Nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy nạn hối lộ lũng đoạn giá cả dược phẩm
Nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy nạn hối lộ lũng đoạn giá cả dược phẩm
Nguồn: Ben Hirschler - Reuters
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
28.02.2012
Làm cách nào để đo lường nạn tham nhũng y tế? Nguyễn Tuấn Anh, một nhà nghiên cứu tại Đại học Y Dược Hà Nội, cho rằng việc chi trả không chính thức cho các bác sĩ là “yếu tố chủ yếu” trong việc tăng giá của những loại thuốc cũ hết hạn độc quyền vốn chiếm một thị phần lớn của ngành dược phẩm trong nhiều nền kinh tế đang phát triển.
Sau khi phỏng vấn những bác sĩ, các công ty dược, quan chức chính quyền và dược sĩ trong các bệnh viện công và tư, ông Tuấn kết luận trong một nghiên cứu vừa được xuất bản vào năm ngoái rằng khoảng 40% giá thuốc ở Việt Nam thường được dùng để hối lộ cho bác sĩ.
“Khi tôi nói với các đồng nghiệp tại vài quốc gia châu Á, họ nói tình hình của họ cũng tương tự,” ông cho Reuters biết.
Cuộc nghiên cứu của ông chia ra hai thành phần - hợp pháp và bất hợp pháp - đã góp phần vào giá cả dược phẩm ở Việt Nam, và phát hiện rằng từ 40 - 60% thành giá cuối cùng có thể đã được dùng để khuyến khích người kê toa sử dụng những loại thuốc cụ thể nào đấy, và để thuyết phục nhân viên thu mua trong các bệnh viện mua chúng. Phần lớn số tiền được chia cho các bác sĩ.
Nguyễn nói rằng vấn nạn này càng tồi tệ hơn đối với các loại thuốc hết hạn bản quyền (generic) do các công ty châu Á bán, mặc dù nghiên cứu của ông không nêu đích danh những công ty này. Ở Việt Nam giá cả những loại thuốc này đôi khi lại cao hơn cả thuốc gốc vì các công ty dược mua bán loại thuốc này phải bù đắp lại khoản tiền chi trả cho các bác sĩ.
Nhưng các công ty dược từ phương Tây cũng không thoát khỏi nạn này: đại diện các công ty dược đã cho Nguyễn biết rằng các bác sĩ thường đòi hỏi khoảng 15% tiền hoa hồng từ các nhà sản xuất thuốc châu Âu; tỉ lệ hoa hồng họ đòi hỏi từ các nhà sản xuất thuốc châu Á là 40%.
Nghiên cứu này, vốn đã được trình bày tại Hội thảo Phát triển Dược phẩm Quốc Tế tại Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng Mười năm ngoái, đã cho thấy các công ty đa quốc gia thường cấm đoán việc hối lộ, ít nhất là trên hình thức, mặc dù áp lực nhằm đạt được chỉ tiêu bán ra thường có nghĩa là các đại diện tảng lờ lệnh cấm này và đưa tiền hối lộ cho các bác sĩ.
Có lúc các công ty đa quốc gia lại chi trả cho những kỳ nghỉ sang trọng bậc nhất dù việc này vốn bị cấm đoán bởi luật chống lại quả của ngành bào chế thuốc ở Hoa Kỳ.
Các bác sĩ được thăm dò nói rằng họ lấy tiền hoặc hiện vật để bù đắp cho đồng lương thấp của mình, và tiền hoa hồng từ ngành bào chế dược phẩm thường trở thành nguồn thu nhập chính của một số bác sĩ, mặc kệ những bác sĩ uy tín kiên quyết giữ mình “trong sạch”.
Đây là tình trạng mà một nhà bán thuốc nước ngoài nói rằng đang làm đảo lộn cả hệ thống: “Giờ đây bác sĩ càng tồi lại càng có nhiều tiền. Thật quái gở.”
http://www.x-cafevn.org/node/3139
Dịch từ bài: Vietnam study finds bribes dominate medicine prices (Reuters)
Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ
28.02.2012
Làm cách nào để đo lường nạn tham nhũng y tế? Nguyễn Tuấn Anh, một nhà nghiên cứu tại Đại học Y Dược Hà Nội, cho rằng việc chi trả không chính thức cho các bác sĩ là “yếu tố chủ yếu” trong việc tăng giá của những loại thuốc cũ hết hạn độc quyền vốn chiếm một thị phần lớn của ngành dược phẩm trong nhiều nền kinh tế đang phát triển.
Sau khi phỏng vấn những bác sĩ, các công ty dược, quan chức chính quyền và dược sĩ trong các bệnh viện công và tư, ông Tuấn kết luận trong một nghiên cứu vừa được xuất bản vào năm ngoái rằng khoảng 40% giá thuốc ở Việt Nam thường được dùng để hối lộ cho bác sĩ.
“Khi tôi nói với các đồng nghiệp tại vài quốc gia châu Á, họ nói tình hình của họ cũng tương tự,” ông cho Reuters biết.
Cuộc nghiên cứu của ông chia ra hai thành phần - hợp pháp và bất hợp pháp - đã góp phần vào giá cả dược phẩm ở Việt Nam, và phát hiện rằng từ 40 - 60% thành giá cuối cùng có thể đã được dùng để khuyến khích người kê toa sử dụng những loại thuốc cụ thể nào đấy, và để thuyết phục nhân viên thu mua trong các bệnh viện mua chúng. Phần lớn số tiền được chia cho các bác sĩ.
Nguyễn nói rằng vấn nạn này càng tồi tệ hơn đối với các loại thuốc hết hạn bản quyền (generic) do các công ty châu Á bán, mặc dù nghiên cứu của ông không nêu đích danh những công ty này. Ở Việt Nam giá cả những loại thuốc này đôi khi lại cao hơn cả thuốc gốc vì các công ty dược mua bán loại thuốc này phải bù đắp lại khoản tiền chi trả cho các bác sĩ.
Nhưng các công ty dược từ phương Tây cũng không thoát khỏi nạn này: đại diện các công ty dược đã cho Nguyễn biết rằng các bác sĩ thường đòi hỏi khoảng 15% tiền hoa hồng từ các nhà sản xuất thuốc châu Âu; tỉ lệ hoa hồng họ đòi hỏi từ các nhà sản xuất thuốc châu Á là 40%.
Nghiên cứu này, vốn đã được trình bày tại Hội thảo Phát triển Dược phẩm Quốc Tế tại Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng Mười năm ngoái, đã cho thấy các công ty đa quốc gia thường cấm đoán việc hối lộ, ít nhất là trên hình thức, mặc dù áp lực nhằm đạt được chỉ tiêu bán ra thường có nghĩa là các đại diện tảng lờ lệnh cấm này và đưa tiền hối lộ cho các bác sĩ.
Có lúc các công ty đa quốc gia lại chi trả cho những kỳ nghỉ sang trọng bậc nhất dù việc này vốn bị cấm đoán bởi luật chống lại quả của ngành bào chế thuốc ở Hoa Kỳ.
Các bác sĩ được thăm dò nói rằng họ lấy tiền hoặc hiện vật để bù đắp cho đồng lương thấp của mình, và tiền hoa hồng từ ngành bào chế dược phẩm thường trở thành nguồn thu nhập chính của một số bác sĩ, mặc kệ những bác sĩ uy tín kiên quyết giữ mình “trong sạch”.
Đây là tình trạng mà một nhà bán thuốc nước ngoài nói rằng đang làm đảo lộn cả hệ thống: “Giờ đây bác sĩ càng tồi lại càng có nhiều tiền. Thật quái gở.”
http://www.x-cafevn.org/node/3139
Dịch từ bài: Vietnam study finds bribes dominate medicine prices (Reuters)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét