 3 người ở Đại học Harvard và 4 tại Đại học Stanford, theo dữ liệu của Bloomberg. Có ít nhất 18 người làm việc cho các cơ sở của Mỹ, gồm American International Group Inc (AIG) và công ty luật White & Case LLP, công ty này đã thuê một trong những cháu trai của Đặng Tiểu Bình. Mười hai người có tài sản ở Hoa Kỳ.
Không có biện pháp nào được chấp nhận về mức độ kiểm soát mà các thái tử đảng tác động đối với nền kinh tế. Các học giả nghiên cứu về Trung Quốc ước tính rằng, của cải và ảnh hưởng tập trung trong tay của khoảng từ 14 và đến vài trăm gia đình này.
Sự khống chế của các gia đình
“Dưới thời Tưởng Giới Thạch có 4 gia đình [có thế lực], bây giờ chúng ta có 44,” Roderick MacFarquhar, một nhà sử học Harvard nghiên cứu chính trị của giới thượng lưu Trung Quốc, nói có đối chiếu tới nhà lãnh đạo Quốc Dân Đảng bị thua Mao. “Để thay đổi hệ thống sẽ đòi hỏi một trãi nghiệm đớn đau nào đó tầm vóc quốc gia, khi mà người dân nói, ‘quá đủ rồi’.
Những người thường được coi như 8 Đại Công Thần bây giờ đều đã chết, dù có 3 người sống tới độ tuổi 90. Tầm vóc của họ ở Trung Quốc sánh ngang hàng với George Washington và Thomas Jefferson ở Mỹ. Họ là:
- Đặng Tiểu Bình;
- Tướng Vương Chấn (Wang Zhen), người lo chuyện ăn cho quân đội của Mao Trạch Đông;
- Trần Vân (Chen Yun), người phụ trách kinh tế khi Mao Trạch Đông lên nắm quyền vào năm 1949;
- Lý Tiên Niệm (Li Xiannian), người có vai trò cốt cán trong mưu đồ làm kết thúc Cách mạng Văn hóa;
- Bành Chân (Peng Zhen), người đã giúp xây dựng lại hệ thống luật pháp của Trung Quốc trong thập niên 1980;
- Tống Nhậm Cùng (Song Renqiong), Trưởng ban tổ chức Đảng; người giám sát việc phục hồi các cán bộ bị thanh trừng sau Cách mạng Văn hoá;
- Chủ tịch Dương Thượng Côn (Yang Shangkun), người ủng hộ Đặng Tiểu Bình ra lệnh tiến hành vụ đàn áp ở quảng trường Thiên An Môn năm 1989;
- Bạc Nhất Ba, cựu phó thủ tướng và là người trong 8 Đại Công Thần chết cuối cùng, ở tuổi 98, năm 2007.
Họ trồi dậy từ cuộc Cách mạng Văn hóa sau khi Mao chết năm 1976, trong giai đoạn đó, nhiều người trong số họ đã bị đày trong nước, thấy một nền kinh tế điêu tàn. Tổng sản phẩm quốc nội vào năm 1978 là $165 đầu người, so với $22 462 ở Mỹ. Với sự phát triển nổ bùng của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Hồng Kông, nhóm Đại Công Thần bị bủa vây bởi những câu chuyện thành công của chủ nghĩa tư bản.
Những người Cộng sản chiến thắng đã xử tử các địa chủ sau năm 1949. Đồng ruộng đã trở thành Công xã Nhân dân. Các nhà máy thuộc về nhà nước.
Nhóm Đại Công Thần xoay ngược điều đó trong thập niên 1980: Nông dân có thể cho thuê đất. Doanh nghiệp tư nhân – lúc đầu ở quy mô nhỏ, sau đó lớn hơn – đã được dung nạp, sau đó được khuyến khích. Đặng Tiểu Bình đã đánh liều rằng để có tăng trưởng lớn, có thể chấp nhận một số “ruồi muỗi”, ông Ezra Vogel, giáo sư danh dự tại Đại học Harvard, ở Cambridge, Massachusetts, người đã viết tiểu sử của Đặng Tiểu Bình năm 2011, nói.
‘Đáng tin hơn’
Theo sưu tập các bài phát biểu của Đặng Tiểu Bình, ông đã nói trong cuộc họp của các nhà lãnh đạo hàng đầu của đảng ở Bắc Kinh vào tháng 12 năm 1978 “Chúng ta nên cho phép một số vùng và các doanh nghiệp và một số công nhân và nông dân kiếm được nhiều hơn và hưởng nhiều lợi ích hơn trước những người khác. Nếu mức sống của một số người được nâng lên trước, điều này chắc chắn sẽ là một ví dụ ấn tượng đối với ‘hàng xóm’ của họ.”
Theo Vogel thì Trần Vân, kiến trúc sư của nền kinh tế kế hoạch Trung Quốc, muốn giữ quyền kiểm soát của nhà nước trong tay của các đảng viên kỳ cựu và gia đình của họ, và Đặng đã đồng ý với ông.
Vogel nói “Ông ta quả thật cảm nhận rằng vì những người này có nhiều liên hệ với Đảng hơn nên họ có thể đáng tin hơn, những người này sẽ tuyệt đối hết lòng với Đảng và nên dựa vào họ khi cần kíp”.
Siêu công ty nhiều sắc màu (Sprawling Empire)
Trong vòng vài tháng, Vương Quân, con trai của tướng Chấn, đã được sắp đặt làm người đứng đầu các hoạt động kinh doanh tại công ty Citic mới được thành lập, lúc đó có tên là Công ty Tín thác và đầu tư quốc tế Trung Quốc (International Trust và Đầu tư Corp.), do Vinh Nghị Nhân (Rong Yiren) sáng lập. Công ty này được thành lập để thu hút đầu tư nước ngoài vào một thời điểm mà dự trữ ngoại hối của nước này là $840 triệu. Ông đã biến nó thành một siêu công ty nhiều sắc màu để thúc đẩy tăng trưởng của Trung Quốc. Hiện nay Citic điều hành công ty chứng khoán niêm yết lớn nhất của Trung Quốc, ủng hộ đội bóng đá Bắc Kinh và phát triển các dự án bất động sản cao cấp. Dự trữ của Trung Quốc hiện nay đạt tới mức $3,3 nghìn tỉ.
Trong một cuộc phỏng vấn tại câu lạc bộ golf CTS Tycoon ở Thẩm Quyến, thuộc miền nam Trung Quốc, Vương Quân cho biết nước này hiện nay hoàn thành các hy vọng của thế hệ cha của ông.
“Đảng Cộng sản muốn tất cả mọi người đều được giàu có để cuộc sống của họ có thể tốt hơn”, Vương Quân cho biết hôm 30 tháng 11, khi ông hút thuốc và nhấm nháp trà trong câu lạc bộ tại Nissan Dongfeng Cup. Ông nói “Trong thời cách mạng, nếu được ăn no bụng và có đủ quần áo để mặc ấm, thì người ta rất hài lòng. Nhưng bây giờ nhu cầu của người ta ngày càng tiếp tục lớn hơn”.
Đội Trung Quốc
Vương Quân cho biết, ông bắt đầu chơi golf vào năm 1986 vì một ngân hàng Nhật Bản có đầu tư cho sân golf thứ hai của Bắc Kinh đã cho ông làm thành viên danh dự.
Ông nói: “Trung Quốc mở cửa và muốn có các nhà đầu tư nước ngoài. Nếu một thành phố thiếu sân golf, họ sẽ không đến”.
Citic đã trở thành nhà tài trợ hàng đầu cho các sân golf ở Trung Quốc và thậm chí đã đi vào thiết kế và quản lý các sân golf. Trong năm 2008, Vương Quân đã trở thành chủ tịch Công ty quản lý Thể thao Thẩm Quyến (Shenzhen Sports Management Ltd), một liên doanh được một chi nhánh của Citic lập ra 5 năm trước đó, theo hồ sơ của công ty. Ông đã mua lại của Citic 20% phần hùn trong liên doanh.
Đội ngũ cách mạng
Vương Quân đã không trả lời một email gửi đến ông và gửi tới Nhóm Chuyển tiếp với những câu hỏi thêm, bao gồm cả việc liệu cha ông có từng tỏ ra không chấp thuận đối với các giao dịch làm ăn của ông hay không. Người khách thăm năm 1990 bên giường bệnh của Vương Chấn khi ông đang hồi phục từ vụ gãy chân nói, ông tướng giải thích rằng ông rất buồn vì các con của ông đã đi lạc khỏi đội ngũ cách mạng. Người khách đồng cảm này yêu cầu không được nêu tên vì sợ bị trả thù.
Hai người con trai khác của tướng Chấn, Vương Chi (Wang Zhi) và Vương Binh (Wang Bing), đã không trả lời cho các câu hỏi gửi đến Nhóm Chuyển tiếp có liên hệ với đội golf của họ.
Citic đã không trả lời các cuộc điện thoại và câu hỏi gửi bằng fax, hỏi về mối quan hệ kinh doanh với Vương Quân.
Bloomberg đã thấy có con cháu của 6 trong 8 Đại Công Thần hay vợ/chồng họ đang làm việc tại Citic hoặc các đơn vị của nó. Con gái cố Chủ tịch Dương Thượng Côn tên Dương Lực (Yang Li), là Chủ tịch danh dự của một công ty do Citic sở hữu một phần. Bà ta đã ghi địa chỉ của mình trong hồ sơ của công ty là một căn hộ ở Hong Kong thuộc sở hữu của một đơn vị khác của Citic. Con trai của Bành Chân, Phó Lượng (Fu Liang), nằm trong hội đồng quản trị của một đài truyền hình truyền hình và phát triển bất động sản do Citic làm chủ.
Các nỗ lực để tiếp xúc với bà Lực và ông Lượng qua các đơn vị Citic tương ứng của họ đều không thành.
Công nghiệp vũ khí
Năm 1983, Vương Quân nhảy vào ngành công nghiệp vũ khí, biến các nhà máy vũ khí do quân đội Trung Quốc điều hành thành các xí nghiệp thương mại. Ông là một trong những người sáng lập Poly cùng với con rể Đặng Tiểu Bình là Hà Bình, thiếu tướng trong Quân đội Giải phóng Nhân dân. Công ty thu được hàng trăm triệu đô la qua bán vũ khí cho Miến Điện, Iran và Pakistan, theo một báo cáo được công bố bởi Viện Nghiên cứu chiến lược Trường Cao đẳng Lục quân Hoa Kỳ.
Theo trang web của công ty, công ty đã mở rộng để điều hành các mỏ than, một nhà đấu giá và một liên doanh với Ferrari SpA, và xây dựng đường xá ở Sudan, biệt thự cho người nước ngoài ở Bắc Kinh. Công ty cũng có một kênh truyền hình du lịch và một chuỗi các rạp chiếu phim.
Ít nhất 3 người thân của các Đại Công Thần làm việc tại Poly. Vương Tiểu Sao, con rể của cựu Chủ tịch Dương Thượng Côn, là giám đốc điều hành tối cao.
Windows tiếng Trung
Tập đoàn Poly đã không trả lời một bản fax gửi đến trụ sở chính của họ ở Bắc Kinh, thu xếp một một cuộc phỏng vấn với Hà Bình và Vương Tiểu Sao. Ba cuộc gọi cho thư ký của Vương Tiểu Sao đều không được trả lời. Một phụ nữ trả lời điện thoại tại trụ sở Bắc Kinh cho biết, Hà Bình đã nghỉ hưu và không thể tiếp xúc được.
Dương Đại Lý (Yang Dali), giáo sư chính trị Đại học Chicago, người đã viết cuốn sách về kinh tế và chính trị của Trung Quốc, nói “Toàn bộ đất nước đều đang làm ăn -Đảng, quân đội, tòa án, văn phòng công tố, cảnh sát. Người trong cuộc có thể làm giàu rất nhanh chóng”.
Vương Chi, con trai thứ ba của tướng Chấn, sử dụng 300.000 nhân dân tệ ($48 112) từ Bộ Điện tử chủ quản, làm ra các máy tính cá nhân. Sau đó, ông hợp tác với Bill Gates để phát triển phần mềm Windows, phiên bản tiếng Trung.
Trốn thuế
Fraser Howie, đồng-tác giả quyển: “Chủ nghĩa tư bản đỏ: Nền móng tài chính mong manh của sự trỗi dậy thần kỳ của TQ” (Red Capitalism: The Fragile Financial Foundation of China’s Extraordinary Rise) nói: “Không có gì ngạc nhiên là những người có nhiều quan hệ có được những thứ tốt nhất trong thập niên 80. Vấn đề là sau 20 năm, họ vẫn có được tiếp cận tốt nhất bởi vì sân chơi chưa được san bằng”.
Trốn thuế và trục lợi quá tràn lan tại các công ty nhà nước vào năm 1988, đến nỗi 5 trong số công ty lớn nhất đã bị chính phủ điều tra và sau đó bị phạt vì các vi phạm này, báo Nhân Dân đưa tin vào tháng 8 năm sau đó. Trong các công ty [vi phạm] có cả Citic và Tổng công ty Phát triển Khang Hoa Trung Quốc (China Kanghua Development Corp), một doanh nghiệp có hàng chục công ty con và được thành lập bởi các tổ chức từ thiện, do con trai của Đặng Tiểu Bình là Phát Phương (Pufang), 68 tuổi, điều hành.
Bất ổn ngày càng tăng trong sinh viên, và công nhân tức giận với đặc quyền và việc gia tăng của cải của các thái tử đảng. Những thay đổi kinh tế do Đặng Tiểu Bình mở đường đã hồi sinh nông thôn Trung Quốc. Ở các thành phố, các đơn vị công tác nhân dân vẫn còn cung cấp tất cả mọi thứ từ nhà cửa đến chăm sóc y tế và giáo dục. Lạm phát đã chạy lên tới mức 18,8% vào năm 1988, xói mòn các nguồn thu nhập. Sự tức giận thậm chí còn lọt được vào Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Bắc Kinh.
Visa mong ước
Vào đêm trước của vụ biểu tình ở Quảng trường Thiên An Môn,Trần Nguyên (con trai của Đại Công Thần Trần Vân), lúc đó là phó thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc và bây giờ là chủ tịch ngân hàng chính sách lớn nhất của Trung Quốc, sử dụng mối quan hệ với Nhà Trắng để giúp con trai ông có được một visa mong muốn và một chỗ ngồi tại một trường tư nội trú có uy tín ở Mỹ vào thời điểm mà hầu hết người dân Trung Quốc không được phép rời khỏi đất nước này.
Người ông Nguyên tiếp xúc, Douglas Paal, chuyên gia châu Á trong Hội đồng An ninh Quốc gia của Tổng thống H.W. Bush, cho biết, ông sẽ giúp đỡ và đã liên hệ với Đại sứ lúc đó là James Lilley, nay đã mất. Paal nói rằng ông ta ngạc nhiên về sự phản ứng. Lilley đã nói với ông rằng sự giúp đỡ này sẽ làm nổ ra sự tức giận từ các nhân viên Trung Quốc trong Đại sứ quán.
Quảng trường Thiên An Môn
“Tôi mới phát hiện có bao nhiêu là nhân viên trong đại sứ quán, nhất là nhân viên Trung Quốc, rất ghét khi thấy các thái tử đảng có được các lợi lộc,” Paal, hiện là Phó Chủ tịch nghiên cứu tại Quỹ Hòa bình Quốc tế Carnegie ở Washington, nói.
Sự giận dữ của công chúng bùng nổ trong mùa xuân năm 1989. Sinh viên đã xuống đường và đổ xô vào Quảng trường Thiên An Môn. Trong khi các nhà quan sát xem truyền hình ngoài Trung Quốc chủ yếu nhìn thấy cuộc tuần hành như là một đòi hỏi về dân chủ, thì con cái có đặc quyền đặc lợi của cán bộ chóp bu cũng là một mục tiêu, theo Dương Đại Lý, giáo sư Đại học Chicago. Những người biểu tình thậm chí còn dám thách thức cả Phát Phương, con trai của Đặng Tiểu Bình, người đã bị liệt trong cuộc Cách mạng Văn hóa, qua việc phân phát tờ rơi cáo buộc các công ty của ông này trốn thuế và buôn lậu, theo các ghi nhận bao gồm một bộ sưu tập các bài phát biểu và các tác phẩm khác do Princeton University Press xuất bản.
Đó là mối đe dọa lớn nhất đối với kế hoạch cho Trung Quốc của nhóm Đại Công Thần kể từ khi họ đặt cược vào một cuộc chỉnh sửa lớn nền kinh tế một thập kỷ trước đó.
Đặng Tiểu Bình đã triệu tập một số Đại Công Thần đồng bạn đến nhà ông vào cuối tháng 5. Đối mặt với sự phá hỏng có thể có tất cả mọi thứ họ muốn xây dựng, Đặng Tiểu Bình và các nhà cách mạng kỳ cựu khác đã quyết định dùng quân đội để lập lại trật tự. Xe tăng đổ vào trung tâm Bắc Kinh và phong trào ủng hộ dân chủ đã bị nghiền nát mạnh bạo ngày 04 tháng 6.
Cuộc đàn áp đã dập tắt có hiệu quả các chiến dịch của công chúng chống tham nhũng, Bảo Đồng (Bao Tong), một quan chức cao cấp của đảng đã bị bắt vài ngày trước khi chiến dịch truy quét về tội phản cách mạng và đã chịu bảy năm tù giam, cho biết.
Rượu Mao Đài, Thuốc lá
“Nó che đậy, dung dưỡng, làm ngơ với tham nhũng và khuyến khích điều đó,” Bảo Đồng cho biết trong một cuộc phỏng vấn điện thoại ngày 11 tháng 12 từ nhà ông ở Bắc Kinh.
Tham nhũng hiện nay tồi tệ hơn rất nhiều so với thập niên 1980, ông Bảo nói.
Ông Bảo, 80 tuổi cho biết: “Một chai Mao Đài, hai thùng thuốc lá Trung Hoa – tham nhũng chỉ ở mức như thế vào lúc đầu. Bây giờ một doanh nghiệp trị giá 10 tỉ nhân dân tệ có thể được mua với 1 tỉ đồng. Đây sẽ là điều kinh hoàng đối với người dân thời đó”.
Các lãnh đạo Trung Quốc đã có giải quyết một số bất bình của những người biểu tình. Citic đã bị kiểm toán và bị phạt. Kanghua Development đã bị giải tán. Đảng đã ban hành một chỉ thị cấm con cái các cán bộ cao cấp tham gia hoạt động kinh doanh.
Thái tử đảng bật dậy trở lại
Lệnh cấm không kềm giữ con cái của nhóm Đại Công Thần quá lâu. Cơ hội cho các thái tử đảng đã tăng mạnh trong thập niên 1990 sau khi Đặng Tiểu Bình khởi động một làn sóng thay đổi kinh tế khác. Họ nhảy vào các ngành công nghiệp đang bùng nổ, bao gồm cả hàng tiêu dùng và bất động sản như nhà máy mới, mở rộng đô thị làm chuyển đổi cảnh quan của Trung Quốc.
Hai trong số các con của Đặng Tiểu Bình – Đặng Dung (Dang Rong), 62 tuổi, và anh trai bà, Đặng Thực Phương (Dang Zhifang) – là những người đầu tiên đi vào bất động sản, thậm chí trước khi có các quy định mới thương mại hóa thị trường nhà ở cho công chúng đại lục vào năm 1998. Hai năm sau khi Đặng Dung tháp tùng cha bà trong chuyến đi nổi tiếng về miền nam Trung Quốc năm 1992, để giới thiệu sự thành công của trung tâm xuất khẩu mới nổi Thẩm Quyến, bà đã ở Hồng Kông để quảng bá công ty phát triển mới do bà lãnh đạo ở Thẩm Quyến.
Một số căn hộ trong khu phức hợp 32 tầng đã được bán với giá khoảng $240.000 một căn, theo một mục trên trang nhất báo Bưu Điện Hoa Nam buổi sáng (South China Morning Post). Hồ sơ công ty cho thấy vào nửa cuối thập niên 1990 hai người có cùng tên với em dâu của Đặng Dung, Lưu Hiểu Nguyên (Liu Xiaoyuan), và cháu gái của Vương Chấn, Vương Nguyên Nguyên sở hữu phân nửa công ty này.
Đặng Dung và Đặng Thực Phương đã không trả lời các câu hỏi gửi bằng fax tới văn phòng của họ ở Bắc Kinh. Không tiếp xúc được Lưu Hiểu Nguyên thông qua một trong những công ty có liên quan để có được ý kiến phản hồi. Vương Nguyên Nguyên đã không trả lời các câu hỏi gửi tới văn phòng của bà ở thủ đô Trung Quốc và một phóng viên đã đến đó hai lần, được cho biết là bà ấy không ở đó.
Doanh nhân Chính phủ
Giáo sư Đinh Học Lương (Ding Xueliang) thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong, người từng nghiên cứu cách thức mà một sở cảnh sát tỉnh lập ra công ty bất động sản với hàng tỉ nhân dân tệ, thuộc tài sản nhà nước vào thập niên 1990, cho biết, “sau chuyến đi kiểm tra phía nam của Đặng Tiểu Bình, nhiều doanh nghiệp nhà nước, văn phòng chính phủ, cảnh sát và quân đội đã bắt đầu phát triển các ngành công nghiệp dịch vụ như khách sạn, du lịch, và nhà ở”. Ông nói ông đã dừng nghiên cứu của mình sau khi các quan chức cảnh báo là ông có thể bị giết. “Khi bạn đi đến độ con cái hoặc người thân của các lãnh đạo cấp cao nhất thì về cơ bản bạn đã đến chỗ cốt lõi. Bạn không thể điều tra được”.
Sự tăng trưởng của thị trường đã chuyển nhiều quan chức thành các nhà tư bản thị trường tự do khi các cơ quan chính phủ đưa các công ty lên niêm yết trên thị trường chứng khoán mới lập của đại lục. Ngoài ra còn có một làn sóng của các công ty niêm yết ngoài biên giới ở Hong Kong.
Đất hiếm
Con rể của Đặng Tiểu Bình là Ngô Kiến Thường (Wu Jianchang), giám đốc điều hành cao cấp trong một công ty kim loại thuộc sở hữu nhà nước, năm 1993 trở thành chủ tịch của một công ty con được niêm yết ở Hong Kong.
Ông tiếp tục đi lên thành Thứ trưởng Bộ Luyện kim và đứng đầu Hiệp hội Sắt thép Trung Quốc, đồng thời cũng là Chủ tịch danh dự của Công ty thuỷ vận & chuyên chở Kim Huy (Jinhui Shipping & Transportation) niêm yết ở Oslo và là giám đốc củaCông ty đồng Giang Tây (Jiangxi Copper (358)) ở Hồng Kông, và các công ty công khác nữa.
Công ty do ông Thường điều hành và một công ty do một con rể khác của Đặng Tiểu Bình, Trương Hồng (Zhang Hong), điều hành hợp nhau mua một trong những nhà sản xuất chính vật liệu cho nam châm đất hiếm của General Motors Co (GM). Việc mua Magnequench và việc đóng cửa xưởng sản xuất Hoa Kỳ tiếp theo của nó đã giúp Trung Quốc hoàn thành mục tiêu của Đặng Tiểu Bình về thống trị thị trường khoáng sản này, bây giờ được sử dụng trong bom thông minh của Mỹ, tua bin gió và xe hybrid (xe có động cơ chạy bằng 2 hay nhiều nguồn năng lượng).
Glenn Maguire, cựu giám đốc kinh tế châu Á của Societe Generale SA tại Hong Kong nói, “Bằng chứng rõ mồn một: Con cháu và các gia đình trực hệ của 8 Đại Công Thần đã rút rỉa tài sản khổng lồ, quyền lực khổng lồ và đặc quyền khổng lồ từ các cải cách thị trường của các doanh nghiệp nhà nước trong thập niên 1990 và vào những năm 2000″.
Theo bước cha ông
Chỉ có hai người thuộc thế hệ cháu nhận việc làm nhà nước trong khi hầu hết đều đi thẳng vào doanh nghiệp tư nhân. Việc Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001 đã dấy lên một thập kỷ tăng trưởng với mức trung bình 10,6% một năm mà các thái tử đảng có thể nhảy vào.
Cháu trai 38 tuổi của Đặng Tiểu Bình, Trác Tô (Zhuo Su), theo bước cha mình, Ngô Kiến Thường, đi vào kinh doanh kim loại. Tô lãnh đạo một công ty mua cổ phần thuộc một doanh nghiệp quặng sắt của Úc.
Trác Tô là Chủ tịch Công ty Nhất tiễn Đầu tư (Yijian Investment), theo danh thiếp và hồ sơ của công ty tại Trung Quốc và Hồng Kông liên kết Tô với công ty. Báo cáo thường niên năm 2012 của công ty Úc Golden West Resources (GWR) cho thấy, Yijian nắm 1,6 triệu cổ phiếu, hay 0,83% phần hùn của công ty này, như là một phần của thỏa thuận đạt được vào năm 2008.
Các thái tử đảng cũng sử dụng việc đào tạo và các quan hệ ở nước ngoài khi về nước để đi vào lĩnh vực tài chính và thực hiện các thỏa thuận làm ăn. Theo dữ liệu của Bloomberg, có ít nhất 12 trong số 31 cháu và vợ/ chồng của họ làm việc trong lĩnh vực tài chính, trong đó có 6 người trong cổ phần tư nhân hay vốn liên doanh.
Các trường học có uy tín
Khi các con của Trần Nguyên bước vào tuổi trưởng thành, ông đang giám sát việc mở rộng ngân hàng nhà nước mà ông điều hành từ năm 1998, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (China Development Bank Corp). Tài sản của ngân hàng này trị giá hơn $1 nghìn tỉ.
Sau khi theo học ở Concord Academy, bang Massachusetts, con trai ông, Trần Tiếu Hân (Chen Xiaoxin), còn có tên là Charles, học tiếp ở Đại học Cornell, và sau đó ở Stanford để lấy bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA). Hân đã làm việc cho Citigroup ở Hồng Kông và cho Abax Global Capital Ltd, một công ty cổ phần tư nhân.
Em gái Hân, Trần Hiểu Đan (Chen Xiaodan), còn có tên là Sabrina, theo học ở Tabor Academy bang Massachusetts, nơi mà hiện nay học phí hàng năm cho học sinh nội trú là khoảng $50.000. Sau đó, cô học tiếp ở Đại học Duke, Bắc Carolina, và cuối cùng ở Harvard để lấy bằng MBA , tốt nghiệp vào đầu năm nay, theo hồ sơ nhà trường.
Sabrina Trần
Cô đã làm việc cho Morgan Stanley ở New York. Năm nay, Permira Advisers LLP, một công ty cổ phần tư nhân châu Âu, thuê cô ở Hồng Kông. Năm ngoái, Permira đã ký hợp tác với Ngân hàng Phát triển Trung Quốc do cha cô điều hành. Hai công ty đã đồng ý theo đuổi các cơ hội đầu tư ở Trung Quốc và hậu thuẫn các công ty Trung Quốc khi họ tìm cách mở rộng sang châu Âu.
Một phát ngôn viên của Permira, trụ sở tại London, cho biết qua một email, rằng công việc của Sabrina Trần không có một sự xung khắc lợi ích, và nếu có xung khắc nổi lên, công ty sẽ quản lý nó theo cách có lợi nhất cho các nhà đầu tư. Sabrina đã không trả lời các cú điện thoại gọi tới văn phòng cô.
Ngân hàng Phát triển Trung Quốc đã chưa tiến hành bất kỳ hoạt động làm ăn nào với Permira, và vì Sabrina Trần “chỉ mới ở đó một tháng, cô ấy chưa thể tham gia vào bất kỳ hoạt động nào có xung khắc lợi ích”, ngân hàng cho biết trong một bản fax hồi tháng 12.
Ít nhất một nhà đầu tư thấy rằng không nhận ra được các thành viên thuộc gia đình của 8 Đại Công Thần có thể sẽ là điều rắc rối.
“Thiếu cái gì đó”
Yemi Oshodi, giám đốc điều hành Wallachbeth Capital LLC ở New York lúc đó, kêu gọi các khách hàng của mình đánh cuộc chống lại đề xuất mua lại của Công ty Điện cơ Cáp Nhĩ Tân (Harbin Electric Inc) năm 2011. Việc mua lại này được sắp đặt chủ yếu từ tài trợ bằng một khoản vay trị giá $400 triệu từ Ngân hàng Phát triển Trung Quốc.
Oshodi cho biết, ông tin rằng ngân hàng dứt khoát sẽ không thông qua số tài trợ này vì giá đưa ra cho nhà sản xuất động cơ điện của Trung Quốc niêm yết tại Mỹ là quá cao. Bị tấn công từ những người giao dịch khống (short seller – người vay cổ phiếu để bán với hy vọng kiếm lời – ND) chất vấn về tính chính xác của các báo cáo tài chính của của Harbin Electric, giá cổ phiếu của công ty này đã tụt hơn 50% trong một ngày vào tháng 6 năm 2011.
Oshodi nói: “Tôi không thể tin rằng ngân hàng sẽ cấp cho một khoản vay không có bảo đảm. Tôi chỉ tự nghĩ, rõ ràng tôi chưa nắm được một cái gì đó. Không có cách chi ngân hàng này sẽ thông qua khoản vay này”.
Sau đó, thỏa thuận đã được thông qua dễ dàng.
Điều mà Oshodi không biết là có một quan hệ gia đình trong đó. Thỏa thuận này đã được Abax tài trợ một phần. Abax là công ty cổ phần tư nhân mà Trần Tiếu Hân là một giám đốc của nhiều đơn vị có dính líu vào vụ giao dịch này.
Chối bỏ xung khắc
Oshodi nói nếu ông biết trước mối quan hệ gia đình giữa Abax và Ngân hàng Phát triển, thì ông đã đặt cược theo cách khác rồi. Mối liên hệ đó “tuyệt đối cần phải được” tiết lộ, ông nói.
Donald Dương, một thành viên trong ban giám đốc Abax, từ chối bình luận. Ngân hàng Phát triển Trung Quốc cho biết trong bản fax trả lời các câu hỏi rằng Trần Tiếu Hân đã rời Abax và không bao giờ tham gia vào bất kỳ công việc nào tạo ra một xung khắc lợi ích. Harbin Electric đã không trả lời cho các câu hỏi được gửi qua email.
Tiếu Hân, 39 tuổi, đã không trả lời tin nhắnđể lại ở căn hộ của ông ở Bắc Kinh, cách trụ sở chính của Ngân hàng Phát triển Trung Quốc hai dãy phố về phía bắc. Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ tại Washington không bình luận.
Howie, trước đây là Giám đốc quản lý của CLSA Asia-Pacific Markets đóng ở Singapore, nói rằng điều quan trọng là phải đánh giá đúng sức mạnh của các quan hệ gia đình.
Ông nói tiếp: “Các cải cách đã không làm thị trường thành ẩn danh. Chúng làm cho nó quan trọng hơn để biết những người mà bạn đang giao dịch”
Đầu tư ra nước ngoài
Sự giàu có và các mối quan hệ của tầng lớp quý tộc mới ở Trung Quốc thường được giấu kín ở các địa điểm ở nước ngoài với các nguyên tắc bảo mật nghiêm ngặt.
Diệp Tĩnh Tử (Ye Jingzi), cháu gái của nguyên soái huyền thoại [Diệp Kiếm Anh] và là vợ của cháu trai của tướng Vương Chấn, mang cuộc thi Hoa hậu Thế giới về Trung Quốc và tổ chức các cuộc đua xe trên đường phố Thượng Hải.
Ít người biết đến việc Tĩnh Tử, 37 tuổi, là chủ tịch Công ty Động cơ Starpower Liêu Ninh (Starpower Engine Co), một công ty có kế hoạch sản xuất động cơ xe hơi ở phía đông bắc Trung Quốc với công nghệ do công ty dầu khổng lồ, thuộc sở hữu nhà nước Malaysia, Petroliam Nasional Bhd (PCHEM) cung cấp. Nhà đầu tư duy nhất này của Starpower đăng ký ở quần đảo Virgin thuộc Anh, theo hồ sơ của công ty. Cố gắng liên lạc với Diệp Tĩnh Tử nhiều lần đều không thành. Petronas không trả lời các câu hỏi đã gửi qua email.
Lối sống của một số thành viên thế hệ thứ ba theo lối sống của tầng lớp giàu có thế giới – những kẻ vốn là bạn học của họ ở Thụy Sĩ, Anh và các trường nội trú ở Mỹ.
Sabrina Trần đã gây xôn xao khi cô xuất hiện tại một buổi khiêu vũ của những người mới bắt đầu ở Paris vào năm 2006, đã khiêu vũ cùng với một công chúa Bỉ và bá tước Ý, theo trang web về sự kiện này.
‘Môi trường tư bản chủ nghĩa’
“Bây giờ với lớp trẻ lớn lên trong một môi trường cơ bản là tư bản chủ nghĩa, thậm chí họ vượt xa khỏi một xã hội không giai cấp và bất kỳ ước mơ không tưởng nào”, ông Sidney Rittenberg, 91 tuổi, cựu phiên dịch của Mao nói. Ông cùng sống với nhóm Đại Công Thần khi họ vẫn còn là các phiến quân chiến đấu để nắm quyền kiểm soát đất nước.
Một thành viên thế hệ thứ ba khác, Trác Duyệt (Zhuo Yue), 33 tuổi, con gái của Đặng Dung (Deng Rong), chú tâm vào công việc từ thiện.
Tháng trước, cô đã giúp tổ chức một hội nghị về hoạt động từ thiện ở Bắc Kinh. Các quan chức đã được di chuyển tới lui trên xe sedan BMW trắng với dòng chữ “Dịch vụ BMW VIP” dán trên cửa. Đồng hồ Thuỵ Sĩ Hublot giá $16.000 được bán ở sảnh bên ngoài hội trường hội nghị. Peter,con trai của Warren Buffett, và cựu Thủ tướng Anh Tony Blair nằm trong số khách dự.
Đột phá
Bảy trăm cây số về phía tây nam của Bắc Kinh ở Nanniwan, theo website của chính phủ, các con trai tướng Chấn lên kế hoạch làm khu du lịch nơi đây, dân làng đã bỏ lỡ dịp bùng nổ kinh tế của Trung Quốc. Một số vẫn còn sống trong nhà một phòng, xi măng, không lò sưởi. Ngược lại, nhiều nhà cao tầng hiện đại mọc lên ở khu đồi núi cách 40 phút về phía bắc, ở thành phố Diên An, nơi đó bảy thập kỷ trước, 8 Đại Công Thần đã giúp Mao xây dựng lực lượng nổi dậy lật đổ sự cai trị của Quốc Dân Đảng.
Hai năm trước, dân làng vây quanh anh em họ Vương khi họ đã động thổ dự án 265-km vuông, bên cạnh bảo tàng tưởng niệm lữ đoàn 359 của tướng Chấn. Binh sĩ của ông ăn “rau củ và cỏ dại” để sống sót, theo một tường thuật năm 1982 của một cựu chiến binh Diên An.
Theo một trang web chính phủ, Vương Quân nói tại buổi lễ: “Chúng tôi luôn luôn ghi nhớ tình thân hữu sâu đậm của người dân Nanniwan. Chúng tôi có trách nhiệm đóng góp cho sự phát triển kinh tế của nó”.
Lời cam kết đó đã cho dân làng hy vọng. Bây giờ, họ tự hỏi, liệu dự án có xúc tiến và tạo ra công ăn việc làm mới và những ngôi nhà hiện đại hay không.
ông Nghiêm Tuấn Huy (Yanjun Hui), người lãnh được số tiền tương đương $400 một tháng từ lương hưu, nói: “Nanniwan nổi tiếng, nhưng nó không còn mang lại gì nhiều cho người dân địa phương. Khi xưa, tất cả mọi công nhân đều như nhau. Từ anh lính trơn tới lãnh đạo, tất cả đều ăn chung và sống chung với nhau. Bây giờ thì khác rồi”.
Thành Long
Trong khi ông Huy chờ đợi những thay đổi trong cuộc sống của mình, cháu cố của tướng Chấn, Clare Vương, phổ biến trên các trang mạng truyền thông xã hội các thay đổi trong cuộc sống của cô: nhồi nhét kiến thức tới quá khuya cho một dự án thiết kế của khoá học kiến trúc tại một trường đại học ở Sydney, đi nghỉ mát ở khu nghỉ dưỡng suối nước nóng ở Nhật Bản, một chiếc khăn choàng mới cho sinh nhật thứ 21, thuốc nhuộm tóc màu xanh hoàng gia.
Hồi tháng 2, cô đăng một ảnh của cô chụp với ngôi sao điện ảnh Thành Long tại chỗ mà cô mô tả là cuộc triển lãm tranh của mình. Clare từ chối phỏng vấn khi tiếp xúc qua điện thoại. Cô cho biết trong một email rằng, cô tôn trọng ông cố của mình mà không trả lời các câu hỏi khác.
Ngày 6 tháng 12, cô đã đưa lên một bài về bộ móng tay được gọt dũa của cô. Cùng ngày, theo hồ sơ của Công ty đầu tư Đào hoa Thẩm Quyến (Shenzhen Blossom Investment), một công ty nắm giữ một phần vốn công ty thanh toán trực tuyến của Nguyên Nguyên, mẹ cô, kê tên một chủ tịch mới.
Chủ tịch mới là ai? Một người có tên là Vương Cát Tường (Wang Jixiang). Tên tiếng Trung của Clare.
Nguồn: Bloomberg
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)