Nguồn :http://maithanhhaiddk.blogspot.com/2011/08/tran-1431988-nhung-hinh-anh-tu-phia.html
BẢO VỆ TRƯỜNG SA 14/3/1988: HÌNH ẢNH TỪ PHÍA TRUNG QUỐC
Mai Thanh Hải Blog - Nếu được phép làm 1 cuộc khảo sát, "phỏng vấn bỏ túi" với câu hỏi: "Bạn biết gì về Chiến dịch CQ-88 của Hải quân nhân dân Việt Nam và trận 14/3/1988 bảo vệ quần đảo Trường Sa?", mình chắc chắn, sẽ có rất nhiều câu trả lời "Không!" và những cái lắc đầu lạ lẫm.
Ngay với mình, chuyện "phổ cập" khái niệm CQ-88 và trận 14/3/1988 cho người khác là bình thường. Thậm chí đã có lần, phải chạy về nhà lấy quyển "Lịch sử Hải quân nhân dân Việt Nam" (do Cục Chính trị, Quâng chủng Hải quân phát hành), mang cho mấy ông anh, toàn cỡ Thượng tá, Đại tá xem để minh chứng và... quán triệt lại các lão.
Cá biệt, vài lần mình còn "giác ngộ" cho mấy ông anh cỡ lãnh đạo tỉnh, Ủy viên Trung ương, bởi ai cũng lắc đầu: "Mấy vụ này, hình như báo chí - tài liệu học tập ít nhắc tới, nhỉ?". Nghe và xem xong, mọi người thở dài: "Hồi năm 1988, đọc báo Nhân dân, thấy nói Trung Quốc đánh ta ở Trường Sa. Nhưng từ đó đến giờ, chả ai nhắc lại, thêm nhiều việc lớn, quên béng luôn!"...
Những hình ảnh mọi người xem trong Entry này, được thực hiện bởi một người lính Trung Quốc, đi trên tàu chiến đấu Trung Quốc. Dù căm hận những kẻ đã xả súng bắn vào những người lính Công binh Hải quân tay không tấc sắt, đang làm nhiệm vụ xây dựng đảo Gạc Ma, nhưng cá nhân mình, với tư cách người làm nghề ghi nhận, phản ánh mọi sự kiện, vẫn cảm ơn người lính - Phóng viên Trung Quốc đã quay phim - chụp ảnh ghi lại diễn biến trận đánh, nhìn từ phía Trung Quốc.
Nếu không có những thước phim, hình ảnh thế này, sẽ không thể kiếm được tư liệu để minh chứng việc bộ đội ta bị bắn giết, chủ quyền chúng ta bị chiếm đóng... Điều này rất quan trọng bởi thời điểm đó, ta đã bị bất ngờ, từ cấp Trung ương cho đến những người lính Công binh Hải quân đang vác đá trên đảo Gạc Ma, trước khi bị đạn nhọn Trung Quốc găm vào ngực, vẫn còn cười với... "tàu lạ" và khi trúng đạn, ngã xuống biển, mắt vẫn mở to, không tin là vừa bị bắn...
Sự bất ngờ này, hình như vẫn tồn tại đến tận giữa năm 2011 này, khi tàu Hải giám vũ trang Trung Quốc lao sâu vào vùng biển nước ta, cắt cáp thăm dò địa chấn, quấy nhiễu, ngăn cản hoạt động của tàu dân sự, thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tới vài lần liền.
Dĩ nhiên, những năm đầu của Thế kỷ 20 này, do khoa học kỹ thuật phát triển, nên chúng ta đã có máy ghi hình kỹ thuật số, điện thoại di động có chức năng quay phim - chụp ảnh và những tấm hình, đoạn Videoclip ghi lại bằng chứng tàu Hải giám vũ trang Trung Quốc xâm nhập trái phép, quấy nhiễu tàu ta, được các thủy thủ - nhân viên kỹ thuật nhà ta làm việc trên tàu, nhanh tay móc ra ghi lại, bằng những phương tiện cá nhân và ngay sau đó được nộp lại, để công chiếu, làm bằng chứng...
Trước tháng 9/2011, mình nhận được lời mời của các bạn trong Ban Điều hành Diễn đàn Hoàng Sa, tham gia cuộc gặp mặt những người lính Hải quân đã từng tham gia trận 14/3/1988 và người thân của một số Liệt sĩ, đã hy sinh trong ngày 14/3/1988, trong khi bảo vệ Trường Sa. Biết là các bạn ấy rất tạo điều kiện cho mình tìm hiểu, thu thập tư liệu về Chuyên đề Bảo vệ Trường Sa, thế nhưng do đã hẹn tham gia đoàn từ thiện, mang 140 suất quà tặng cho học sinh - giáo viên Trường Tiểu học Tà Té (xã Nong U, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên), nhân ngày khai giảng, nên đành lỗi hẹn.
Thôi thì, không tham gia được buổi gặp mặt, để có thêm nhiều thông tin, phục vụ công tác "giải ngố", "giác ngộ" về chủ quyền - biển đảo, mình cũng cung cấp một số hình ảnh trước và trong trận 14/3/1988 trên vùng biển Cô Lin - Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa).
Xem để càng thấm thía bài học: Đối phương đã chuẩn bị rất kỹ càng, chi tiết cho cuộc chiến và chiêu thức "bất ngờ ra tay" đã khiến chúng ta thiệt hại không nhỏ. Bài học này không chỉ diễn ra trong 1-2 lần, từ 1979 đến nay. Bài học này vẫn còn nguyên giá trị, ngay khi chúng ta đang tâm niệm: "Không để Tổ quốc bị bất ngờ".
Các hình ảnh đều ghi chú thích tiếng Tàu. Bạn nào rành tiếng Trung, rất mong dành thời gian dịch giúp chúng tôi những dòng chú thích, ghi trên mỗi tấm ảnh (Nguồn ảnh: tại đây)
---------------------------------------------------
Ngay với mình, chuyện "phổ cập" khái niệm CQ-88 và trận 14/3/1988 cho người khác là bình thường. Thậm chí đã có lần, phải chạy về nhà lấy quyển "Lịch sử Hải quân nhân dân Việt Nam" (do Cục Chính trị, Quâng chủng Hải quân phát hành), mang cho mấy ông anh, toàn cỡ Thượng tá, Đại tá xem để minh chứng và... quán triệt lại các lão.
Cá biệt, vài lần mình còn "giác ngộ" cho mấy ông anh cỡ lãnh đạo tỉnh, Ủy viên Trung ương, bởi ai cũng lắc đầu: "Mấy vụ này, hình như báo chí - tài liệu học tập ít nhắc tới, nhỉ?". Nghe và xem xong, mọi người thở dài: "Hồi năm 1988, đọc báo Nhân dân, thấy nói Trung Quốc đánh ta ở Trường Sa. Nhưng từ đó đến giờ, chả ai nhắc lại, thêm nhiều việc lớn, quên béng luôn!"...
Những hình ảnh mọi người xem trong Entry này, được thực hiện bởi một người lính Trung Quốc, đi trên tàu chiến đấu Trung Quốc. Dù căm hận những kẻ đã xả súng bắn vào những người lính Công binh Hải quân tay không tấc sắt, đang làm nhiệm vụ xây dựng đảo Gạc Ma, nhưng cá nhân mình, với tư cách người làm nghề ghi nhận, phản ánh mọi sự kiện, vẫn cảm ơn người lính - Phóng viên Trung Quốc đã quay phim - chụp ảnh ghi lại diễn biến trận đánh, nhìn từ phía Trung Quốc.
Nếu không có những thước phim, hình ảnh thế này, sẽ không thể kiếm được tư liệu để minh chứng việc bộ đội ta bị bắn giết, chủ quyền chúng ta bị chiếm đóng... Điều này rất quan trọng bởi thời điểm đó, ta đã bị bất ngờ, từ cấp Trung ương cho đến những người lính Công binh Hải quân đang vác đá trên đảo Gạc Ma, trước khi bị đạn nhọn Trung Quốc găm vào ngực, vẫn còn cười với... "tàu lạ" và khi trúng đạn, ngã xuống biển, mắt vẫn mở to, không tin là vừa bị bắn...
Sự bất ngờ này, hình như vẫn tồn tại đến tận giữa năm 2011 này, khi tàu Hải giám vũ trang Trung Quốc lao sâu vào vùng biển nước ta, cắt cáp thăm dò địa chấn, quấy nhiễu, ngăn cản hoạt động của tàu dân sự, thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tới vài lần liền.
Dĩ nhiên, những năm đầu của Thế kỷ 20 này, do khoa học kỹ thuật phát triển, nên chúng ta đã có máy ghi hình kỹ thuật số, điện thoại di động có chức năng quay phim - chụp ảnh và những tấm hình, đoạn Videoclip ghi lại bằng chứng tàu Hải giám vũ trang Trung Quốc xâm nhập trái phép, quấy nhiễu tàu ta, được các thủy thủ - nhân viên kỹ thuật nhà ta làm việc trên tàu, nhanh tay móc ra ghi lại, bằng những phương tiện cá nhân và ngay sau đó được nộp lại, để công chiếu, làm bằng chứng...
Trước tháng 9/2011, mình nhận được lời mời của các bạn trong Ban Điều hành Diễn đàn Hoàng Sa, tham gia cuộc gặp mặt những người lính Hải quân đã từng tham gia trận 14/3/1988 và người thân của một số Liệt sĩ, đã hy sinh trong ngày 14/3/1988, trong khi bảo vệ Trường Sa. Biết là các bạn ấy rất tạo điều kiện cho mình tìm hiểu, thu thập tư liệu về Chuyên đề Bảo vệ Trường Sa, thế nhưng do đã hẹn tham gia đoàn từ thiện, mang 140 suất quà tặng cho học sinh - giáo viên Trường Tiểu học Tà Té (xã Nong U, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên), nhân ngày khai giảng, nên đành lỗi hẹn.
Thôi thì, không tham gia được buổi gặp mặt, để có thêm nhiều thông tin, phục vụ công tác "giải ngố", "giác ngộ" về chủ quyền - biển đảo, mình cũng cung cấp một số hình ảnh trước và trong trận 14/3/1988 trên vùng biển Cô Lin - Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa).
Xem để càng thấm thía bài học: Đối phương đã chuẩn bị rất kỹ càng, chi tiết cho cuộc chiến và chiêu thức "bất ngờ ra tay" đã khiến chúng ta thiệt hại không nhỏ. Bài học này không chỉ diễn ra trong 1-2 lần, từ 1979 đến nay. Bài học này vẫn còn nguyên giá trị, ngay khi chúng ta đang tâm niệm: "Không để Tổ quốc bị bất ngờ".
Các hình ảnh đều ghi chú thích tiếng Tàu. Bạn nào rành tiếng Trung, rất mong dành thời gian dịch giúp chúng tôi những dòng chú thích, ghi trên mỗi tấm ảnh (Nguồn ảnh: tại đây)
---------------------------------------------------
Tóm tắt lời dịch của Trung Quốc (sau đây viết tắt là TQ): Phân đội Nam Hải hành quân xuống Trường Sa |
TQ: Chiếc 929 đóng vai trò soái hạm và hậu cần của phân đội Nam Hải trong CQ-88 |
TQ: Quân đội TQ rất hiếu chiến, luôn sẵn sàng chiến đấu (chuẩn bị đạn dược trên tàu 929) |
TQ: Pháo trên tàu TQ, binh lính TQ làm quen với cái nóng 40 độ C |
TQ: Tàu HQ-604 của Hải quân Việt Nam chở 120 binh sĩ, hoạt động ở vùng biển Nam Sa |
TQ: Ngày 13/3/1988, trước khi cuộc chiến diễn ra: Kết nạp Đảng trên tàu |
TQ: Lính đặc nhiệm TQ xem phim tuyên truyền "Việt Nam ăn cắp tài nguyên của TQ" |
TQ: Tàu vận tải HQ-504 đưa lực lượng vũ trang chiếm đóng Johnson South Reef và tiến hành các hoạt động xây dựng |
TQ: Hơn 40 binh lính Việt Nam từ tàu HQ-504 đổ bộ lên đảo Gạc Ma, thượng cờ Việt Nam |
TQ: Theo đúng quy định quân đội, phía Trung Quốc thả ca nô vào đảo |
TQ: Với một đội quân Đặc nhiệm Hải quân để trục xuất quân xâm lược (Việt Nam) |
TQ: Chính trị viên dùng lý lẽ để quân Việt Nam rút khỏi rạn san hô |
TQ: Lúc 8h47 sáng ngày 14/3/1988, binh lính Việt Nam bất ngờ nổ súng trên rạn san hô |
TQ: Chính ủy Xu ra lệnh "Mục tiêu tàu địch! Bắn!" |
TQ: Các khẩu pháo giận dữ nã đạn vào đối phương, ảnh: Súng phòng không trên tàu 531 nã đạn vào đối phương |
TQ: Hải quân TQ trong trận Hải chiến đã dùng pháo 100mm bắn vào tàu HQ-505 của Việt Nam |
TQ: Tàu đối phương trúng pháo hạng nặng, mất khả năng điều khiển, các binh sĩ nhảy xuống biển, thoát khỏi tàu |
TQ: Tàu địch chìm dần, chỉ còn phần cuối cùng của các cột. Con tàu với gần như 175 binh lính VN bị chết đuối |
TQ: Lúc 8h58 là sự im lặng của tàu địch (VN) với chỉ 9 người sống sót và sau đó bị bắt |
TQ: Tàu HQ-505 của Việt Nam, trong nỗ lực tấn công tàu 531 của TQ đã bị bắn trọng thương, cháy 3 ngày 3 đêm |
TQ: Chi Gua trở về với đất mẹ, lính Đặc nhiệm TQ cắm lá cờ đỏ |
TQ: Trận chiến kết thúc với chiến thắng, lính Đặc nhiệm TQ trở về tàu |
TQ: Hơn 200 sĩ quan và binh lính đón các thành viên Đặc nhiệm, chỉ có 1 người bị thương |
TQ: Người cao nhất trong các Đặc nhiệm là Du Xiang Hou đã xé bỏ cờ Việt Nam trên đảo |
TQ: Người ngồi hàng đầu, tay bị băng là Dương Chí Lượng, bị thương khi giành giật cờ http://maithanhhaiddk.blogspot.com/2011/08/tran-1431988-nhung-hinh-anh-tu-phia.html |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét