Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2011

VỰC QUÀNH MÙA ĐÔNG


Vực Quành mùa đông

Họa sĩ Trung Dũng từ TP. Hồ Chí Minh nói Cu đưa lên nhiều hình ảnh Vực Quành vì anh và cụ Liên có duyên nợ. Vực Quành mùa đông năm nay vắng bóng ông Liên. Nhà cửa vườn tược còn đó, những quang gánh còn đó, những hình xưa lối cũ của làng mạc mấy chục năm trước còn đò. Duy chỉ vắng người gầy dựng ra Vực Quành. Cụ Liên đã rời xa Vực Quành cả năm vì chữa bệnh hiểm nghèo. Đến Vực Quành vắng lạnh mùa đông. Thương một kiếp người dồn hết tâm trí cuộc đời.
Vỏ bom ở lối vào Vực Quành
Bom đạn một thời

Cuộc sống trong vỏ bom


 Giếng khơi bên giàn đổ

Cầu phao trên sông Vực Quành

Ngõ vào xóm xưa

Nhà hầm những năm chiến tranh

Chái nhà hiu quạnh mùa đông



Nón rơm của một thời

Giao thông hào xanh cỏ

Vườn xưa còn đó

Mùa đông ám ảnh mái nhà xưa

Góc nhà bám tràn màu quá khứ

Hà thứ-hiên nhà Vực Quành vắng người mô?

Tới căn nhà nhỏ lại nhớ ông Liên

Quang gánh còn đây người không thấy

Rương sập cất đầy mấy bồ thương

Đường xưa lối về quê cũ

Tường đất bên hoa cỏ thảo dã

Góc cửa sổ ngày xưa

Nhà tranh đã mục, cây cỏ đã leo giữa mùa vắng cố nhân

Góc trường mầm non xưa cũ ở Vực Quành, cô liêu

Cu Làng Cát
http://www.pagewash.com/nph-index.cgi/000010A/uggc:/=2fphynatpng.oybtfcbg.pbz/2011/12/ihp-dhnau-zhn-bat.ugzy#more

VỰC QUÀNH CÒN ĐÓ


Vực Quành còn đó người đã đi

Đoàn làm phim rời tây Trường Sơn về lại đông Trường Sơn qua Vực Quành làm ký sự. Vực Quành nằm ở tây Đồng Hới (Quảng Bình). Ngày xưa, chỉ dăm ba chục người bản địa biết Vực Quành, nhưng hôm nay một con người đã làm cho Vực Quành nổi tiến cả thế giới và chính con người này trong chiến tranh ít người biết đến thì cũng vì Vực Quanh mà cả thế giới đều biết. Thế nhưng sự đời, lại rất khổ. Nên ông ngâm ca dao cổ: “Quảng Bình là đất Ô Châu; ai mà tới đó quảy bầu về không”.
Ký sự ở Vực Quành

          Con ngõ vào Vực Quành từ đường lộ nhà nước tỉnh làm theo kiểu thu hút đầu tư đang cũ ra. Vực Quành tái hiện không gian làng xã Quảng Bình thời chiến tranh, đau khổ bởi bom đạn nhưng kiên gan anh hùng, giản dị nhưng giàu tính nhân văn.
Vực Quành mùa đông 2011

          Ông Nguyễn Xuân Liên, cán bộ y tế từ Hà Nội lăn lội trong chiến tranh ở núi rừng Trường Sơn tây Quảng Bình. Công tác khắp vùng tây huyện Bố Trạch, ông ám ảnh mãi tình cảm đậm đà của đồng bào anh em trong vùng. Hoà bình, trở về Hà Nội, ám ảnh mãi những hình ảnh trong chiến tranh của một miền quê nghèo khổ, ông muốn làm một điều gì đó, và Vực Quành ra đời. Ngày ấy, “gặp” được ông lần đầu tiên là một bài báo của nhà báo đàn anh Nguyễn Thế Thịnh. Sau đó tìm đến, một không gian làng xưa thật ấm cúng và đúng tầm của cái tâm một con người.
Nón rơm một thời nay chỉ còn ở Vực Quành

          Ông vào Đồng Hới ở nhiều năm, ông cháu gặp nhau cười nói lởi xởi, coi nhau như cha con. Gặp là tâm sự, gặp là cười tươi, bắt tay chắc nịch. Nhưng người ta càng ủng hộ ông bao nhiêu thì cán bộ địa chính địa phương cũng như một số cán bộ khác càng trù dập ông bấy nhiêu. Báo chí càng ủng hộ ông thì giới chức năng một số cơ quan lại đổ đốn ra hạch sách như ong tò vẽ.
          Ông mua đất của dân với giá trị đất lâm luật, tái hiện không gian văn hoá làng xưa trong chiến tranh, ngàn vạn người ủng hộ, du khách tìm đến, ông không bán vé, nhưng cán bộ thuế đến đòi thu thuế, ông không nộp được phải làm đơn kiến nghị.
Góc nhà xưa ở Vực Quành

Người ta đâm ông rằng, thu hút du khách thì phải lập công ty, ông nghe lời lập công ty, lập ra được công ty rồi sở thuế lại có cớ lấy thuế, ông lại làm tờ trình, giải lui, giải tới mãi rồi UBND tỉnh cho miễn thuế đất. Vậy mà thuế Đồng Hới vẫn có trát đòi hơn 300 triệu tiền thuế mỗi năm. Nói thật, với ông Liên, nếu ở Hà Nội giờ ông vẫn giàu, nhưng vào Quảng Bình, làm Vực Quành, ông hoàn toàn sạch trơn. Thuế lên xuống bao lần, chìa quyết định của UBND tỉnh do nguyên Phó Chủ tịch Nguyễn Đảng ký, càn bộ thuế lại bày trò khác, yêu cầu ông làm đơn xin miễn.
Góc nhà xưa lặng lẽ

          Kỳ lạ, UBND tỉnh đã có quyết định, cán bộ thuế còn bắt làm đơn xin miễn, ông vẫn làm, ổn được một năm. Nhưng năm nay, cán bộ thuế mới, trẻ nhăn, vẫn lên hạch ông thuế đất. Ông nhờ mình in bộ hồ sơ gửi email, vì có chuyện bận ngoài Hà Nội, gặp cán bộ thuế, mình thấy cu cậu láu cá, chắc muốn gì đó chứ chẳng muốn thuế. Nhưng ông Liên thẳng băng nên nó cứ làm khó, nói đơn xin năm ngoái không biết bỏ ở mô, làm lại, làm lại. Nghĩa là đơn xin trở lại.
          Trong làng báo đa phần ủng hộ ông, nhưng có tay phóng viên ở Hà Tĩnh vô doạ dẫm ông, đòi ông phải chung chi với cách vu lên cái không gian Vực Quành của ông là tụ điểm của ma tuý. Ông nổi đoá, nói một trận nhừ tử, nghe xong, tay này tái xanh tái xám mặt, xấu hổ rút lui.
Nhà tường đất trng Vực Quành

          Rồi đoàn làm phim Bến đò xưa lặng lẽ, đến làm việc, cư xử với ông như thể lính tráng, mượn Vực Quành làm phim trường, không biết làm kiểu gì mà giật sập của ông hai căn hầm, nhà cửa cũng chỉ đền một ít gọi là.
          Ở Quảng Bình, lập ra Vực Quành trên đất, ông cũng lập ra Vực Quành trên mạng bằng blog. Từng lên đó và gặp một câu của ông: “Tám năm để được gì mất gì”. Còn bây giờ, ông chua xót với câu ca dao cổ: “Quảng Bình là đất ô châu, ai mà tới đó quảy bầu về không”.
Vực Quành còn đó người đã quẫy bầu để đi?

          Nay trở lại tưởng gặp được ông, Vực Quành còn đó nhưng người đi xa. Những chum vại, những mái nhà tranh, những tường đất, những cối giã gạo vẫn còn, vẫn còn những nơm ná, những dần sàng ngày xưa trong dân gian ông cất công sưu tầm, nhưng nay ông đã đi xa Vực Quành mấy tháng không trở lại.
Cách quan liêu, cửa quyền đã làm cho ông mệt mỏi thốt lên: “Tám năm để được gì mất gì”. Ông làm là làm vì cái chung, nhưng cư xử với ông là lối cá nhân dã man của một số tay làm tiền quái đản. Một con người có tâm, ám ảnh Quảng Bình mà phải thốt lên câu ca dao cổ đó, thì người Quảng Bình phải suy ngẫm thật nhiều. Ông như chuyến đò lặng lẽ chèo đi, rời bến xưa với lời ngâm chua chát.
Cu Làng Cát